Nhận biết sớm 10 triệu chứng tiểu đường giai đoạn đầu

Nhận biết sớm 10 triệu chứng tiểu đường giai đoạn đầu

Nhận biết sớm 10 triệu chứng tiểu đường giai đoạn đầu

Theo thống kê của Bộ Y tế, năm 2021, Việt Nam có đến khoảng 7,1% dân số mắc bệnh tiểu đường (tương đương khoảng 5 triệu người). Đáng nói rằng có tới 50% người bệnh không được chẩn đoán. Điều này cũng bởi những triệu chứng tiểu đường giai đoạn đầu thường khó nhận biết, khiến bệnh nhân không phát hiện bệnh từ sớm. 

Bạn đang đọc: Nhận biết sớm 10 triệu chứng tiểu đường giai đoạn đầu

Cùng Kenshin.vn tìm hiểu về những dấu hiệu cảnh báo bệnh tiểu đường mà bạn nên lưu ý nhé!

Bệnh tiểu đường giai đoạn đầu là gì? 

Thực tế bệnh tiểu đường không giống như ung thư, không được chia thành các giai đoạn cụ thể. Vì vậy, trong bài viết này chỉ đề cập đến triệu chứng tiểu đường giai đoạn đầu là khi bệnh mới được phát hiện.

Bệnh tiểu đường là tình trạng mà lượng đường trong máu (glucose trong máu) của bạn tăng cao. Điều này có thể xuất phát từ việc cơ thể không sử dụng insulin hiệu quả (tiểu đường type 2) hoặc cơ thể không thể tạo ra insulin vì tế bào beta đảo tuỵ (sản xuất ra insulin) bị phá hủy (tiểu đường type 1). 

Những triệu chứng tiểu đường type 1 ở giai đoạn sớm thường xuất hiện đột ngột và khởi phát khi còn trẻ (ở cả thanh thiếu niên). Ngược lại, triệu chứng tiểu đường type 2 giai đoạn đầu thường thầm lặng, một số người không có triệu chứng nào rõ ràng, cho đến khi đã xuất hiện biến chứng trên tim mạch hay thận. 

Nhận biết những triệu chứng tiểu đường giai đoạn đầu 

Dưới đây là 10 dấu hiệu cảnh báo tiểu đường bạn cần lưu ý:

1. Đi tiểu thường xuyên 

Hầu hết mọi người đi tiểu bốn đến bảy lần mỗi ngày. Nếu bạn phải đi vệ sinh nhiều lần hơn, đặc biệt là thức dậy nhiều lần để đi vệ sinh, đó có thể là dấu hiệu cho thấy thận của bạn đang tăng hoạt động để loại bỏ lượng đường dư thừa trong máu ra khỏi cơ thể.

Thường xuyên đi vệ sinh ban đêm, đặc biệt là khi bạn hạn chế uống nước và kiêng dùng cafein, rượu bia sau 7 giờ tối thì có thể là một dấu hiệu bất thường. 

2. Khát nước quá độ 

Nhận biết sớm 10 triệu chứng tiểu đường giai đoạn đầu

Nếu bạn uống hơn 4 lít nước mỗi ngày hoặc uống nước xong vẫn cảm thấy khát, đây có thể dấu hiệu lượng đường trong máu tăng cao. 

3. Đói nhiều 

Khi lượng đường trong máu của bạn không vào được tế bào để tạo ra năng lượng, tế bào sẽ gửi tín hiệu đến não bộ, phát tín hiệu nó đang đói năng lượng. Vì vậy, một trong những triệu chứng tiểu đường giai đoạn đầu có thể bao gồm cảm giác đói liên tục, ngay cả khi bạn vừa ăn xong. 

4. Suy nhược/Mệt mỏi 

Khi glucose không thể đi vào tế bào để tạo thành năng lượng cho bạn hoạt động, đồng thời thận buộc phải “làm việc” quá sức để tăng đào thải lượng đường dư thừa trong máu sẽ gây ra cảm giác mệt mỏi cho người bệnh. 

5. Tê bì tay chân 

Lượng đường trong máu tăng cao có thể làm tổn thương các đầu dây thần kinh, nhất là ở ngón tay, ngón chân. Vì vậy, một trong những triệu chứng tiểu đường giai đoạn đầu là bạn có thể có cảm giác tê bì, châm chích ở các đầu chi mà không rõ nguyên nhân. 

Rất nhiều người đi khám và được chẩn đoán tiểu đường khi bị tê bì tay chân.

Tìm hiểu thêm: Đo tim thai trong quá trình chuyển dạ

Nhận biết sớm 10 triệu chứng tiểu đường giai đoạn đầu

6. Mờ mắt 

Khi đường huyết của bạn cao hơn bình thường có thể ảnh hưởng đến thuỷ tinh thể trong mắt. Trường hợp lượng đường trong máu rất cao mà không được kiểm soát có thể làm suy giảm thị lực, khiến bạn nhìn mờ. Tuy nhiên, khi đường trong máu được kiểm soát, triệu chứng này cũng được cải thiện.

 

7. Ngứa da 

Tuần hoàn máu kém do tiểu đường và mất nước (do đi tiểu thường xuyên) có thể khiến da bạn khô ráp và gây ngứa ngáy. Vậy nên nếu bạn thấy da mình quá khô dù đã uống nước nhiều hơn, đi kèm cảm giác ngứa da liên tục thì cũng có thể là một triệu chứng nghi ngờ tiểu đường. 

8. Vết thương chậm lành và tăng nguy cơ nhiễm trùng da 

Đường nếu tích tụ trong máu quá nhiều sẽ “tàn phá” các thành mạch máu, làm gián đoạn quá trình lưu thông máu. Vì máu huyết lưu thông kém nên các vết cắt, vết bầm tím trên da sẽ mất nhiều thời gian để lành lại và dễ nhiễm trùng hơn. 

Dấu hiệu cảnh báo bạn nên đi khám bác sĩ sớm: Vết cắt, sưng và bầm tím mất hơn vài ngày để lành lại, vết thương đóng vảy nhiều lần và kéo dài hàng tuần liền. 

9. Tâm trạng thất thường 

Triệu chứng tiểu đường giai đoạn đầu còn được xem là “bắt chước” tình trạng trầm cảm. Người bệnh có thể cảm thấy buồn bực, cáu gắt và gắt gỏng với mọi người xung quanh. 

10. Nhiễm trùng đường tiết niệu và nhiễm nấm

Nồng độ đường tăng cao trong nước tiểu là điều kiện lý tưởng để vi khuẩn và nấm men phát triển. Vì vậy mà người bệnh tiểu đường dễ bị:

  • Nhiễm trùng đường tiểu do vi khuẩn với cảm giác nóng rát khi đi tiểu, nước tiểu đục, sẫm màu hoặc có mùi khó chịu.
  • Nhiễm nấm âm đạo đi kèm với ngứa, rát và tiết dịch.

Theo thống kê, những người mắc bệnh tiểu đường có nguy cơ mắc các loại nhiễm trùng này cao gấp đôi so với người bình thường. 

Nếu bạn phát hiện những triệu chứng nghi ngờ tiểu đường này, trước tiên hãy thử ăn chế độ ăn ít chất đạm và giàu rau xanh lá, tránh uống đồ uống có đường và uống đủ 2 lít nước mỗi ngày. Những triệu chứng này đơn thuần có thể chỉ do chế độ ăn nhiều tinh bột và đường của bạn tạo thành. Tuy nhiên, đôi khi chúng lại là hồi chuông cảnh báo cho nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường. 

Những nhóm đối tượng nguy cơ cao mắc bệnh tiểu đường 

Nhận biết sớm 10 triệu chứng tiểu đường giai đoạn đầu

>>>>>Xem thêm: Bệnh mạch máu ngoại vi

Nếu bạn nhận biết mình có những yếu tố nguy cơ mắc bệnh tiểu đường cao hơn, thì cần cảnh giác các triệu chứng tiểu đường giai đoạn đầu để kịp thời ngăn chặn. Một số yếu tố nguy cơ này bao gồm: 

  • Đã bị tiền tiểu đường.
  • Thừa cân.
  • Từ 35 tuổi trở lên.
  • Có cha mẹ, anh chị em mắc bệnh tiểu đường type 2.
  • Hoạt động thể chất ít hơn 3 lần một tuần.
  • Đã từng bị tiểu đường thai kỳ (tiểu đường khi mang thai) hoặc sinh em bé nặng hơn 4kg.

Nhận biết sớm các triệu chứng tiểu đường giai đoạn đầu đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn chặn bệnh tiến triển, kiểm soát tốt các biến chứng nguy hiểm và nâng cao chất lượng cuộc sống người bệnh. Đặc biệt là với những ai có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường cao, việc tầm soát định kì và chú ý chăm sóc sức khỏe là điều rất cần thiết. 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *