Nguyên nhân và cách điều trị gai gót chân

Nguyên nhân và cách điều trị gai gót chân

Nguyên nhân gây đau gót chân là do viêm một nhóm mô liên kết dày ở phần gan bàn chân. Phương pháp điều trị gai gót chân  bao gồm nghỉ ngơi, vật lý trị liệu, mang đế chỉnh hình, trị liệu thần kinh cột sống…

Bạn đang đọc: Nguyên nhân và cách điều trị gai gót chân

Gai gót chân (hay còn được gọi là viêm cân gan chân/viêm cân mạc gan bàn chân) là hiện tượng viêm một nhóm mô liên kết dày (mạc) hỗ trợ các cấu trúc dưới (phần gan) của bàn chân và có thể ảnh hưởng đến phần gót chân. Do đó, đây là nguyên nhân phổ biến gây đau gót chân. Phương pháp điều trị cho tình trạng này bao gồm nghỉ ngơi, mang giày dép thích hợp, sử dụng miếng đệm gót chân, thuốc giảm đau, và tập luyện..

Tại sao lại gọi là gai gót chân (hay chứng đau cựa gót chân)?

Gai gót chân là hệ quả của viêm cân gan chân/viêm cân mạc gan bàn chân. Phần chân của chúng ta có một lớp cân (gân) bám từ xương gót kéo dài ra năm ngón. Nơi bám của lớp cân này là nơi chịu lực căng lớn khi bạn vận động chạy nhảy. Do nhiều nguyên nhân chỗ bám này bị suy yếu, viêm mãn tính, rồi ngấm đọng chất canxi. Khi chụp X-quang phần chân, chúng ta sẽ thấy có nốt vôi hóa chỗ đầu cân bám vào xương gót nhìn như gai gót chân chứ thực tế đây không phải là xương gót mọc gai. Do vậy, nguyên nhân bạn thấy đau có thể là do đầu cân bị viêm mãn tính chứ không phải gai xương đâm vào làm bạn đau.

Nguyên nhân gây gai gót chân chân?

Thường thì tình trạng gai gót chân không có nguyên nhân rõ ràng, đặc biệt ở người già. Tuy nhiên, những chấn thương nhỏ lặp lại nhiều lần lên cân mạc gan bàn chân (có hoặc không có viêm nhiễm) được cho là nguyên nhân của vấn đề này. Các tổn thương thường cách khoảng 4 cm về phía trước tính từ gót chân và có thể đau khi chạm vào.

Bạn dễ bị gai gót chân trong một số tình huống sau:

  • Bạn tác động lên bàn chân một thời gian dài, hoặc đi bộ, chạy, đứng nhiều v.v, đặc biệt khi bạn không quen hoặc trước đó bạn ít vận động;
  • Bạn mang giày cao gót có ít đệm;
  • Bạn thừa cân khiến tăng áp lực lên cân gan bàn chân;
  • Bạn bị căng đột ngột ở gan bàn chân do đi bộ lên cầu thang hoặc đi nhón chân;
  • Bạn bị căng gân Achilles: điều này có thể ảnh hưởng đến khả năng duỗi mắt cá chân và dễ tổn thương cân mạc gan bàn chân.

Điều trị ban đầu cho chứng gai gót chân chân

Thông thường, cơn đau sẽ giảm bớt sau một thời gian vì mô cân mạc chậm lành. Cũng giống như các mô dây chằng, bạn có thể mất vài tháng hoặc nhiều hơn để hồi phục. Tuy nhiên, các phương pháp điều trị dưới đây hoặc kết hợp giữa chúng có thể giúp bạn hồi phục nhanh hơn.

  • Thư giãn chân. Bạn cần tránh chạy, đi bộ quá nhiều hoặc đứng và căng lòng bàn chân khi bạn bị viêm gan bàn chân. Bạn nên thực hiện điều này càng nhiều càng tốt;
  • Giày dép. Bạn đừng đi chân đất trên bề mặt cứng, tránh mang giày cũ hoặc mòn vì chúng không cung cấp đệm tốt cho gót chân mà thay vào đó, bạn hãy chọn giày có gót đệm và có tựa gót chân tốt thay thế. Giày thể thao sẽ tốt hơn so với sandal;
  • Miếng đệm gót chân và hỗ trợ cung bàn chân. Bạn có thể mua nhiều loại lót giày để đệm gót chân, hỗ trợ bàn chân và luôn mang cùng với giày để chúng đem lại hiệu quả tốt nhất. Mục đích của việc này là nâng cao gót chân của bạn khoảng 1 cm;
  • Giảm đau. Chườm đá lạnh khoảng 15-20 phút có thể giúp bạn giảm đau.
  • Tập luyện. Nhẹ nhàng kéo giãn gân Achilles và cân bàn chân có thể giúp giảm bớt tình trạng của bạn vì hầu hết những người bị viêm gan bàn chân thường kèm với căng nhẹ gân Achilles. Ngoài ra, cân gan chân bạn có xu hướng co cứng khi bạn ngủ ban đêm, đó là lý do tại sao bạn thường cảm thấy đau nhất mỗi khi thức dậy. Mục đích của bài tập này là nhẹ nhàng nới lỏng các dây chằng, cân mạc trên và dưới gót chân của bạn. Bạn nên đến bác sĩ vật lý trị liệu để được hướng dẫn luyện tập.

Gai gót chân có thể trở thành bệnh mãn tính nếu bạn không điều trị đúng cách. Việc tự ý dùng thuốc giảm đau không chỉ khiến cơ thể bị lờn thuốc mà còn gây ra nhiều tác dụng phụ liên quan đến dạ dày, gan, thận. Quan trọng hơn, đây không phải là phương pháp chữa đau tận gốc mà chỉ có thể cắt cơn đau tạm thời. Khi hết thuốc, cơn đau sẽ quay lại và diễn tiến nặng hơn. Nguyên nhân chính dẫn đến đau bàn chân là do cấu trúc bàn chân bị sai lệch. Vì vậy, muốn chữa đau triệt để thì cần phải xác định chính xác căn nguyên gây bệnh, từ đó có liệu trình điều trị phù hợp nhằm khôi phục lại cấu trúc tổn thương. Bệnh nhân có thể được điều trị bằng việc kết hợp giữa phương pháp trị liệu thần kinh cột sống, sử dụng đế chỉnh hình y khoa, châm cứu và vật lý trị liệu… hiệu quả trong chữa các chứng đau, viêm; giúp bệnh nhân khôi phục hoàn toàn chức năng bàn chân.

>>>>>Xem thêm: Có nên tập cardio mỗi ngày không? Thời gian tập cardio hợp lý là khi nào?

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *