Triệu chứng đau mắt hột xuất hiện khi nhiễm trùng do vi khuẩn gây ra ảnh hưởng đến cả hai mắt. Lúc đầu, bệnh đau mắt hột có thể gây ngứa nhẹ và kích ứng mắt hoặc mí mắt. Sau đó, bạn có thể nhận thấy mí mắt bị sưng và mủ chảy ra từ mắt.
Bạn đang đọc: Nhận biết triệu chứng đau mắt hột theo từng giai đoạn
Hãy cùng Kenshin.vn tìm hiểu rõ hơn triệu chứng của bệnh đau mắt hột là gì trong bài viết ngay sau đây!
Nội Dung
Các triệu chứng đau mắt hột chung
Các triệu chứng và dấu hiệu đau mắt hột ban đầu có thể xuất hiện trong vòng 5 đến 12 ngày kể từ khi tiếp xúc với vi khuẩn. Các triệu chứng này có thể bao gồm:
- Ngứa nhẹ, kích ứng mắt và mí mắt
- Tiết dịch mắt, dịch có chứa chất nhầy hoặc mủ
- Sưng mí mắt
- Nhạy cảm hơn với ánh sáng
- Đau mắt
- Mờ mắt
- Đỏ mắt
- Mất thị lực.
Trẻ nhỏ đặc biệt dễ bị nhiễm trùng và mắc bệnh đau mắt hột. Tuy nhiên, biểu hiện đau mắt hột ở trẻ em thường không rõ ràng hoặc tiến triển chậm. Các triệu chứng này có thể không biểu hiện cho đến tuổi trưởng thành.
Triệu chứng đau mắt hột theo từng giai đoạn
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã xác định năm giai đoạn phát triển của bệnh với các triệu chứng đau mắt hột cụ thể như sau:
Tìm hiểu thêm: 8 cách bảo vệ răng hiệu quả, chắc khỏe, trắng sáng cho trẻ
- Viêm – nang. Đây là tình trạng nhiễm trùng ở giai đoạn đầu. Năm hoặc nhiều u nang nhỏ chứa tế bào lympho, một loại tế bào bạch cầu, có thể nhìn thấy bằng độ phóng đại ở bề mặt bên trong của mí mắt trên (kết mạc).
- Viêm – dữ dội. Trong giai đoạn này, bệnh có khả năng lây nhiễm cao và xuất hiện các triệu chứng đau mắt hột là kích ứng mắt, chẳng hạn như mí mắt trên dày lên hoặc sưng lên.
- Sẹo mí mắt. Nhiễm trùng lặp đi lặp lại nhiều lần dẫn đến sẹo ở mí mắt trong. Các vết sẹo thường xuất hiện dưới dạng các đường trắng khi soi bằng kính phóng đại. Mí mắt có thể bị méo và quay vào trong (mí quặm xuống).
- Lông mi mọc ngược (hay còn được gọi là bệnh trichiasis). Lớp niêm mạc bên trong có sẹo của mí mắt tiếp tục biến dạng và kéo các sợi lông mi quay vào trong. Mỗi lần chớp mắt, lông mi sẽ cọ xát và làm xước bề mặt bên ngoài trong suốt của mắt (giác mạc). Tình trạng này khiến bệnh nhân đau mắt, khó chịu. Cơn đau có thể dữ dội đến mức nhiều người phải nhổ lông mi để giảm cơn đau khi chớp mắt.
- Giác mạc bị đục. Giác mạc bị ảnh hưởng bởi tình trạng viêm nhiễm ở dưới mí trên. Tình trạng viêm liên tục kết hợp với việc cọ xát do các lông mi quay vào trong dẫn đến giác mạc bị đục. Tình trạng này kéo dài có thể dẫn đến loét giác mạc và mất thị lực.
Tất cả các triệu chứng đau mắt hột đều nghiêm trọng hơn ở mí mắt trên hơn là ở mí mắt dưới.
Khi nào nên đến gặp bác sĩ?
Các triệu chứng đau mắt hột lần đầu tiên xuất hiện hiếm khi gây ra các vấn đề nghiêm trọng. Các bác sĩ nhãn khoa cho rằng nhiễm trùng lặp đi lặp lại sẽ dẫn đến biến chứng sẹo giác mạc và thậm chí là mù lòa. Nói chung, phải mất nhiều năm trước khi triệu chứng của bệnh đau mắt hột có thể gây mất thị lực.
Hãy thăm khám với bác sĩ càng sớm càng tốt nếu bạn hoặc con bạn bị ngứa hoặc kích ứng mắt hay tiết dịch từ mắt, đặc biệt là nếu đang sinh sống hoặc gần đây đã đi du lịch đến một khu vực phổ biến bệnh đau mắt hột.
>>>>>Xem thêm: 7 cách trị mụn và 3 cách trị gàu bằng mặt nạ mướp đắng
Bệnh đau mắt hột thường rất dễ lây lan. Vì vậy, việc nhận biết và điều trị sớm sẽ giúp ngăn ngừa nhiễm trùng nghiêm trọng có thể dẫn đến mù lòa. Bệnh mắt hột là nguyên nhân gây mù lòa hàng đầu trên toàn thế giới. Đừng quá lơ là hay xem thường bất kỳ một dấu hiệu bất thường nào ở mắt. Hãy luôn quan tâm và chăm sóc “cửa sổ tâm hồn” của mình từ ngay ngày hôm nay bạn nhé!