Yết hầu là phần nhô ra nổi bật ở phía trước cổ họng, còn được biết đến với những tên gọi khác như “trái cổ” hoặc “quả táo của Adam”. Do đặc điểm giới tính, yết hầu ở nam thường lớn hơn ở nữ giới nên nó dễ bị “lộ”. Bạn có thể dễ dàng thấy được “chỉ dấu nam tính” này, nhất là khi nó di chuyển lên xuống trong động tác nuốt. Mặc dù cái “cục nhô” ấy ít khi gặp các vấn đề để có thể gây nên khó chịu nhưng nó rất “sống còn” vì bên trong nó là đường thở. Trong một số trường hợp bệnh lý, khi sờ nắn vào nó, bạn có thể cảm thấy nó bị mềm mềm, không được cứng chắc và “nét” như bình thường, thêm vào đó là cảm giác đau, khó nuốt…
Bạn đang đọc: Nguyên nhân đau yết hầu là gì? Bạn nên làm sao để giảm đau?
Trong bài viết sau, Kenshin.vn sẽ giải đáp một số nguyên nhân khiến bạn cảm thấy đau ở yết hầu cũng như gợi ý cái cách giúp bạn nhận định và tìm hướng xử lý phù hợp.
Nội Dung
Tìm hiểu chung về cấu tạo, vị trí và vai trò của yết hầu
Yết hầu (trái cổ), tức là phần nhô ra phía trước cổ họng, thực chất nó chỉ là phần “lộ thiên” của một cơ quan rất quan trọng, đó là thanh quản. Phần nhô ra mà chúng ta nhìn thấy chính là sụn giáp, nó như một cái “khiên” làm nhiệm vụ che chắn, bảo vệ cho bộ phận phát âm và đường thở. Vì tầm quan trọng mang tính sống còn nên toàn bộ thanh quản (bao gồm cả sụn giáp) còn được bảo vệ bởi một “bộ khung” chắc chắn gồm có xương hàm dưới ở phía trên, xương ức ở phía dưới và 2 khối cơ ức đòn chũm ở 2 bên.
Chúng ta dễ dàng nhận thấy nếu ở tư thế cúi cằm, “cục nhô” hoàn toàn “mất dấu”, nó được che chắn kỹ càng và chỉ “tái xuất” khi cổ trở về tư thế thẳng hoặc ngửa. Trong quá trình phát triển, khi đến tuổi dậy thì, thanh quản của nam giới có xu hướng lớn hơn, dây thanh âm dài hơn nên giọng nói trở nên trầm hơn so với nữ giới và đó cũng là lý do tại sao bạn nhìn thấy nó rõ ràng ở đàn ông còn ở phụ nữ thì không.
Vì sao bạn bị đau yết hầu (trái cổ)?
Chúng ta cần phân biệt là cảm giác đau đó nó ở vùng của yết hầu hay là ngay tại yết hầu, tức là do bệnh lý ở lân cận sụn giáp hay là bệnh lý của sụn giáp. Đau ở vùng yết hầu có thể do nhiều nguyên nhân gây ra nhưng hầu hết trong số đó thường không nghiêm trọng. Các nguyên nhân có thể dẫn đến tình trạng này bao gồm:
- Đau họng (do viêm họng), đây là nguyên nhân phổ biến. Có thể viêm họng cấp do virus hoặc vi khuẩn.
- Đau mỏi các cơ xung quanh khu vực của yết hầu do hoạt động quá mức hoặc do chấn thương.
- Tuyến giáp phủ lên sụn giáp ở phía trước dưới nên khi tuyến giáp bị viêm, ta cũng thấy sưng đỏ đau ở vùng đó.
- Trào ngược axit dạ dày làm viêm, loét thực quản (GERD) cũng được cho là nguyên nhân có thể dẫn đến các cơn đau đáng kể ở vùng yết hầu.
- Ngoài viêm thực quản do trào ngược thì bệnh nấm thực quản cũng là một nguyên nhân gây đau cần được chú ý.
Trong những trường hợp hiếm gặp hơn, tình trạng đau ở vùng yết hầu có thể do có khối u hoặc u nang dịch ở lân cận xung quanh yết hầu hoặc ở trong lòng thanh quản ngay sau yết hầu hoặc ở vùng sau nữa như xoang lê, miệng thực quản. Ung thư tuyến giáp cũng có thể dẫn đến các cơn đau ở khu vực này nên cần cẩn trọng. Vì vậy, bạn cần chú ý đến các triệu chứng sau đây để đi khám kịp thời:
- Có khối u dưới yết hầu
- Đau ở yết hầu
- Khó nuốt thức ăn
- Ho nhiều, ho ra máu
- Khàn giọng
- Sụt cân
- Đôi khi đau ở hàm và tai.
Ngoài ra, một số trường hợp viêm thanh quản, ung thư thanh quản… cũng có thể gây đau ở vùng yết hầu. Đáng sợ nhất là những bệnh lý gây bít tắc đường thở ở thanh quản, đe dọa tính mạng như sưng phù cấp, khối u lớn chèn ép…
Cảm giác đau ngay tại yết hầu do chính bệnh lý của nó thì rất hiếm, tuy nhiên nguyên nhân đầu tiên có thể kể đến là chấn thương sụn giáp. Chấn thương có thể gây đụng giập, nứt vỡ sụn giáp, gây cảm giác đau nhói khi chạm vào. Sụn giáp cũng có thể bị tổn thương do xạ trị vùng cổ. Ngoài ra, màng sụn giáp cũng có thể bị viêm, mô sụn giáp cũng có thể bị viêm trong bệnh lý viêm đa sụn, một loại bệnh tự miễn rất hiếm gặp.
Bạn nên làm gì nếu ấn vào yết hầu thấy đau?
Tìm hiểu thêm: 5 bí quyết giúp cải thiện giấc ngủ cho bà bầu
>>>>>Xem thêm: Giải đáp: Bạn có nên mặc quần lót khi ngủ?
Trong hầu hết trường hợp, cơn đau ở vùng yết hầu có thể được điều trị bằng các biện pháp chăm sóc tại nhà, tuy nhiên cũng tùy thuộc vào nguyên nhân gây ra nó. Bạn có thể không cần nhập viện nếu xác định được nguyên nhân đau trái cổ là do những bệnh không nghiêm trọng lắm như viêm họng hoặc trào ngược axit dạ dày… Lúc này, bạn có thể áp dụng một số giải pháp sau đây để “đối phó”:
- Nếu đau do nhiễm trùng đường hô hấp trên, bạn hãy thử súc họng bằng nước muối.
- Sử dụng thuốc giảm đau kháng viêm nếu đau do chấn thương “sơ sơ” ở vùng cổ.
- Chườm ấm tại chỗ cũng có thể giúp giảm đau.
- Trường hợp đau yết hầu liên quan đến trào ngược axit dạ dày thì nên hạn chế việc ăn uống ít nhất là 2 giờ trước khi đi ngủ; tránh dùng thức ăn cay, rượu bia; ăn chậm nhai kỹ; hạn chế và bỏ hút thuốc lá (nếu có)… song song với việc dùng thuốc được kê đơn từ bác sĩ để điều trị đạt hiệu quả.
Nếu tình trạng đau liên quan đến các vấn đề về tuyến giáp, chẳng hạn như viêm tuyến giáp, hoặc nghi ngờ do những bệnh lý nghiêm trọng hơn thì bạn nên đi khám để được chẩn đoán và điều trị kịp thời, tránh chủ quan mà tự ý điều trị tại nhà.
Nhìn chung, đau yết hầu thường không nguy hiểm nếu do những nguyên nhân “phổ thông đại chúng”, tuy nhiên nó có thể khiến bạn có đôi chút khó chịu và lo lắng, nhất là khi bạn chưa rõ nguyên nhân. Cho nên, “cẩn tắc vô áy náy”, nếu tự cảm thấy có gì đó không ổn, nên tới gặp bác sĩ cho “chắc ăn” bạn nhé.