Nguyên nhân gây viêm VA (sùi vòm họng) là gì, điều trị thế nào?

Nguyên nhân gây viêm VA (sùi vòm họng) là gì, điều trị thế nào?

Nguyên nhân gây viêm VA (sùi vòm họng) là gì, điều trị thế nào?

Viêm VA là bệnh lý phổ biến, thường xảy ra ở trẻ em vào mùa lạnh. Theo chia sẻ của nhiều chuyên gia sức khỏe, do dấu hiệu tương tự với những bệnh hô hấp thông thường như viêm họng, viêm mũi họng nên có thể gây nhầm lẫn khi chẩn đoán và điều trị. Vậy viêm VA là gì? Mời bạn tham khảo bài viết sau.

Bạn đang đọc: Nguyên nhân gây viêm VA (sùi vòm họng) là gì, điều trị thế nào?

Tuy nhiên, nếu không được chẩn đoán và điều trị đúng, để bệnh kéo dài sẽ dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm.

VA là tổ chức lympho ở vòm mũi họng, khi tổ chức này bị viêm và quá phát thành khối to (gọi là sùi vòm họng) thì sẽ gây cản trở tới việc hít thở không khí. VA thường phát triển đến khi trẻ 6 tuổi thì hết, cá biệt có thể thấy ở người lớn.

Viêm VA là gì?

Bình thường, quá trình vi khuẩn bị các tế bào bạch cầu tại VA phát hiện và giữ lại để tiêu diệt chỉ gây ra tình trạng viêm nhẹ. Tuy nhiên, khi vi khuẩn xâm nhập với số lượng lớn, tấn công toàn bộ VA, các tế bào bạch cầu trở nên yếu thế hơn. Vi khuẩn tiếp tục sinh sôi và khu trú lại, gây viêm bệnh lý hay viêm VA. Bệnh còn được gọi là bệnh sùi vòm họng, sùi VA hay phì đại VA. Bệnh sùi vòm họng ở người lớn thường ít gặp hơn so với trẻ nhỏ.

Triệu chứng viêm VA

Nguyên nhân gây viêm VA (sùi vòm họng) là gì, điều trị thế nào?

Những dấu hiệu và triệu chứng của bệnh viêm VA (sùi vòm họng) là gì?

Các triệu chứng viêm VA thông thường gồm:

  • Sốt
  • Đau họng
  • Nghẹt mũi
  • Đau tai
  • Chán ăn, khó nuốt…

Trẻ bị sùi vòm họng thường phải thở bằng miệng vì mũi bị tắc. Tình trạng thở bằng miệng có thể dẫn đến các triệu chứng sau:

  • Hôi miệng
  • Nứt môi
  • Khô miệng
  • Chảy nước mũi (trắng đục, vàng hoặc xanh)
  • Thường xuyên nghẹt mũi

Ngoài ra, bệnh viêm VA ở trẻ nhỏ cũng có thể gây ra các vấn đề giấc ngủ như:

  • Ngủ không ngon giấc, hay giật mình
  • Ngủ ngáy nhiều, miệng không khép
  • Ngưng thở khi ngủ

Nguyên nhân

Nhiều người thường thắc mắc nguyên nhân gây bệnh viêm VA (sùi vòm họng) là gì? Câu trả lời sẽ có ngay sau đây!

VA có xu hướng sưng to khi gặp vi khuẩn tấn công nhưng khi tình trạng nhiễm trùng thuyên giảm thì kích thước của VA sẽ trở lại bình thường. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, các hạch vòm họng này vẫn giữ trạng thái phì đại ngay cả khi tình trạng nhiễm trùng đã hết.

Bệnh thường do nhiễm vi khuẩn như Streptococcus gây ra. Bên cạnh đó, viêm VA ở trẻ và ở người lớn cũng có thể do một số loại virus gây ra, bao gồm virus Epstein-Barr, virus adeno (hay andenovirus) và virus rhino. Ngoài ra, bệnh “sùi vòm họng” ở người lớn còn do nhiễm trùng mạn tính hoặc dị ứng, môi trường sống ô nhiễm hoặc thói quen hút thuốc.

Chẩn đoán và điều trị

Tìm hiểu thêm: Tiết lộ 4 cách dùng hoa đu đủ đực chữa ho trẻ em và những lưu ý cần nhớ

Nguyên nhân gây viêm VA (sùi vòm họng) là gì, điều trị thế nào?

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.

Những kỹ thuật y tế giúp chẩn đoán bệnh viêm VA (sùi vòm họng) là gì?

Phì đại VA là một tình trạng phổ biến ở trẻ em và thường không gây trở ngại vì VA sẽ teo dần đi khi trẻ lớn lên. Tuy nhiên, nếu tình trạng bệnh có đi kèm các triệu chứng khác của nhiễm trùng thì cần được chẩn đoán sớm.

Trước tiên, bác sĩ cần thăm khám tình trạng sức khỏe của người bệnh, kiểm tra các triệu chứng thực thể bằng cách sử dụng đèn chiếu chuyên dụng và que đè lưỡi để soi và quan sát vùng hầu họng.

Tùy thuộc vào kết quả này mà người bệnh sẽ được chỉ định thực hiện tiếp các xét nghiệm khác như:

  • Kiểm tra cổ họng bằng cách sử dụng gạc để lấy mẫu vi khuẩn và các sinh vật khác
  • Xét nghiệm máu để xác định sự hiện diện của vi khuẩn hoặc virus gây nhiễm trùng
  • X-quang đầu và cổ để xác định kích thước của VA và mức độ nhiễm trùng

Trong các trường hợp nghiêm trọng, trẻ bị viêm VA có thể cần phải trải qua một giai đoạn kiểm tra nhịp thở và sóng não khi ngủ bằng điện cực để xác định tình trạng ngưng thở khi ngủ. Giai đoạn này tuy không gây đau đớn nhưng có thể gặp khó khăn do trẻ phải qua đêm ở bệnh viện.

Những phương pháp điều trị bệnh viêm VA (sùi vòm họng) là gì?

Cách chữa viêm VA ở trẻ em phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của tình trạng. Nếu bé bị phì đại VA nhưng không có dấu hiệu nhiễm trùng, bác sĩ có thể yêu cầu chờ thêm thời gian để các hạch vòm họng tự teo dần lại.

Trong các trường hợp khác, bác sĩ có thể cho trẻ dùng thuốc, chẳng hạn như thuốc nhỏ mũi có chứa corticosteroid hay thuốc kháng sinh. Nếu VA tiếp tục phì đại, trở thành viêm VA mạn tính, gây nhiều trở ngại cho sức khỏe thì cần cân nhắc phẫu thuật loại bỏ thay vì dùng thuốc. Phẫu thuật cắt bỏ VA (nạo VA) thường đơn giản và ít rủi ro, có thể đi kèm với cắt amidan.

Sau phẫu thuật, các triệu chứng thường có chiều hướng cải thiện trong một vài tuần.

Có thể bạn quan tâm

“Lỡ’ cắt bỏ amidan, liệu sau này có gặp những phiền toái gì không? Cảnh giác với các biến chứng có thể xảy ra khi can thiệp phẫu thuật này

Viêm VA gây ra những biến chứng gì?

Nguyên nhân gây viêm VA (sùi vòm họng) là gì, điều trị thế nào?

>>>>>Xem thêm: 6 lưu ý nhất định phải biết khi uống kẽm trị mụn

Những biến chứng của bệnh viêm VA (sùi vòm họng) là gì?

Nếu bệnh kéo dài không điều trị sẽ dễ dẫn đến những biến chứng nguy hiểm. Các biến chứng của bệnh sùi vòm họng ở trẻ thường là:

  • Viêm tai giữa cấp tính, viêm tai giữa có mủ do bít tắc lỗ thông khí vào tai giữa. Nếu không điều trị sẽ dẫn đến suy giảm thính lực.
  • Viêm mũi, viêm xoang. Nếu tình trạng này kéo dài, trẻ bị viêm VA phải thở bằng miệng nhiều hơn, không thường xuyên dùng mũi nên qua nhiều năm chóp mũi có thể nhỏ đi.
  • Viêm thanh quản, viêm khí quản và viêm phế quản.
  • Xương hàm trên phát triển kém, răng hàm trên mọc không đều, cằm nhô ra và to hơn tạo thành kiểu mặt đặc trưng của trẻ bị viêm VA.

Phòng ngừa

Những biện pháp giúp phòng ngừa bệnh viêm VA (sùi vòm họng) là gì?

Bệnh viêm VA chủ yếu do nguyên nhân nhiễm trùng và dị ứng. Do đó, việc giữ gìn sức khỏe tổng thể và tăng cường sức đề kháng là điều quan trọng trong phòng ngừa viêm VA ở người lớn và cả ở trẻ.

Tránh để cảm lạnh hoặc viêm họng thường xuyên vì dễ trở thành tình trạng viêm mạn tính. Nếu bị dị ứng, cần tránh xa các tác nhân gây dị ứng, làm sạch môi trường sống hàng ngày.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *