Nguyên nhân gây nhức dọc sống mũi đau đầu và các cách xử trí

Nguyên nhân gây nhức dọc sống mũi đau đầu và các cách xử trí

Nguyên nhân gây nhức dọc sống mũi đau đầu và các cách xử trí

Tình trạng nhức dọc sống mũi đau đầu có cần lo lắng không phụ thuộc nhiều vào các nguyên nhân đa dạng của triệu chứng này. Một số trường hợp chỉ cần bạn tự chăm sóc tốt. Một số khác cần được theo dõi sát sao và chẩn đoán chính xác từ bác sĩ.

Bạn đang đọc: Nguyên nhân gây nhức dọc sống mũi đau đầu và các cách xử trí

Mời bạn cùng tìm hiểu qua những thông tin về đau đầu nhức sống mũi đã được Kenshin.vn tổng hợp qua bài viết dưới đây.

Nguyên nhân gây nhức dọc sống mũi đau đầu

1. Đau sống mũi là bệnh gì? Viêm mũi dị ứng

Viêm mũi dị ứng là một loại bệnh tự phát do cơ thể quá nhạy cảm với các thành phần thường có trong không khí như phấn hoa, mạt bụi, lông chó mèo… Bệnh có thể khởi phát quanh năm hoặc theo mùa tùy vào tác nhân dị ứng.

Đây là một nguyên nhân gây nhức dọc sống mũi đau đầu thường gặp. Dị ứng làm cho niêm mạc mũi viêm và sung huyết gây sưng, đau, đồng thời tăng tiết dịch nhầy dẫn đến nghẹt mũi, chảy nước mũi, hắt hơi liên tục. Ngoài ra, người bệnh có thể bị ngứa cổ họng, cay mắt, đỏ mắt, chảy nước mắt, ù tai…

Tình trạng nhức dọc sống mũi đau đầu do viêm mũi dị ứng không có gì đáng ngại và thường tự khỏi. Tuy nhiên nếu tình trạng kéo dài, có thể tạo điều kiện cho các bệnh nhiễm trùng cơ hội khác như viêm họng cấp, viêm xoang…

2. Cảm lạnh, cảm cúm

Cảm lạnh và cảm cúm cũng gây viêm đường hô hấp trên và đều do virus gây ra. Dựa vào triệu chứng sẽ khó phân biệt bạn bị cảm hay cúm, vì 2 căn bệnh này khá giống nhau: sốt, có thể kèm theo ớn lạnh, ho, đau rát họng, chảy nước mũi, nghẹt mũi, nhức dọc sống mũi đau đầu, mỏi cơ, mệt mỏi. Lưu ý là người bị cúm thường có triệu chứng nặng và ồ ạt hơn.

Cơ thể sẽ tự tiêu diệt virus và khỏi bệnh. Do đó, bạn cần nghỉ ngơi nhiều và ăn uống đầy đủ, có thể uống thuốc để giảm nhẹ các triệu chứng nếu cần thiết. Tuy nhiên, một số trường hợp bệnh không tự khỏi và kéo dài có thể dẫn đến viêm họng bội nhiễm vi khuẩn, viêm phế quản và phổi, viêm xoang, viêm tai giữa…

Bạn cần đi khám nếu triệu chứng bệnh không có dấu hiệu khá lên, sốt cao, sốt thành nhiều đợt không liên tục hoặc khó thở.

3. Viêm xoang: Nguyên nhân gây nhức dọc sống mũi đau đầu

Nguyên nhân gây nhức dọc sống mũi đau đầu và các cách xử trí

Xoang là những hốc rỗng thông với mũi nằm phía sau xương gò má và xương trán, được phủ bởi niêm mạc. Có 4 xoang là: xoang hàm, xoang sàn, xoang bướm và xoang trán.

Xoang có thể bị viêm do vi khuẩn, virus, hóa chất… xâm nhập trực tiếp từ môi trường hoặc các bệnh nhiễm trùng không được điều trị (cảm cúm, viêm nha chu…). Tình trạng viêm mũi dị ứng kéo dài, polyp, lệch vách ngăn… cũng có thể gây tắc nghẽn dẫn lưu dịch mũi, dẫn đến viêm xoang.

Khi xoang bị viêm, dịch nhầy, vi khuẩn, huyết thanh, bạch cầu… tập trung tại chỗ làm tăng áp lực xoang, xung huyết, phù nề… khiến người bệnh cảm thấy nhức dọc sống mũi đau đầu, mặt, hốc mắt hoặc trán tùy vào vị trí xoang bị viêm. Những triệu chứng điển hình khác bao gồm mất khứu giác, hơi thở hôi, dịch mũi màu vàng hoặc xanh giống như mủ.

Khi bị viêm xoang cấp tính, bạn cần điều trị dứt điểm tránh chuyển thành mạn tính với nguy cơ nhiễm trùng lan ra hốc mắt và màng não.

Đọc thêm

Tổng quan về các loại viêm xoang thường gặp và cách phân biệt

4. Chấn thương vật lý

Nhức dọc sống mũi đau đầu có thể là hậu quả của các chấn thương gặp phải trong khi sinh hoạt, làm việc, chơi thể thao… Chấn thương dễ nhận biết hơn nếu mũi bị sưng, đỏ, đau, nhất là khi dùng tay sờ, mũi chảy máu, bầm tím bên dưới mắt…

Trong những trường hợp nhẹ, bạn có thể tự xử lý tại nhà bằng cách chườm lạnh 15 phút vài lần trong ngày, uống thuốc giảm đau, kê cao gối khi ngủ (để giảm sưng) và cầm máu (nếu có). Sau khoảng 3 tuần vết thương sẽ lành hẳn. 

Tuy nhiên trong những tình huống sau đây, bạn cần đến gặp bác sĩ:

  • Mũi bị vẹo
  •  Vết thương không có dấu hiệu cải thiện tích cực sau 3 ngày
  • Tình trạng đau nhức không thể xoa dịu
  • Khó thở bằng mũi dù đã hết sưng
  • Thường xuyên bị chảy máu cam
  • Sốt, ớn lạnh

Lưu ý

Những dấu hiệu chấn thương nghiêm trọng cần được cấp cứu bao gồm mất nhiều máu hoặc không cầm được máu, mũi chảy dịch loãng như nước (rò dịch não tủy), nhức đầu dữ dội, nhìn mờ, đau nhức mắt, đau cứng cổ song song với tê tay.

5. Polyp mũi: Nguyên nhân gây nhức dọc sống mũi đau đầu

Nguyên nhân gây nhức dọc sống mũi đau đầu và các cách xử trí

Polyp là những khối tăng sinh lành tính sinh ra từ niêm mạc mũi hoặc xoang, mềm và không đau. Tuy nhiên polyp mũi có thể chèn ép khoang mũi, xoang gây ra cảm giác nhức dọc sống mũi đau đầu, làm tắc nghẽn các ống thông xoang, tạo điều kiện cho tình trạng viêm nhiễm phát triển. Bạn nên đi khám nếu thấy có các triệu chứng như cảm cúm thông thường nhưng kéo dài hơn 10 ngày như: nghẹt mũi, ra nhiều dịch mũi, dễ bị chảy máu cam…

Một số yếu tố nguy cơ làm tăng khả năng hình thành polyp mũi bao gồm: viêm mũi/xoang mạn tính, hen suyễn, tác dụng phụ của một số loại thuốc, một số rối loạn miễn dịch…

6. Lệch vách ngăn mũi

Vách ngăn mũi có thể bị lệch bẩm sinh hoặc do chấn thương. Vách ngăn bị lệch nhiều ngăn cản dòng không khí và tạo cảm giác nhức dọc sống mũi đau đầu do vách ngăn ép vào niêm mạc. Một bên mũi bị tắc làm cho người bệnh thở phì phò, khi ngủ thích nằm nghiêng về một bên cố định. Lâu dài không điều trị tình trạng có thể sinh ra bệnh viêm mũi xoang mạn tính.

7. Những nguyên nhân gây nhức dọc sống mũi đau đầu khác

Những nguyên nhân có thể gây nhức dọc sống mũi đau đầu khác bao gồm: mụt nhọt, u hạt, dị vật mắc kẹt trong mũi, biến chứng do phẫu thuật mũi, nọc độc côn trùng, ung thư mũi…

Cách cải thiện triệu chứng đau nhức dọc sống mũi đau đầu

Tìm hiểu thêm: Hiểu về cách phân độ suy hô hấp trong chẩn đoán và điều trị

Nguyên nhân gây nhức dọc sống mũi đau đầu và các cách xử trí

Bạn có thể giảm nhẹ sự khó chịu khi bị nhức dọc sống mũi gây đau đầu bằng cách:

  • Chườm ấm: kích thích máu lưu thông giảm sưng viêm, tăng dẫn lưu dịch mũi xoang, giúp thông xoang, hạn chế viêm nhiễm.
  • Rửa mũi bằng nước muối sinh lý (0.9%): Việc này giúp giữ ẩm niêm mạc, làm loãng và rửa trôi dịch nhầy gây bí tắc cùng với bụi bẩn, vi khuẩn… mang lại sự dễ chịu khi bị nhức dọc sống mũi đau đầu do viêm mũi dị ứng, cảm, cúm.
  • Dùng máy tạo độ ẩm: Phương pháp này đặc biệt hiệu quả nếu bạn bị viêm mũi, xoang nhưng thường xuyên sinh hoạt hoặc làm việc trong phòng kín có máy lạnh hoặc thời tiết khô.
  • Xông mũi bằng nước ấm: Việc kết hợp hiệu quả từ hơi ấm và độ ẩm sẽ mang lại hiệu quả tích cực cho người bị nhức sống mũi. Bạn có thể cho một ít gừng tươi vào nước xông để hoạt chất gingerol hỗ trợ ức chế viêm, chống phù nề và giảm cảm giác nhức dọc sống mũi đau đầu.
  • Tắm nước ấm: giúp thư giãn và điều hòa máu huyết toàn thân, nhờ đó phân tán cảm giác khó chịu do bệnh. Việc hít thở hơi nước ấm trong phòng tắm cũng tác động trực tiếp và tốt cho niêm mạc mũi.
  • Dùng thuốc giảm đau không kê đơn: Paracetamol là loại thuốc khá an toàn để giảm nhức dọc sống mũi đau đầu do nhiều nguyên nhân khác nhau, từ viêm đến chấn thương. Ngoài ra, bạn có thể giảm sưng, đau niêm mạc mũi, đau sống mũi bằng các loại thuốc kháng viêm, thuốc xịt thông mũi… tùy thuộc vào nguyên nhân. Cần thận trọng để tránh các tác dụng phụ do lạm dụng, chống chỉ định và tương tác thuốc.

Nhức dọc sống mũi đau đầu: Khi nào nên gặp bác sĩ?

Nguyên nhân gây nhức dọc sống mũi đau đầu và các cách xử trí

>>>>>Xem thêm: Mẹ sau sinh ăn lựu được không và những lưu ý mẹ cần biết

Đọc đến đây hẳn bạn đã biết các triệu chứng đi kèm thường giúp xác định nguyên nhân gây nhức dọc sống mũi đau đầu có đáng ngại không. Đồng thời qua đó cũng gợi ý cho bạn cách tự chăm sóc phù hợp:

  • Viêm mũi do dị ứng, cảm cúm: chỉ cần chăm sóc tốt để tránh biến chứng, bệnh sẽ tự khỏi.
  • Viêm xoang, polyp mũi, lệch vách ngăn: bạn cần đi khám sớm để việc điều trị nhanh chóng đạt hiệu quả.
  • Chấn thương mũi: phụ thuộc vào mức độ và tình trạng chấn thương mà có cách xử trí khác nhau như đã nêu ở trên. 

Dù nguyên nhân gây nhức dọc sống mũi đau đầu là gì, có xác định được hay không, bạn nên áp dụng chung nguyên tắc là đi khám nếu triệu chứng kéo dài khoảng 3 – 5 ngày mà không thuyên giảm. Ngoài ra, cần đi khám càng sớm càng tốt nếu có một trong các triệu chứng nghiêm trọng như: đau nhức nhiều, mũi chảy mủ, sốt cao, khó thở, suy giảm nhận thức…

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *