Nếu nhận biết được các triệu chứng suy tim, bạn có thể phát hiện bệnh sớm và tìm ra phương pháp chữa trị kịp thời. Nhờ đó, bạn sẽ ngăn ngừa được tình trạng khó thở, mệt mỏi, ho, phù, đau tức ngực…
Bạn đang đọc: Nhận biết triệu chứng suy tim theo từng cấp độ
Suy tim có thể gây tác động nặng nề tới sức khỏe tổng thể và chất lượng cuộc sống của người bệnh. Càng tiến đến những giai đoạn về sau, quá trình điều trị sẽ ngày càng khó khăn hơn. Vì vậy, bạn hãy theo dõi thông tin Kenshin.vn chia sẻ dưới đây về triệu chứng suy tim ở mỗi giai đoạn và giải pháp kiểm soát bệnh hiệu quả nhé!
Nội Dung
Các cấp độ triệu chứng suy tim
Theo Hội Tim mạch New York (NYHA), suy tim được phân độ theo triệu chứng bao gồm:
• Triệu chứng suy tim độ 1: Người bị suy tim độ 1 thường không gặp bất kỳ triệu chứng nào, các vận động thể lực thông thường không gây khó thở, mệt mỏi hay hồi hộp.
• Triệu chứng suy tim độ 2: Người bệnh suy tim độ 2 cảm thấy khỏe khi nghỉ ngơi, tuy nhiên các triệu chứng mệt mỏi, đánh trống ngực, khó thở có thể xuất hiện khi vận động gắng sức, làm việc nặng.
• Triệu chứng suy tim độ 3: Người bệnh suy tim độ 3 cần hạn chế hoạt động thể lực, có thể cảm thấy khó thở, mệt mỏi khi thực hiện các sinh hoạt thường ngày như đi bộ, leo cầu thang… Tuy nhiên, người bệnh thường khỏe khi nghỉ ngơi.
• Triệu chứng suy tim độ 4: Tình trạng khó thở xuất hiện ngay cả khi nghỉ ngơi, người bệnh suy tim độ 4 thường sẽ không thể thực hiện bất kỳ hoạt động thể chất nào, chỉ cần vận động nhẹ cũng gây khó thở.
Các triệu chứng suy tim độ 1 và độ 2 thường không rõ ràng, chưa ảnh hưởng nhiều tới sức khỏe nên nhiều người bệnh chủ quan không đi thăm khám khiến bệnh âm thầm chuyển sang giai đoạn nặng hơn.
Khi nào triệu chứng suy tim trở nặng?
Rất nhiều người chỉ phát hiện ra bệnh suy tim khi đã chuyển sang giai đoạn nặng là độ 3 và độ 4. Bệnh suy tim nếu không được phát hiện sớm và điều trị đúng cách sẽ nhanh chóng tiến triển đến giai đoạn nặng. Sau đây là một số dấu hiệu cảnh báo bệnh suy tim trở nặng mà bạn cần lưu ý:
• Tiêu hóa: Đầy chướng, khó tiêu, chán ăn, buồn nôn.
• Giấc ngủ: Mất ngủ về đêm, thức giấc do khó thở và ho kéo dài.
• Tình trạng sưng: Xuất hiện triệu chứng sưng phù ở mắt cá chân, bàn chân và bụng dẫn đến tăng cân đột ngột.
• Hô hấp: Ho dai dẳng từng cơn kèm theo đờm trắng hoặc có bọt hồng, khò khè, khó thở thường xuyên, vận động nhẹ hay nghỉ ngơi cũng thấy khó thở.
Các triệu chứng suy tim nghiêm trọng này khiến cho máu bị ứ trệ tại phổi, tuần hoàn ngoại vi, không thể bơm máu đến các cơ quan của cơ thể và hệ thống tiêu hóa. Bạn cần nhanh chóng gặp bác sĩ để được tư vấn phương pháp kiểm soát bệnh.
Giải pháp kiểm soát triệu chứng suy tim hiệu quả
Để có thể kiểm soát tình trạng suy tim và giảm nhẹ các triệu chứng suy tim, người bệnh cần kết hợp đồng thời nhiều giải pháp, bao gồm: điều trị bằng thuốc hoặc can thiệp phẫu thuật, điều chỉnh lối sống lành mạnh và sử dụng thêm thực phẩm chức năng tốt cho tim mạch.
1. Thay đổi lối sống lành mạnh
Đây được coi là giải pháp tự nhiên giúp tăng cường sức khỏe cho người bệnh suy tim và giảm thiểu được các yếu tố nguy cơ khiến bệnh trở nặng.
• Ăn uống bổ dưỡng: Bạn nên ăn nhiều cá chứa omega-3 tốt cho tim, tăng cường vitamin, chất xơ có trong rau xanh, trái cây tươi và ngũ cốc nguyên hạt. Đồng thời, bạn cần giảm ăn mặn để tránh tích nước gây phù, hạn chế các loại thực phẩm giàu chất béo, cholesterol và đường có thể gây thừa cân, béo phì và các bệnh tiềm ẩn khác.
• Luyện tập đều đặn: Thói quen tập luyện thường xuyên mỗi ngày cũng là cách giúp bạn có thể cải thiện sức khỏe tim mạch. Bạn có thể tập luyện khoảng 30 phút ở các ngày trong tuần với các hoạt động như đi bộ, đạp xe, tập yoga… Tuy nhiên, trước khi tập luyện bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ về các bài tập, tránh vận động hay làm việc quá sức sẽ khiến bệnh suy tim trở nặng thêm.
• Giữ tinh thần lạc quan: Khi được chẩn đoán mắc bệnh suy tim, không ít người bệnh cảm thấy suy sụp và rơi vào trạng thái lo âu, trầm cảm. Tuy nhiên, điều này có thể khiến bệnh trở nên trầm trọng hơn. Để giữ tinh thần lạc quan, bạn nên chia sẻ cảm xúc với người thân và bạn bè để có thêm động lực chiến đấu với bệnh tật. Ngoài ra, bạn cũng có thể giữ tâm lý thư giãn, thoải mái bằng cách làm việc mình thích như nghe nhạc, đọc sách, câu cá, ngồi thiền, yoga…
2. Điều trị bằng thuốc hoặc phẫu thuật
Tìm hiểu thêm: 7 lý do tại sao bạn không nên bắt bệnh theo “bác sĩ Google”
>>>>>Xem thêm: Ngày đèn đỏ nên ăn gì? 10 thực phẩm giúp bạn dễ chịu
Chỉ định điều trị bằng thuốc là lựa chọn hàng đầu để giúp giảm nhẹ các triệu chứng suy tim và ngăn ngừa bệnh nặng hơn. Người bệnh sau khi thăm khám sẽ được bác sĩ tư vấn sử dụng các loại thuốc như thuốc trợ tim, thuốc chống đông, thuốc chống loạn nhịp, thuốc lợi tiểu, thuốc hạ huyết áp… Nếu việc sử dụng thuốc không còn mang lại hiệu quả, bác sĩ có thể cân nhắc và đề nghị bạn thực hiện các phương pháp phẫu thuật phù hợp.
Suy tim là bệnh không thể giải quyết “một sớm một chiều”, người bệnh cần tìm kiếm một giải pháp toàn diện, lâu dài, hiệu quả, ít tốn kém song song với việc sử dụng thuốc và thay đổi lối sống lành mạnh.
3. Dùng thảo dược kiểm soát triệu chứng suy tim
Hiện nay, có rất nhiều sản phẩm được điều chế từ thảo dược trên thị trường với tác dụng cải thiện sức khỏe tim mạch. Tuy nhiên, không phải sản phẩm hỗ trợ nào cũng có tác dụng tốt với tim mạch. Các chuyên gia tim mạch đều nhận định rằng có một thước đo chuẩn xác nhất về chất lượng của Thực phẩm bảo vệ sức khỏe dưới dạng thảo dược, đó là các sản phẩm được kiểm chứng lâm sàng về độ hiệu quả, an toàn và chất lượng trong việc làm giảm triệu chứng suy tim tiến triển. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng bất kỳ thuốc hay loại thảo dược nào.
Triệu chứng suy tim từ giai đoạn ban đầu cho đến giai đoạn nặng đều cần có sự nhận thức sớm và kiên trì điều trị từ phía người bệnh. Nếu bạn quyết tâm tìm được cách chữa trị phù hợp, bệnh suy tim sẽ được kiểm soát hiệu quả!