Nhiễm trùng đường ruột bao lâu thì hết? Làm gì để mau hồi phục?

Nhiễm trùng đường ruột bao lâu thì hết? Làm gì để mau hồi phục?

Nhiễm trùng đường ruột bao lâu thì hết? Làm gì để mau hồi phục?

Nhiễm trùng đường ruột gây ra các triệu chứng tiêu chảy, nôn mửa, đau bụng quằn quại và vô cùng khó chịu. Chúng khiến người bệnh suy nhược, mệt mỏi, cản trở các hoạt động hàng ngày. Do đó, rất nhiều người bệnh có thắc mắc nhiễm trùng đường ruột bao lâu thì hết hay khi nào tình trạng tiêu chảy nhiễm trùng sẽ biến mất? Cùng Kenshin.vn tìm lời giải đáp cho câu hỏi trên qua bài sau dưới đây!

Bạn đang đọc: Nhiễm trùng đường ruột bao lâu thì hết? Làm gì để mau hồi phục?

Nhiễm trùng đường ruột (hay còn gọi là nhiễm trùng tiêu hóa, viêm dạ dày ruột) là tình trạng gây ra bởi sự xâm nhập của vi sinh vật vào đường ruột. Các tác nhân gây bệnh có thể là virus, vi khuẩn và ký sinh trùng. Một người có thể bị nhiễm trùng đường ruột do uống nước hoặc ăn thực phẩm bị ô nhiễm (ngộ độc thực phẩm). Hoặc bạn cũng có thể bị nhiễm trùng thông qua tiếp xúc trực tiếp với người bị nhiễm bệnh hoặc các vật dụng bị ô nhiễm như dao kéo, vòi, đồ chơi hoặc tã lót.

Các triệu chứng nhiễm trùng đường ruột ở người lớn

Các biểu hiện của nhiễm trùng đường ruột không giống nhau ở mọi người bệnh. Một số triệu chứng phổ biến nhất bao gồm:

  • Tiêu chảy (đi ngoài phân lỏng > 3 lần/ngày)
  • Buồn nôn, có hoặc không kèm nôn mửa
  • Đau bụng quằn quại
  • Sốt
  • Đau đầu
  • Đi cầu ra máu (có máu trong phân). Tình trạng này có thể do vi khuẩn hoặc ký sinh trùng gây ra. Tuy nhiên, đây có thể là dấu hiệu của tình trạng tiềm ẩn nghiêm trọng hơn. Hãy đi khám bác sĩ nếu phát hiện có máu trong phân.

Nhiễm trùng đường ruột bao lâu thì hết tùy thuộc vào tác nhân gây nhiễm trùng

Nhiễm trùng đường ruột bao lâu thì hết? Làm gì để mau hồi phục?

1. Nhiễm virus đường ruột

Nhiễm trùng đường ruột do virus thường có triệu chứng buồn nôn, nôn mửa và tiêu chảy. Nhiễm trùng đường ruột bao lâu thì hết nếu nhiễm virus? Thông thường, người bệnh sẽ hồi phục nhanh, trong vòng 1 đến 2 ngày.

Các loại virus có thể gây nhiễm trùng đường ruột bao gồm:

  • Rotavirus: thường gặp ở trẻ nhỏ, lây lan qua tiếp xúc với chất nôn hoặc phân ô nhiễm
  • Norovirus: rất dễ lây lan, đặc biệt là ở những nơi đông người như trung tâm chăm sóc trẻ em, viện dưỡng lão và khu du lịch
  • Adenovirus
  • Astrovirus.

2. Nhiễm khuẩn đường ruột ở người lớn

Nhiễm trùng đường ruột ở người lớn do vi khuẩn thường có triệu chứng sốt và tiêu chảy. Các triệu chứng thường không kéo dài quá một tuần, nhưng đôi khi có thể kéo dài hơn.

Các chủng vi khuẩn có thể gây nhiễm trùng đường ruột bao gồm:

  • Campylobacter: Thường liên quan đến việc ăn thịt gà bị ô nhiễm. Những người có nguy cơ cao nhiễm loại vi khuẩn này là trẻ em, người già, khách du lịch và những người bị suy dinh dưỡng.
  • Salmonella: Thường lây lan qua thịt, gia cầm hoặc trứng bị ô nhiễm.
  • Shigella: Thường xảy ra vào mùa nắng do thiếu nước uống và nước sinh hoạt. Bệnh thường gặp nhất ở các nơi có điều kiện sống thấp, vệ sinh kém.
  • Clostridium difficile: Thường liên quan đến việc dùng thuốc kháng sinh hoặc đang nằm viện.

3. Nhiễm trùng đường ruột bao lâu thì hết nếu nhiễm ký sinh trùng?

Câu trả lời tùy vào loại ký sinh trùng gây bệnh. Ký sinh trùng gây nhiễm trùng đường ruột bao gồm những loài sau:

  • Giardia: lây nhiễm qua phân của người và động vật bị nhiễm bệnh. Nhiễm trùng đường ruột do Giardia thường kéo dài từ 2 đến 6 tuần. Bệnh phổ biến nhất ở trẻ nhỏ và khách du lịch. Các triệu chứng đầu tiên thường là tiêu chảy mỗi ngày và mệt mỏi tăng dần. Các triệu chứng khác ít phổ biến hơn bao gồm sốt, ngứa da, nổi mề đay, sưng mắt và khớp. Đối với những người có hệ miễn dịch suy yếu (ví dụ do bệnh như HIV), các triệu chứng có thể kéo dài hơn.
  • Cryptosporidium: lây lan qua thực phẩm hoặc nước bị ô nhiễm. Các triệu chứng thường kéo dài khoảng 1 đến 2 tuần (có thể từ vài ngày đến hơn 4 tuần) ở những người có hệ miễn dịch khỏe mạnh. Triệu chứng phổ biến nhất là tiêu chảy, đau bụng, mất nước, buồn nôn, nôn mửa, sốt, giảm cân.
  • Lỵ amip (Entamoeba histolytica): chủ yếu ảnh hưởng đến người trẻ, thường lây lan qua nước hoặc thực phẩm bị ô nhiễm. Thông thường, bệnh kéo dài khoảng 2 tuần nhưng có thể tái phát nếu không điều trị. Các triệu chứng bao gồm tiêu chảy mỗi ngày và đôi khi có máu, mệt mỏi, đầy hơi, đau khi đi tiêu, giảm cân.

Bạn có thể quan tâm:

Nhiễm trùng đường ruột bao lâu thì hết và khi nào cần đi khám?

Sau khi hiểu rõ “Nhiễm trùng đường ruột bao lâu thì hết?”, bạn cũng cần biết rằng trong hầu hết các trường hợp, nhiễm trùng đường ruột sẽ tự hết sau vài ngày. Người bệnh có thể tự điều trị và theo dõi tại nhà. Lưu ý quan trọng nhất là phải bù đủ nước do tiêu chảy khiến cơ thể mất nhiều nước.

Hãy quan tâm đặc biệt đến những người có hệ miễn dịch suy yếu như trẻ nhỏ dưới 5 tuổi, người già trên 65 tuổi và những người có sức khỏe kém.

Hãy đi khám bác sĩ nếu:

  • Triệu chứng nghiêm trọng: sốt cao hơn 39°C, đau bụng dữ dội, tiêu chảy liên tục và ồ ạt.
  • Có máu hoặc chất nhầy trong phân, nôn ra máu.
  • Tiêu chảy hoặc nôn mửa kéo dài hơn 2 ngày, không có khả năng giữ chất lỏng (tiêu chảy, nôn mửa liên tục không bổ sung được nước) trong 24 giờ.
  • Dấu hiệu mất nước (khát nước quá mức, khô miệng, ít hoặc không có nước tiểu hoặc nước tiểu màu vàng đậm, cực kỳ suy nhược, chóng mặt, choáng váng).
  • Đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, nhiễm trùng đường ruột có thể nguy hiểm hơn do hệ miễn dịch của trẻ chưa phát triển đầy đủ. Nếu trẻ sơ sinh (dưới 3 tháng tuổi) bị tiêu chảy, hãy đưa bé đi khám ngay. Các dấu hiệu cần được cấp cứu gồm:

    • Mất nước (không đi tiểu, xanh xao, mắt trũng sâu, tay chân lạnh hoặc rất cáu kỉnh)
    • Tiêu chảy, nôn mửa liên tục, không bổ sung được nước
    • Khó chịu, đau bụng dữ dội
    • Ốm yếu, phản ứng kém, bú kém hoặc sốt
    • Sốt trên 39°C
    • Có máu trong phân
    • Giảm cân.

    Tìm hiểu thêm về nhiễm khuẩn đường ruột ở trẻ sơ sinh tại đây.

    Cần làm gì để người bị nhiễm trùng đường ruột mau hồi phục?

    Tìm hiểu thêm: 4 cách để cho bé ăn dâu tây

    Nhiễm trùng đường ruột bao lâu thì hết? Làm gì để mau hồi phục?

    >>>>>Xem thêm: Tác dụng phụ của trà xanh đối với trẻ nhỏ

    Trong hầu hết các trường hợp, người bệnh được khuyến nghị tự chăm sóc tại nhà. Cụ thể như sau:

    • Phương pháp điều trị quan trọng nhất đối với cả người lớn và trẻ em bị nhiễm trùng đường ruột là bù nước. Bị nhiễm trùng đường ruột nên uống gì? Uống nhiều nước, bao gồm nước lọc, nước ép trái cây, súp và đồ uống bù điện giải (ví dụ như Oresol). Tuy nhiên, uống nhiều nước cùng một lúc có thể khiến tình trạng buồn nôn và nôn mửa nặng hơn. Hãy uống từng ngụm nhỏ thường xuyên trong vài giờ, thay vì uống một lượng lớn cùng một lúc.
    • Nghỉ ngơi nhiều và chú ý các dấu hiệu mất nước.
    • Cố gắng ăn từng chút một bằng cách chia nhỏ bữa ăn, mỗi lần ăn một lượng nhỏ thức ăn nếu bạn cảm thấy buồn nôn. Bị nhiễm trùng đường ruột nên ăn gì? Hãy bắt đầu với những thức ăn nhạt, dễ tiêu hóa, chẳng hạn như như súp, cơm, mì ống, bánh mì, thịt gà. Tránh sữa và các sản phẩm từ sữa, caffeine, rượu, nicotine và chất béo hoặc thực phẩm nhiều gia vị trong vài ngày.
    • Dùng thuốc nếu cần. Dùng các thuốc giảm đau hạ sốt như paracetamol. Dùng thuốc chống nôn (chẳng hạn như metoclopramide) và/hoặc thuốc chống tiêu chảy (chẳng hạn như loperamid) nếu cần. Chỉ dùng kháng sinh khi có chỉ định của bác sĩ.

    Nhiễm trùng đường ruột có uống kháng sinh không?

    Một số người có thể cần dùng thuốc kháng sinh để điều trị nhiễm trùng đường ruột do ký sinh trùng và vi khuẩn. Kháng sinh sẽ không có tác dụng nếu nhiễm trùng là do virus. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng trong một số trường hợp, thuốc kháng sinh có thể kéo dài tình trạng bệnh và tăng nguy cơ tái phát, thậm chí có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm. Do đó, không tự ý sử dụng kháng sinh mà không có chỉ định của bác sĩ.

    Tóm lại, câu trả lời cho câu hỏi “Nhiễm trùng đường ruột bao lâu thì hết?” sẽ khác nhau tùy vào tác nhân gây bệnh và thể trạng mỗi người bệnh. Tuy nhiên, nếu bệnh nhân bị tiêu chảy hoặc nôn quá 2 ngày mà không thể bù nước, cần phải đưa người bệnh đến cơ sở y tế. Hãy đặc biệt chú ý nếu người bệnh thuộc các đối tượng có hệ miễn dịch suy yếu như trẻ nhỏ, trẻ sơ sinh, người ốm yếu.

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *