Người cao tuổi rất dễ rơi vào trạng thái cô đơn và cảm thấy bị cô lập với xã hội. Điều này có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe tinh thần và thể chất của họ. Tuy nhiên, vẫn có cách để giúp những người già cô đơn vượt qua sự tự ti, mặc cảm.
Bạn đang đọc: Người già cô đơn: Thấu hiểu nỗi buồn và cách vượt qua
Điều quan trọng nhất là người trẻ hãy cùng đồng hành giúp ông bà vượt qua tuổi già cô đơn. Để ông bà cảm thấy rằng cuộc đời này vẫn còn đáng sống với vô vàn những ý nghĩa tươi đẹp.
Nội Dung
Những nguyên nhân phổ biến khiến người già cô đơn
Lão hóa mang lại nhiều thay đổi có thể khiến cuộc sống của những người cao tuổi trở nên cô đơn hơn bao giờ hết. Một trong những vấn đề lớn nhất với người cao niên là các vòng tròn kết nối xã hội của họ dần bị thu hẹp khi năm tháng trôi qua.
- Nghiên cứu 2019 đã chỉ ra rằng có rất nhiều người già neo đơn cảm thấy bị cách ly với xã hội. Xuất phát từ việc lâu ngày không giao tiếp với bạn bè, hàng xóm hoặc các thành viên trong gia đình.
- Ngoài ra, dựa theo một nghiên cứu khác năm 2014, đa số họ cảm thấy bị cô lập do nhiều nguyên nhân như: họ trở nên yếu đi, đi đứng khó khăn, không còn có “tiếng nói” trong gia đình, nghỉ hưu, mất đi người thân/ bạn bè, phụ thuộc vào con cái, người thân/ bạn bè chuyển đi nơi khác sinh sống…
Dù nguyên nhân là gì đi chăng nữa, vấn đề người già cô đơn, dễ bị tổn thương về mặt tâm lý. Việc này có thể dẫn đến trầm cảm ở người già, khiến họ suy giảm nghiêm trọng về sức khỏe tinh thần cũng như thể chất.
>>> Bạn có thể quan tâm: Người già ngủ nhiều có đáng báo động? Đâu là biện pháp khắc phục?
Hậu quả khi người già cô đơn, thiếu sự quan tâm từ xã hội
Cô đơn ở người già là cảm giác ở một mình, thiếu sự kết nối với xã hội, cho dù họ có được tương tác với xã hội hay không.
Dựa theo nghiên cứu từ Viện Quốc gia về Lão hóa (NIA), cảm giác bị cô lập xã hội có thể làm tăng nguy cơ tử vong sớm ở người già.
Ngoài ra, điều này có mức độ rủi ro ngang bằng với hút thuốc, béo phì và lười vận động ở người cao niên. Thậm chí, theo một nghiên cứu được công bố năm 2007, cô đơn ở những người cao tuổi có thể làm tăng nguy cơ sa sút trí tuệ – Alzheimer lên đến 50%.
Ngoài ra, người già cô đơn còn dễ bị trầm cảm, có cảm giác muốn tự tử và thường tăng gấp 4 lần nguy cơ tử vong ở những bệnh nhân bị suy tim.
Cô đơn còn được cho là “thủ phạm vô hình” khiến người cao tuổi gặp tình trạng căng thẳng mãn tính. Theo nghiên cứu năm 2015, cô đơn ở người già còn làm tăng mức độ hormone căng thẳng và làm suy giảm phản ứng miễn dịch. Các nhà khoa học sẽ lấy mẫu máu từ những người tham gia nghiên cứu để theo dõi hoạt động của các gene liên quan đến khả năng miễn dịch và nồng độ của hormone norepinephrine.
Cole, một nhà nghiên cứu bộ gen tại Đại học California, Los Angeles nhận thấy rằng: Khi một người cao tuổi cảm thấy cô đơn, họ thường có nồng độ norepinephrine di chuyển trong máu cao hơn đáng kể. Điều đó có thể giải thích tất cả những thay đổi miễn dịch khác xảy ra khi người già trở nên ít giao tiếp với xã hội hơn.
Cách giúp người già lạc quan, sống một cuộc đời ý nghĩa
1. Mời bạn bè đến nhà
Nếu cảm thấy thất vọng và cô đơn khi đến tuổi “xế chiều”, bạn có thể lên kế hoạch tổ chức và gặp gỡ những người bạn cũ lâu năm. Hoặc đơn giản là mời hàng xóm đến nhà dùng cơm, thưởng trà, trò chuyện. Đây sẽ là thời điểm lý tưởng đế giúp tất cả mọi người ôn lại kỷ niệm năm xưa. Tuổi già cô đơn sẽ không còn là vấn đề khi mọi người hỏi han tình hình sức khỏe lẫn nhau.
Bí quyết vượt qua nỗi cô đơn của người già
Kết nối và chia sẻ những tâm tư với người bạn đồng trang lứa sẽ giúp bạn trở nên đồng cảm và thấu hiểu hơn cuộc sống của mỗi người. Dần dần, bạn nhận thức được rằng vẫn còn rất nhiều những người đồng cảnh ngộ như mình cũng có khao khát và mong muốn được san sẻ tâm tư và lắng nghe.
2. Học cách sử dụng cập nhật các thiết bị công nghệ
Để cải thiện tình trạng người già cô đơn, bạn nên trang bị cho mình những kiến thức căn bản để sử dụng thiết bị điện tử.
Nếu bạn bè và gia đình của bạn sống ở xa, cách tốt nhất để giữ liên lạc là cần phải thông qua sử dụng điện thoại di động hoặc máy vi tính. Nếu bạn không biết cách sử dụng, bạn có thể nhờ con cháu trong gia đình cài đặt tài khoản trên mạng xã hội để để tiện liên lạc với nhau.
Bên cạnh các lợi ích trên, bạn sẽ không còn cảm thấy cô độc hay chán nản nếu biết cách lướt web để xem các video hài hước hay nghe những bản nhạc ưa thích… giúp bạn cảm thấy thư giãn và hoài niệm khi nhớ về một thời tuổi trẻ đã qua.
3. Tham gia vào các hoạt động địa phương cho người cao tuổi
Tùy thuộc vào khu vực địa phương mà bạn đang sinh sống, sẽ có nhiều hoạt động dành cho người cao tuổi. Bạn có thể tham gia: câu lạc bộ ca hát, trồng cây, nuôi cá cảnh, vẽ tranh, đọc sách, tham gia các hoạt động tín ngưỡng tôn giáo,… Thông qua các hoạt động này, rất có khả năng sẽ giúp bạn mở rộng được nhiều mối quan hệ khác bằng cách kết giao, chia sẻ những kinh nghiệm và sở thích với những người cùng tuổi.
Tìm hiểu thêm: Những mốc phát triển của trẻ 11 tuổi ba mẹ cần biết!
Điều quan trọng là bạn sẽ không cảm thấy mình là một người già cô đơn vì bạn đã thuộc về một hội nhóm hay cộng đồng xã hội nào đó. Ngoài ra, xung quanh bạn có rất nhiều người trạc tuổi có chung những đam mê, sở trường hệt như bạn. Chắc hẳn cả đôi bên sẽ có nhiều điểm tương đồng để trò chuyện đấy!
>>> Bạn có thể quan tâm: Phát huy vai trò của người cao tuổi trong gia đình, cộng đồng
4. Học hỏi nhiều điều mới để vượt qua tuổi già cô đơn
Không bao giờ là quá trễ để bắt đầu học một thứ gì đó mới mẻ. Những người cao tuổi nên thử sức với nhiều lĩnh vực mới, những điều dang dở mà khi còn trẻ mà bạn chưa có cơ hội khám phá. Cụ thể, bạn có thể tham gia các lớp học giáo dục dành cho người cao tuổi. Việc này không những giúp bạn dễ dàng vượt qua nỗi cô đơn, mà còn đem lại cho bạn tri thức để theo đuổi đam mê thời niên thiếu.
Bí quyết thoát khỏi nỗi cô đơn của người già
Học một ngôn ngữ mới hay chơi các loại nhạc cụ yêu thích,… tất cả những điều này đều có thể thành hiện thực nếu bạn tin rằng bạn có thể làm được. Sau khi học xong, bạn có thể dành thời gian ở lại sau giờ học để chia sẻ những kiến thức mà bạn đã đúc kết qua buổi học với các học viên khác.
5. Tham gia các trò chơi vận động trí não/ thể chất dành cho người cao tuổi
Tham gia trò chơi có thể là một cách tuyệt vời để kết nối với những người khác. Để xua tan đi cảm giác người già cô đơn, các trò chơi như đánh cờ tướng, xếp hình hay giải đố… sẽ giúp bạn rèn luyện trí não và tăng cường gắn kết các mối quan hệ thêm bền vững hơn.
Bên cạnh đó, tham gia các hoạt động thể chất cùng với bạn đồng trang lứa sẽ thúc đẩy động lực và quyết tâm rèn luyện sức khỏe dài lâu. Bạn sẽ không còn cảm thấy chán nản hay cô đơn vì phải lẻ loi tập một mình. Tập thể dục cùng bạn bè không chỉ giúp bạn cải thiện sức khỏe đáng kể. Đồng thời, giúp hạn chế nguy cơ mắc các bệnh tim mạch ở người già, mà còn mở rộng các mối quan hệ thân thiết với bạn bè hay đồng nghiệp lâu năm.
>>> Bạn có thể quan tâm: 11 bí quyết giúp bạn an hưởng tuổi già trọn vẹn nhất
>>> Bạn có thể quan tâm: Hướng dẫn và lưu ý phải biết khi tập thể dục sau tuổi 50
Vai trò của người thân để giúp đỡ người già cô đơn
Chúng ta có thể dễ dàng bắt gặp hình ảnh người già cô đơn, quanh quẩn với 4 bức tường trong chính ngôi nhà của mình. Để điều đó không xảy ra, bạn nên cải thiện điều này bằng cách:
- Thường xuyên ghé thăm. Để cải thiện tâm trạng buồn tủi, cô đơn ở người cao niên, người thân nên đều đặn ghé thăm. Để giúp các cụ vượt qua tuổi già cô đơn, bạn hãy dẫn thêm con cháu về để cùng chung vui. Sự tập hợp đầy đủ các thành viên trong gia đình không chỉ giúp người già cảm thấy bớt lạc lõng. Tích cực hơn, đây còn là thời điểm “vàng” để cho bạn quan sát diễn biến tình hình sức khỏe của họ như thế nào.
- Nuôi thú cưng. Nuôi thú cưng sẽ là một “liệu pháp” cải thiện tâm lý rất lý tưởng dành cho người cao tuổi. Bạn có thể thuyết phục các đấng sinh thành nhận nuôi chó, mèo,… để giúp họ thư giãn, cảm thấy bớt cô đơn khi được thú cưng “bầu bạn” trong những năm tháng về già. Tuy nhiên, bạn cũng nên chú ý cần phải dựa vào tình hình sức khỏe, tài chính cá nhân và tính cách của người lớn tuổi trước khi chọn một vật nuôi bất kỳ nào cho họ nhé!
>>>>>Xem thêm: Chi tiết lịch tiêm chủng vacxin 6 trong 1 cho bé
- Chia sẻ và lắng nghe. Thông thường, người già cô đơn có khuynh hướng ít nói và ngại chia sẻ với người khác. Để tháo gỡ nguồn gốc vấn đề, các thành viên trong gia đình có thể tạo ra sự khác biệt bằng cách trò chuyện để hỗ trợ và thúc đẩy tinh thần cho họ. Lắng nghe, hỗ trợ về mặt cảm xúc và đưa ra những lời khuyên chân thật có thể giúp người cao tuổi hàn gắn và chữa lành vết thương sâu bên trong họ.
- Điều trị, trị liệu tâm lý. Nếu người cao tuổi vừa trải qua biến cố như mất đi người vợ/ chồng, bạn có thể tìm kiếm sự hỗ trợ chuyên nghiệp từ các liệu pháp vật lý trị liệu, hoặc sử dụng thuốc theo yêu cầu từ bác sĩ tâm thần nếu tình trạng kéo dài và không có dấu hiệu thuyên giảm.
>>> Bạn có thể quan tâm: 8 bí quyết chăm sóc người cao tuổi ngay cả khi bạn bận rộn
Nỗi cô đơn của người già thường bị xem nhẹ và được cho là điều hiển nhiên mà bất kỳ người cao tuổi nào cũng gặp phải. Song nếu biết giữ vững tinh thần lạc quan và tự tạo cho mình những niềm vui đơn giản trong cuộc sống, bạn sẽ biết cách dễ dàng vượt qua nỗi cô đơn này. Con cháu nên là “bờ vai tinh thần” vững chắc cho người già nương tựa, giúp họ 1 phần nào đó nguôi ngoai đi sự tổn thương, cô độc ở tuổi “xế chiều”.