Nhiều quan điểm cho rằng đường và mật ong là những thực phẩm chứa nhiều đường, không nên có mặt trong chế độ ăn cho người bị tiểu đường. Tuy nhiên, tùy vào loại đồ ngọt sẽ có cách tác động đến lượng đường trong máu khác nhau. Vậy bạn đã thực sự hiểu rõ mối quan hệ giữa mật ong và bệnh tiểu đường chưa? Liệu người tiểu đường có uống được mật ong khôNG?
Bạn đang đọc: Người tiểu đường có uống được mật ong không?
Đối với những người mắc bệnh tiểu đường, việc duy trì mức đường huyết là rất quan trọng. Nếu bạn kiểm soát tốt mức đường trong máu sẽ giúp ngăn ngừa hoặc làm chậm các biến chứng của bệnh tiểu đường, chẳng hạn như tổn thương thần kinh, mắt hoặc thận.
Bạn có biết rằng những loại đường, gồm đường trắng và mật ong, nằm đầu trong danh sách những thực phẩm làm mức đường trong máu tăng mạnh sau khi ăn? Tuy nhiên, liệu mật ong và những loại đồ ngọt đều có tác động giống nhau đến mức đường huyết? Và liệu tiểu đường có uống được mật ong không, hay uống mật ong có bị tiểu đường không? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc này.
Nội Dung
Những lợi ích sức khỏe của mật ong
Theo một nghiên cứu, mật ong có rất nhiều lợi ích tiềm năng đối với sức khỏe. Với hơn 200 thành phần khác nhau, trong đó thành phần chính là fructose, glucose và nước, mật ong được sử dụng từ lâu đời trong việc điều trị bệnh và bồi bổ sức khỏe. Nhiều nghiên cứu ngày nay đã giải thích phần lớn tác dụng chữa bệnh của mật ong như chống oxy hóa, bảo vệ gan, bảo vệ tim mạch, kháng khuẩn, chống viêm, kháng khối u.
Một số nhà nghiên cứu cũng xem xét việc mật ong có thể kiểm soát lượng đường trong máu hay không. Đã có bằng chứng cho thấy lợi ích của mật ong với bệnh tiểu đường, đó là làm giảm đáng kể mức độ đường huyết, tăng đồng độ insulin, bảo vệ tuyến tụy và hỗ trợ chữa lành vết thương ở người bệnh.
Ngoài ra, mật ong và bệnh tiểu đường còn có mối liên hệ khác. Đó là khi thường xuyên sẽ mang lại lợi ích đối với việc giảm cân nặng và lượng lipid máu ở những người bị tiểu đường.
Những tác động của đường, mật ong và bệnh tiểu đường
Tìm hiểu thêm: Bệnh chàm là gì? 7 loại bệnh chàm và những điều bạn nên biết
Cơ thể sẽ chuyển hóa thức ăn thành glucose, được dùng để tạo năng lượng cho các hoạt động. Đường huyết chính là hàm lượng glucose có trong máu.
Đường cát có chứa 50% glucose và 50% fructose. Trong khi mật ong chỉ có 30% glucose và hơn 40% fructose. Nó chứa các loại đường khác và các nguyên tố vi lượng. Mật ong có chỉ số glycemic thấp hơn so với đường cát, nhưng lại có nhiều calo hơn. Một thìa mật ong có 68 calo, trong khi 1 thìa súp đường chỉ chứa 49 calo.
Hai lý do trên giúp giải thích cho việc những ảnh hưởng của mật ong lên mức đường huyết thường tích cực hơn so với đường cát. Theo một nghiên cứu, 75g mật ong sẽ làm tăng lượng đường huyết và insulin trong 2 giờ đầu, nhưng thấp hơn nhiều so với 75g đường cát.
Mật ong cũng làm tăng insulin – hormone có nhiệm vụ đưa đường glucose đi tiêu thụ, vì vậy nên chỉ sau 60 phút dùng mật ong, mức đường huyết thường giảm nhanh.
Thử nghiệm trên về mức tác động của mật ong ở những người bị tiểu đường tuýp 2 và người khỏe mạnh đều cho kết quả tương tự.
Đối với bệnh nhân tiểu đường tuýp 1, những tác động của mật ong đối với lượng đường huyết cũng thấp hơn những loại đường ăn thông thường.
Tuy nhiên, mối liên hệ giữa mật ong và bệnh tiểu đường vẫn còn cần thêm nghiên cứu rộng rãi hơn trên người.
Người bị tiểu đường có uống được mật ong không?
>>>>>Xem thêm: Thuốc bôi trị mụn sinh dục: Chọn loại nào mới phù hợp?
Nếu bạn đang thừa cân (béo phì) và không thể kiểm soát bệnh tiểu đường, bạn không nên dùng mật ong. Mặc dù có rất nhiều nghiên cứu về việc sử dụng mật ong để kiểm soát mức đường huyết, nhưng vẫn chưa có sự thống nhất. Trong khi mật ong có nhiều carbohydrate và calo hơn cả đường cát. Vì vậy, tốt nhất là bạn cần hạn chế tiêu thụ đồ ngọt và cắt giảm carb để kiểm soát tình trạng bệnh tốt nhất.
Nếu bạn không thừa cân và đang mắc tiểu đường, bạn có thể dùng mật ong để thay thế đường, vì mật ong ngọt hơn nên chỉ cần dùng một lượng nhỏ, nhưng vẫn cần hạn chế hết mức có thể.
Mật ong là một dạng đường, vì vậy có thể làm tăng lượng đường trong máu. Tuy nhiên, nếu nắm rõ những lưu ý về mối liên quan giữa mật ong và bệnh tiểu đường, bạn có thể dùng mật ong mà không lo ảnh hưởng đến tình trạng của mình.
Ngoài ra, bạn cũng có thể tham khảo giải pháp dinh dưỡng cho người đái tháo đường đầy đủ và cân đối nhằm xây dựng thực đơn tốt nhất cho mình.
Qua bài viết này Kenshin.vn hy vọng bạn có thể hiểu rõ hơn về mối quan hệ giữa mật ong và bệnh tiểu đường. Để từ đó giải đáp được cho mình câu hỏi liệu khi bị tiểu đường có uống được mật ong không nhé! Nếu không chắc chắn về bất kỳ lựa chọn dinh dưỡng hay nguồn thực phẩm nào, hãy tham vấn ý kiến từ bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng của bạn.