Người bị tiểu đường có tăng cân không và cách kiểm soát?

Người bị tiểu đường có tăng cân không và cách kiểm soát?

Người bị tiểu đường có tăng cân không và cách kiểm soát?

Người mắc bệnh tiểu đường loại 2 thường cảm thấy khó khăn khi kiểm soát cân nặng. Tình trạng thừa cân hay béo phì lại khiến bệnh nghiêm trọng hơn. Vậy, người bị tiểu đường có tăng cân không và làm sao để kiểm soát?

Bạn đang đọc: Người bị tiểu đường có tăng cân không và cách kiểm soát?

Bạn sẽ bất ngờ khi biết thừa cân hoặc béo phì làm tăng nguy cơ xảy ra các biến chứng liên quan đến tiểu đường hoặc ngược lại, người tiểu đường sẽ dễ bị thừa cân và béo phì hơn. Bạn nên giảm cân bằng thói quen ăn uống lành mạnh và tập thể dục nhằm kiểm soát đường huyết và giảm nguy cơ biến chứng, cũng như nhiều vấn đề về sức khỏe khác. Tuy nhiên, nhiều lúc tiểu đường loại 2 tác động đến cân nặng một cách thầm lặng mà bạn không hề hay biết.

Bệnh tiểu đường có tăng cân không? Câu trả lời là và sau đây là 7 yếu tố góp phần làm bệnh nhân tiểu đường loại 2 (tiểu đường tuýp 2) khó đạt được cân nặng như mong muốn:

1. Người tiểu đường loại 2 dễ bị cảm xúc lấn át

Người bị tiểu đường có tăng cân không và cách kiểm soát?

Tiểu đường có tăng cân không nếu để cảm xúc lấn át? Tất nhiên là . Nếu bạn thừa cân hoặc béo phì, viễn cảnh phải giảm cân rồi duy trì cân nặng lý tưởng có thể làm bạn nản chí và muốn bỏ cuộc.

Biện pháp khắc phục:  Tuy nhiên, bạn cần phải quyết tâm và cố gắng mỗi ngày. Bạn có thể bắt đầu bằng việc lựa chọn thực phẩm lành mạnh vào buổi sáng, bổ sung các loại thực phẩm tốt vào buổi trưa, tiếp theo là buổi chiều sau giờ làm việc, bữa tối và cứ thế tiếp tục.

Bạn nên thực hiện điều này mỗi ngày và cố gắng biến thành một thói quen. Điều khó khăn nhất trong hành trình giảm cân chính là duy trì chế độ ăn uống lành mạnh.

2. Tiểu đường có tăng cân không nếu ngủ không đủ giấc?

Người bị tiểu đường có tăng cân không và cách kiểm soát?

Tình trạng thiếu ngủ không chỉ dẫn đến kháng insulin mà còn tàn phá các hormone liên quan đến cân nặng. Khi bạn ngủ không đủ giấc, cơ thể làm tăng ghrelin (hormone kích thích ăn ngon) và giảm leptin (chất hạn chế thèm ăn).

Một vấn đề khác gây ảnh hưởng rất lớn đến cân nặng của bạn là thức khuya cũng như lựa chọn các thức ăn vặt ban đêm chứa nhiều muối, giàu calorie và tinh bột. Theo một khảo sát được công bố, thức ăn chứa nhiều tinh bột không phải là lựa chọn tốt nhất cho việc cân bằng đường huyết hay giảm cân (hoặc duy trì cân nặng).

Biện pháp khắc phục: Bạn cần đặt mục tiêu có giấc ngủ ngon khoảng 7-9 tiếng mỗi đêm và lựa chọn thức ăn nhẹ lành mạnh cho bữa đêm.

3. Người tiểu đường loại 2 thường xuyên bỏ bữa

Người bị tiểu đường có tăng cân không và cách kiểm soát?

Ngoài thói quen bỏ bữa sáng, nếu bạn bỏ qua cả bữa trưa hay bữa tối thì cũng có thể gây hạ đường huyết đột ngột. Đây cũng là vấn đề của hầu hết những người đang trong quá trình chữa trị tiểu đường loại 2 mà không có kiến thức tốt về vấn đề kiêng cữ cũng như do quá bận rộn công việc mà không có thời gian thu xếp ăn uống hợp lý. Tiểu đường có tăng cân không nếu bỏ bữa? Cơ thể trải qua một quãng thời gian dài không ăn uống sẽ dẫn đến rối loạn insulin và glucose, làm bạn dễ tăng cân hơn.

Do khoảng cách giữa các bữa ăn quá xa nên những người mắc bệnh tiểu đường sẽ không thể chống chọi được. Nếu không khắc phục kịp thời tình trạng này, bạn còn có thể gặp phải hiện tượng lú lẫn, đãng trí, ngất xỉu… thậm chí nặng hơn là co giật, tử vong.

Biện pháp khắc phục: Bạn cần kết hợp đồ ăn nhẹ dành cho người tiểu đường vào khẩu phần ăn và cố gắng không bỏ bữa.

4. Người tiểu đường loại 2 ăn quá nhiều

Tìm hiểu thêm: Vì sao nam giới phải giả vờ “lên đỉnh” khi quan hệ?

Người bị tiểu đường có tăng cân không và cách kiểm soát?

Các loại thực phẩm tốt cho sức khỏe là nền tảng cơ bản của một chế độ ăn uống hợp lý cho người tiểu đường, nhưng việc kiểm soát khẩu phần và số lượng cũng quan trọng. Nhiều người bệnh đang đánh đồng giữa việc ăn để khỏe mạnh với việc ăn không kiểm soát. Có nhiều người chọn thực phẩm rất tốt, như các loại hạt, dầu oliu, quả bơ, nhưng không nhận ra rằng chúng quá nhiều năng lượng, từ đó dẫn đến tiểu đường tăng cân.

Biện pháp khắc phục: Bạn nên ăn các loại thực phẩm tốt cho sức khỏe, nhưng có định lượng khẩu phần hợp lý.

5. Tiểu đường có tăng cân không nếu chế biến protein không đúng phương pháp?

Người bị tiểu đường có tăng cân không và cách kiểm soát?

Nguồn protein từ thịt bò hay gia cầm không ảnh hưởng đến đường huyết, nhưng nó có tác động đến cholesterol và vòng eo của bạn. Protein từ thịt nạc tốt hơn cho việc giảm cân và chúng được khuyến nghị như một phần của chế độ ăn uống cho bệnh tiểu đường loại 2, nhưng khâu chuẩn bị cũng rất quan trọng. Thói quen chiên xào với bơ hoặc dầu quá nhiều có thể phá hỏng chế độ ăn kiêng giảm cân và gây tăng cân.

Biện pháp khắc phục: Bạn nên rán ít dầu và nên sử dụng dầu oliu. Thay vì chiên thịt nạc, bạn hãy nướng hoặc xào chúng.

6. Người tiểu đường loại 2 không chọn kỹ món ăn

Người bị tiểu đường có tăng cân không và cách kiểm soát?

Tiểu đường có tăng cân không? Những bữa ăn nhẹ lành mạnh được khuyến khích trong chế độ dinh dưỡng dành cho bệnh nhân tiểu đường, nhưng nếu không chọn kỹ món ăn có thể dẫn đến tăng cân và thừa calories.

Nếu giảm bớt 100 calo/ngày, bạn có thể giảm được 4,5 kg trong 1 năm. Nếu bạn là một người hay bị đãng trí, hãy lên lịch và chuẩn bị cho những buổi ăn nhẹ. Chẳng hạn như bạn đừng đi đến nhà bếp (nơi bạn biết sẽ có bánh vào buổi sáng) mà đi dạo theo một hướng khác hoặc pha cho mình một tách trà thảo mộc.

Biện pháp khắc phục: Bạn cần lưu tâm đến món ăn cho những bữa ăn nhẹ, thay thế các bữa ăn thiếu kiểm soát thành bữa ăn lành mạnh.

7. Người tiểu đường loại 2 ăn nhiều sau khi tập

Người bị tiểu đường có tăng cân không và cách kiểm soát?

>>>>>Xem thêm: Giải đáp: Ở trong nhà có nên bôi kem chống nắng và tại sao?

Mục tiêu quản lý tốt tiểu đường nghĩa là kiểm soát mức đường huyết bằng cách giữ cân bằng giữa việc ăn uống với hoạt động thể dục. Có nhiều cách để bạn cân bằng lượng đường trong máu. Ví dụ, nếu bạn muốn dùng bánh quy hoặc bánh ngọt để tráng miệng, hãy dùng các món tráng miệng không có tinh bột và ít đường. Nhưng nếu mục tiêu của bạn là giảm calo và giảm cân, thì món tráng miệng không nhất thiết là lựa chọn tốt nhất. Bởi lẽ, những buổi tập khó có thể tiêu hao lượng calo trong món tráng miệng.

Biện pháp khắc phục: Bạn có thể tập luyện nhưng kiềm chế không ăn món tráng miệng. Hãy cố gắng thỏa mãn chứng thèm đồ ngọt bằng các thực phẩm ít hoặc không có calo.

Tiểu đường có tăng cân không còn tùy thuộc vào ý thức của chính bệnh nhân. Việc khắc phục những yếu tố ảnh hưởng tiêu cực đến cân nặng vừa nêu trên sẽ giúp cải thiện sức khỏe và góp phần vào việc điều trị tiểu đường loại 2 thành công. Nếu bạn vẫn còn gặp khó khăn trong việc giảm cân hoặc duy trì cân nặng khỏe mạnh, hãy chia sẻ với bác sĩ hoặc các chuyên gia dinh dưỡng để nhận được sự trợ giúp phù hợp.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *