Trầm cảm là một rối loạn do nhiều nguyên nhân; trong đó nguyên nhân chính là do sự thiếu hụt serotonin trên não. Việc điều trị trầm cảm rất quan trọng để tránh trầm cảm ảnh hưởng đến cuộc sống. Tuy nhiên người trầm cảm có tự khỏi được không?
Bạn đang đọc: Người trầm cảm có tự khỏi được không?
Cùng tìm hiểu qua bài viết của HelloBacSi dưới đây!
Nội Dung
1. Người trầm cảm có tự khỏi được không?
Việc người trầm cảm có tự khỏi được không còn tùy thuộc vào mức độ, nguyên nhân của tình trạng trầm cảm. Một giai đoạn trầm cảm theo diễn tiến tự nhiên có thể tự hồi phục sau 9-13 tháng. Đối với trầm cảm nhẹ, người mắc rối loạn có thể tự khỏi với sự hỗ trợ từ chuyên gia tâm lý; và có thể không cần dùng thuốc.
Tuy nhiên, việc điều trị bằng phương pháp tâm lý trị liệu hoặc thuốc chống trầm cảm tuỳ theo mức độ rối loạn có thể giúp hồi phục bệnh trong thời gian nhanh hơn và ít để lại các triệu chứng tồn dư.
Nếu ngó lơ bệnh mà không có bất kỳ phương pháp điều trị nào, triệu chứng có thể kéo dài và tái phát liên tiếp khiến người mắc rối loạn đối mặt với tình trạng luôn buồn bã; lâu dần việc điều trị sẽ khó đáp ứng hơn; thời gian mắc rối loạn và uống thuốc sẽ kéo dài hơn.
Hơn thế nữa, trầm cảm còn ảnh hưởng tới các bệnh như dạ dày, đường ruột, huyết áp, thần kinh,…
2. Tầm quan trọng của việc đi điều trị trầm cảm
Mặc dù một giai đoạn trầm cảm có thể tự khỏi mà không cần điều trị; nhưng không có gì đảm bảo rằng trầm cảm sẽ không trở nên tồi tệ hơn theo thời gian. Đó là lý do tại sao bạn cần tìm cách điều trị ngay khi có những dấu hiệu đầu tiên của trầm cảm.
Khi không được điều trị, trầm cảm có thể khiến một người suy nhược; ảnh hưởng đến mọi mặt của cuộc sống. Ngoài ra, trầm cảm nặng có khả năng dẫn đến tự sát nếu không được can thiệp kịp thời.
Do đó, người trầm cảm có tự khỏi được hay không không quan trọng bằng việc chủ động tìm cách điều trị; đồng thời, bạn cũng có thể áp dụng một số cách chữa trầm cảm tự nhiên sau đây.
3. Những cách tự nhiên giúp cải thiện triệu chứng trầm cảm
Người trầm cảm có tự khỏi được hay không còn phụ thuộc nhiều vào sự điều chỉnh lối sống của họ. Để ngăn ngừa rối loạn tiến triển nặng; bạn có thể thử áp dụng một số cách chữa trầm cảm nhẹ như:
3.1 Ngủ đủ giấc
Theo thống kê, khoảng 80% những người bị trầm cảm trải qua rối loạn giấc ngủ: họ khó ngủ hoặc ngủ quá nhiều. Giấc ngủ và trầm cảm có mối quan hệ ảnh hưởng qua lại lẫn nhau. Không chỉ mất ngủ ảnh hưởng đến tình trạng nặng của trầm cảm mà ngược lại trầm cảm cũng ảnh hưởng làm giảm chất lượng giấc ngủ.
Để chăm sóc giấc ngủ, bạn có thể:
- Bạn có thể đọc vài trang sách trước khi đi ngủ.
- Tạo không gian dễ ngủ (nhiệt độ phòng mát), ánh sáng thích hợp.
- Hạn chế tiếp xúc ánh sáng xanh (màn hình laptop, điện thoại), trước đi ngủ 30 phút, không sử dụng các thiết bị điện tử.
- Cố định giờ giấc ngủ cố định và nhất quán: Đi ngủ đúng giờ mỗi đêm và đặt báo thức để thức dậy cùng một lúc mỗi sáng.
Bạn nên dành một chút thời gian bên ngoài mỗi ngày thay vì chỉ ở trong nhà cả ngày. Bởi ánh sáng đóng một vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh chu kỳ giấc ngủ và nhịp sinh học. Theo nghiên cứu, việc thiếu ánh nắng mặt trời có thể khiến bạn khó ngủ hơn vào ban đêm.
3.2 Giảm caffein
Bạn có thể uống cà phê, trà, sô cô la vào buổi sáng; nhưng hãy hạn chế tiêu thụ những thực phẩm này vào buổi chiều và buổi tối. Vì hàm lượng caffeine cao sẽ gây tình trạng mất ngủ.
Nếu bạn đang nghiện cà phê, hãy thử cắt giảm dần dần để tránh các triệu chứng khó chịu trong quá trình cai caffeine.
3.3 Bổ sung vitamin D
Theo nghiên cứu, việc cơ thể thiếu hụt vitamin D có thể gây ra bệnh trầm cảm. Việc cơ thể tiếp nhận đủ vitamin D thông qua chế độ ăn uống và hoặc lối sống (như tiếp xúc với ánh nắng mặt trời) sẽ giúp ngăn chặn xuất hiện bệnh trầm cảm thông thường.
Cơ thể hiếu hụt chất dinh dưỡng cũng có thể dẫn tới một số triệu chứng trầm cảm nhẹ. Nếu bạn đang gặp khó khăn trong việc dành thời gian ngoài trời để tiếp thu vitamin D từ ánh sáng mặt trời (vì điều kiện thời tiết u ám); bạn có thể thử sử dụng thực phẩm chức năng để bổ sung cho cơ thể.
3.4 Bổ sung axit béo Omega-3
Các axit béo Omega-3 cũng đã được nghiên cứu về khả năng tác động tiềm ẩn của chúng đối với bệnh trầm cảm. Nghiên cứu năm 2015 cho thấy việc bổ sung Omega-3 có thể giúp giảm các triệu chứng trầm cảm ở cả người lớn và trẻ em.
Lưu ý, một các thực phẩm chức năng có thể hoạt động như thuốc chống trầm cảm tự nhiên, nhưng không có nghĩa là chúng hoàn toàn an toàn và phù hợp với tất cả mọi người hay không có tác dụng phụ. Vì vậy tốt nhất nên tham vấn với bác sĩ trước khi sử dụng chúng.
Tìm hiểu thêm: 5 tác dụng của sữa tách béo với sức khỏe
3.5 Tập thể dục
Tập thể dục không hẳn là tập quá sức, vận động nhiều như vận động viên marathon. Đôi khi bạn chỉ cần đi dạo dưới trời nắng nhẹ là đã có thể giúp bạn cải thiện nhiều tâm trạng của mình.
Mỗi ngày bạn nên duy trì vận động ít nhất 30 phút để tăng sức đề kháng cho cơ thể; đồng thời giúp cải thiện và tạo một lối sống tích cực hơn.
Nếu tập thể dục một mình quá khó, bạn có thể tìm thêm một người bạn đồng hành. Có sự hỗ trợ từ người bạn không chỉ giúp bạn có thêm một thói quen tốt, mà còn giúp duy trì các kết nối xã hội. Từ đó mà giúp bạn cải thiện tình trạng bệnh trầm cảm.
3.6 Thiền
Căng thẳng có thể làm tăng mức độ cortisol trong não. Theo nghiên cứu cho thấy, những người bị trầm cảm thường có mức cortisol cao hơn những người bình thường.
Thiền (meditation) được cho là hoạt động giúp giảm căng thẳng qua việc tập trung hơi thở; tập trung vào những chuyển động của cơ thể. Điều này sẽ giúp bạn được thư giãn, giảm sự lo lắng, căng thẳng trong cuộc sống.
>>>>>Xem thêm: Tiểu đường có ăn được củ đậu không? Biết để điều chỉnh ăn uống
Ngoài những cách chữa trầm cảm nhẹ trên, bạn hãy tìm cho mình một người bạn có suy nghĩ tích cực và lắng nghe bạn, hoặc viết nhật ký về những lo lắng, những mối bận tâm của mình xuống. Hay tham gia một số hoạt động xã hội để có thể kết nối lại với chính mình và xã hội.
Mỗi người cũng có thể trải qua trầm cảm nhẹ hoặc dai dẳng do những áp lực hằng ngày của cuộc sống. Người trầm cảm có tự khỏi được không còn tùy thuộc vào những yếu tố của chính bản thân người bệnh và các tác động xung quanh.
Vì vậy, bạn có thể xin ý kiến từ các chuyên gia sức khỏe tâm thần để được tư vấn chi tiết hơn.Hy vọng bài viết đã giúp bạn giải đáp được thắc mắc người trầm cảm có tự khỏi được không, vì một sức khỏe tinh thần lành mạnh và hạnh phúc!