Nhận biết bệnh lậu lây qua đường nào?

Nhận biết bệnh lậu lây qua đường nào?

Nhận biết bệnh lậu lây qua đường nào?

Bệnh lậu đang là một trong những lây truyền qua đường sinh dục (STDs) phổ biến. Việc nhận thức được bệnh lậu lây qua đường nào có thể giúp bạn phòng tránh được bệnh lây truyền này. Mời bạn đọc tìm hiểu bệnh lậu lây qua đường nào qua bài viết dưới đây!

Bạn đang đọc: Nhận biết bệnh lậu lây qua đường nào?

Tổng quan về bệnh lậu

Bệnh lậu là một loại bệnh lây truyền qua đường tình dục Sexually transmitted diseases (STDs), gây ra bởi vi khuẩn Neisseria gonorrhoeae hoặc gonococcus. 

Những thông tin cần biết về bệnh lậu bao gồm: 

  • Bệnh lậu thường ảnh hưởng đến niệu đạo, trực tràng hoặc cổ họng. Ở nữ giới, bệnh lậu cũng có thể lây nhiễm cổ tử cung. 
  • Bệnh xuất hiện cả nam lẫn nữ và ở bất kỳ ai khi tham gia quan hệ tình dục không an toàn. Bệnh phổ biến hơn ở thanh thiếu niên hoặc những người trẻ đang độ tuổi 20. 
  • Một số người thậm chí không có triệu chứng gì khi mắc bệnh
  • Bạn có thể truyền bệnh lậu cho người khác mà không biết.
  • Bệnh lậu có thể điều trị bằng các phương pháp điều trị phù hợp như kháng sinh. Tuy nhiên, nếu bạn không điều trị bệnh lậu kịp thời, bệnh lậu có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng hơn trong tương lai.
  • Nhận biết bệnh lậu lây qua đường nào?

    Bệnh lậu lây qua đường nào?

    Nhiều người do thiếu kiến thức về cách thức lây truyền của bệnh lậu nên vô tình mắc phải căn bệnh này. Cụ thể, bệnh lậu lây qua đường nào?

    1. Mọi người thường dễ bị mắc lậu vì quan hệ tình dục không an toàn với người bị nhiễm bệnh:

    •  Bệnh lậu được lây lan khi tinh dịch, pre-cum (chất lỏng tiền xuất tinh ở nam giới) và dịch âm đạo vào bên trong bộ phận sinh dục, hậu môn hoặc miệng của bạn. Bệnh lậu có thể bị lây truyền ngay cả khi dương vật không thâm nhập vào âm đạo hoặc hậu môn.
    • Bệnh lậu lây qua đường nào? Chính từ quan hệ tình dục qua âm đạo, quan hệ tình dục qua đường hậu môn hoặc bệnh lậu lây qua đường miệng khi quan hệ bằng miệng là con đường chính khiến mọi người dễ bị lây bệnh.

    2. Bệnh lậu lây qua đường khác

    • Bệnh lậu có lây từ mẹ sang con không? Có! Em bé có thể bị lây bệnh nếu người mẹ mắc bệnh lậu
    • Ở trẻ, bệnh lậu thường ảnh hưởng tới mắt: Điều này có thể gây ảnh hưởng thị giác, nhiễm trùng khớp hoặc nhiễm trùng máu đe dọa tính mạng ở em bé.

    Nhiều người cũng thắc mắc bệnh lậu có lây qua đường ăn uống không?

    Sự thật là bệnh lậu không lây truyền qua việc tiếp xúc thông thường như chia sẻ thức ăn, đồ uống, chia sẻ nhà tắm, thậm chí là hôn, ôm, nắm tay, ho, hắt hơi,…

    Nhiều người mắc bệnh lậu mà không có bất kỳ triệu chứng nào. Tuy nhiên, họ vẫn có thể lây nhiễm cho người khác. Vì vậy, việc sử dụng bao cao su hoặc màng chắn miệng dental dams mỗi khi bạn quan hệ tình dục là cách tốt nhất để giúp ngăn ngừa bệnh lậu (ngay cả khi bạn và đối tác hoàn toàn khỏe mạnh).

    >>> Xem thêm: Màng chắn miệng: Bao cao su lưỡi giúp bạn an toàn khi oral sex

    Làm sao biết mình có mắc bệnh lậu?

    Một số dấu hiệu bệnh lậu dễ nhận biết bao gồm:

    1. Triệu chứng ở nữ giới

    • Thường đau buốt khi đi tiểu
    • Ngứa hậu môn, khó chịu, chảy máu 
    • Dịch tiết bất thường
    • Máu chảy bất thường trong khi hoặc sau khi quan hệ tình dục
    • Ngứa ở bộ phận sinh dục
    • Cảm giác đau khi quan hệ
    • Máu chảy kinh nghiệm không đều
    • Đau bụng ở vùng dưới

    Tìm hiểu thêm: Ăn sạch vẫn là chưa đủ để bảo vệ cả gia đình bạn!

    Nhận biết bệnh lậu lây qua đường nào?

    2. Triệu chứng bệnh lậu ở nam giới 

    Bệnh lậu ở nam giới thường có triệu chứng rõ ràng hơn. Cũng có một số trường hợp, nam giới có triệu chứng nhẹ hoặc không có triệu chứng. Điều này ảnh hưởng tới đối tác khi quan hệ mà không biết có bị lây bệnh hay không. Một số triệu chứng xuất hiện ở nam:

    • Màu dịch tiết từ dương vật bất thường
    • Thường xuyên đi tiểu và rất đau khi đi tiểu
    • Ngứa, chảy máu và khó chịu ở vùng hậu môn
    • Đau sưng ở dương vật
    • Đau họng (trường hợp này hiếm xảy ra)

    >>> Xem thêm: Thời gian ủ bệnh lậu là bao lâu?

    Khi nào nên đi xét nghiệm bệnh lậu?

    Việc đi khám bệnh STD là cách duy nhất để biết chắc chắn bạn có bị mắc bệnh lậu hay không. Bởi bạn vẫn có thể mắc bệnh mà không biết.

    Đối với nữ giới, bạn nên đi khám khi:

    • Chính bạn có bất kỳ triệu chứng vừa nêu trên
    • Đối tác của bạn bị mắc bệnh lậu hoặc có các triệu chứng có thể là bệnh lậu. 
    • Khi quan hệ không an toàn
    • Bạn có thể bị mắc bệnh lây truyền tình dục STDs  khác, chẳng hạn như chlamydia. 
    • Nếu bạn thường xuyên quan hệ tình dục và ở độ tuổi nhỏ hơn 25 tuổi, bạn nên được kiểm tra bệnh lậu hằng năm
    • Nếu bạn đang mang thai, hãy tham vấn bác sĩ xem liệu bạn có nên kiểm tra bệnh lậu.

    >> Đọc thêm: Chẩn đoán và xét nghiệm bệnh lậu

    Nhận biết bệnh lậu lây qua đường nào?

    >>>>>Xem thêm: Top 7 ghế ngồi ô tô cho bé được các mẹ tìm kiếm nhiều nhất

    Đối với nam giới, tương tự như phụ nữ, bạn nên đi kiểm tra khi:

    • Bạn có bất kỳ triệu chứng; Đối tác của bạn bị mắc bệnh lậu hoặc có các triệu chứng có thể là bệnh lậu. 
    • Liên quan tới các bệnh lây truyền tình dục STDs 
    • Thường xuyên quan hệ và quan hệ độ tuổi quá trẻ, quan hệ với với đối tác là giới tính thứ 3: gay, bisexual,… Bạn nên đi kiểm tra các bệnh truyền nhiễm hằng năm.

    >>> Đọc thêm: Giải mã chuyện người đồng tính nam quan hệ bằng cách nào

    Việc xét nghiệm lậu khá dễ dàng và không gây đau đớn nên bạn có thể yên tâm đi khám và xét nghiệm bệnh.

    Phân biệt bệnh lậu ở miệng và viêm họng liên cầu khuẩn

    Nhiều người không phân biết được bệnh lậu ở miệng và bệnh viêm họng liên cầu khuẩn vì chúng đều gây ảnh hưởng tới cổ họng gây khó chịu. Bạn có thể tham khảo thông tin sau để phân biệt 2 loại bệnh này:

    1. Vi khuẩn gây nên bệnh

    • Bệnh lậu miệng là bệnh lây nhiễm tình dục STD do vi khuẩn Neisseria gonorrhoeae gây nên quan hệ tình dục bằng miệng.
    • Viêm họng liên cầu khuẩn là tình trạng cổ họng đau rát do vi khuẩn Streptococcus pyogenes gây nên. Việc nhiễm trùng do vi khuẩn lây lan qua đường ho và hắt hơi.

    2. Triệu chứng bệnh

    • Bệnh lậu ở cổ họng thường không có các triệu chứng rõ ràng. Nếu các triệu chứng xuất hiện, cổ họng của bạn có thể bị ngứa hoặc đau họng và khó nuốt.
    • Trong khi các triệu chứng của viêm họng liên cầu khuẩn có thể rất đau, gây đau khi nuốt, sốt, amidan đỏ và sưng, và hạch bạch huyết ở phía trước cổ.

    >>> Tham khảo thêm về bệnh viêm họng do liên cầu khuẩn

    3. Phương pháp ngăn ngừa và bảo vệ

    • Với bệnh lậu, bạn có thể bảo vệ bản thân và những người khác khỏi bệnh lậu miệng bằng cách thường xuyên kiểm tra bệnh STDs và sử dụng bao cao su hoặc màng chắn miệng dental dams trong quan hệ tình dục bằng miệng.
    • Với bệnh viêm họng liên cầu khuẩn: Bạn có thể bảo vệ và ngăn ngừa bệnh bằng cách rửa tay thường xuyên, che miệng khi bạn ho hoặc hắt hơi, và ở nhà khi bạn bị bệnh, ngoại trừ việc tới chăm sóc và điều trị bệnh tại bệnh viện.

    Đây là hai loại bệnh khác nhau, bạn nên tới thăm khám và được điều trị bởi bác sĩ để được kê đơn thuốc và điều trị phù hợp

    Việc hiểu bệnh lậu lây qua đường nào sẽ giúp bạn nhận thức đúng hơn về việc quan hệ tình dục an toàn cũng như cách ngăn ngừa và bảo vệ chính mình và những người khác. Hy vọng bài viết của Hellobacsi đã giúp bạn giải đáp được bệnh lậu lây qua đường nào để có đời sống tình dục hạnh phúc và lành mạnh hơn.

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *