Người cao huyết áp uống rượu ớt có hết không?

Người cao huyết áp uống rượu ớt có hết không?

Người cao huyết áp uống rượu ớt có hết không?

Thời gian gần đây, nhiều người truyền tai nhau về mẹo sử dụng rượu ớt để điều trị tăng huyết áp. Vậy, người cao huyết áp uống rượu ớt có hết không? Thực hư về hiệu quả của phương pháp này như thế nào? Mời bạn cùng tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây.

Bạn đang đọc: Người cao huyết áp uống rượu ớt có hết không?

Ảnh hưởng của rượu và ớt đến huyết áp

Trước khi kết luận người cao huyết áp uống rượu ớt có hết không, hãy cùng tìm hiểu về tác động của rượu và ớt đến huyết áp nhé!

Người cao huyết áp uống rượu ớt có hết không?

Sau khi uống rượu huyết áp tăng hay giảm?

Uống quá nhiều rượu có thể làm tăng huyết áp đến mức gây hại cho cơ thể. Uống trên 3 ly rượu cùng một lúc sẽ tạm thời làm tăng huyết áp (cấp tính). Uống rượu say nhiều lần có thể dẫn đến tăng huyết áp lâu dài (mạn tính). Trong đó, các mức độ uống rượu được định nghĩa như sau:

  • Uống rượu say là 4 ly trở lên trong vòng 2 giờ đối với phụ nữ và 5 ly trở lên trong vòng 2 giờ đối với nam giới
  • Uống vừa phải là tối đa 1 ly mỗi ngày đối với phụ nữ và 2 ly mỗi ngày đối với nam giới
  • Uống quá nhiều là hơn 3 ly mỗi ngày đối với phụ nữ và 4 ly đối với nam giới.

Những người nghiện rượu nặng khi cắt giảm lượng rượu xuống, chỉ uống vừa phải có thể giúp làm giảm chỉ số huyết áp tâm thu khoảng 5.5 mmHg và chỉ số tâm trương khoảng 4 mmHg.

Nhiều người truyền tai nhau rằng rượu vang đỏ tốt cho tim mạch nhưng thật ra các nghiên cứu lại cho thấy hiệu quả đến từ các yếu tố lối sống khác chứ không phải do rượu vang đỏ.

Ăn ớt có tăng huyết áp không?

Từ lâu, thức ăn cay đã được chứng minh có lợi cho sức khỏe tim mạch. Trên một nghiên cứu ở khu vực Tứ Xuyên – Trung Quốc, thức ăn cay có thể làm giảm huyết áp tâm thu và tâm trương, đặc biệt với phụ nữ có ít yếu tố nguy cơ. Tuy nhiên, ở nam giới, huyết áp tâm trương lại tăng. 

Một nghiên cứu khác cho thấy chất capsaicin trong ớt giúp giảm huyết áp. 

Những điều này mở ra hi vọng về việc sử dụng ớt hoặc chiết xuất từ ớt trong kiểm soát tăng huyết áp, nhưng vẫn cần nhiều nghiên cứu hơn nữa.

Người cao huyết áp uống rượu ớt có hết không?

Tìm hiểu thêm: Cách xử lý khi bà bầu bị viêm ruột thừa

Người cao huyết áp uống rượu ớt có hết không?

>>>>>Xem thêm: Xóa xăm: Phương pháp nào hiệu quả cho bạn?

Thật đáng tiếc, câu trả lời là KHÔNG. Dù có uống rượu ớt, rượu tỏi hay kể cả thuốc hạ huyết áp thì bệnh không thể khỏi hoàn toàn được. Chỉ trừ những trường hợp tăng huyết áp thứ phát (ít gặp), tức là huyết áp tăng do một bệnh lý hoặc vấn đề sức khỏe khác, thì sẽ hết sau khi nguyên nhân được điều trị dứt điểm.

Bạn cần hiểu rằng tăng huyết áp là một bệnh lý mạn tính, kiểm soát được nhưng không chữa khỏi được. Có người chỉ cần thay đổi lối sống là đã đủ để kiểm soát bệnh, nhưng cũng có người phải dùng thêm thuốc huyết áp do bác sĩ chỉ định. Nhiều trường hợp bệnh nhân có thể giữ chỉ số huyết áp ở mức bình thường trong suốt một thời gian dài, cũng không gặp phải bất kỳ triệu chứng khác thường nào so với người khỏe mạnh. Tuy nhiên, nếu không điều trị thì huyết áp sẽ tăng cao và dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm, thậm chí đe dọa tính mạng.

Bạn có thể quan tâm:

Bên cạnh vấn đề người cao huyết áp uống rượu ớt có hết không, bạn nên lưu ý đến những khía cạnh dưới đây để cân nhắc việc sử dụng rượu ớt.

  • Người bị cao huyết áp được khuyên tránh uống rượu hoặc chỉ uống ở mức độ vừa phải. Do đó, nếu muốn sử dụng rượu ớt, bạn nên nhớ mức khuyên dùng của rượu là tối đa 1 ly mỗi ngày với phụ nữ và tối đa 2 ly mỗi ngày với nam giới (1 ly = 44 ml rượu 80 độ, 148 ml rượu vang hoặc 355 ml bia).
  • Cả rượu và ớt đều gây kích ứng dạ dày, hãy lưu ý không nên dùng nếu bạn đang bị viêm loét dạ dày nhé!
  • Rượu có thể gây dư thừa calo, dẫn đến việc tăng cân. Tăng cân cũng là một yếu tố làm tăng nguy cơ huyết áp cao.
  • Rượu còn tương tác với một số loại thuốc huyết áp, ảnh hưởng đến nồng độ thuốc trong cơ thể hoặc làm tăng tác dụng phụ.
  • Tóm lại, người cao huyết áp uống rượu ớt có hết không thì câu trả lời là không. Điều bạn cần làm là thay đổi lối sống và dùng thuốc nếu được bác sĩ chỉ định. Hãy đo huyết áp hằng ngày, thăm khám sức khỏe định kỳ thường xuyên và báo cho bác sĩ ngay khi có dấu hiệu bất thường, cũng như luôn hỏi bác sĩ nếu muốn sử dụng thêm phương pháp điều trị khác.

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *