Nhiễm trùng máu và ung thư máu: Điểm giống và khác nhau

Nhiễm trùng máu và ung thư máu: Điểm giống và khác nhau

Nhiễm trùng máu và ung thư máu: Điểm giống và khác nhau

Nhiễm trùng máu và ung thư máu đều là những tình trạng nguy hiểm có tỷ lệ tử vong cao. Hiện nay, nhiều bệnh nhân vẫn thường nghĩ nhiễm trùng máu chính là ung thư máu. Vậy nhiễm trùng máu có phải là ung thư máu không?

Bạn đang đọc: Nhiễm trùng máu và ung thư máu: Điểm giống và khác nhau

Thực tế, đây là hai bệnh hoàn toàn khác nhau. Nhiễm trùng máu là một trong các biến chứng của bệnh ung thư. Ở Mỹ, mỗi năm có khoảng 1/10 ca tử vong vì nhiễm trùng máu khi bệnh nhân đang điều trị ung thư. Trong khi đó, ung thư máu là bệnh cũng liên quan đến máu, vì thế đã có nhiều người nhầm lẫn chúng với nhau. Bài viết sau sẽ giúp bạn phân biệt hai căn bệnh này.

Sự khác nhau giữa ung thư máu và nhiễm trùng máu

Nhiễm trùng máu

Nhiễm trùng máu là bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn, virus và nấm gây ra. Các vi sinh vật này sẽ sản sinh độc tố đưa vào máu. Lúc này, hệ miễn dịch sẽ chống trả bằng các phản ứng viêm và gây ra tình trạng viêm toàn thân, ảnh hưởng đến nhiều cơ quan của cơ thể.

Nhiễm trùng máu khi không được điều trị sẽ dẫn đến biến chứng sốc nhiễm trùng. Sốc nhiễm trùng làm huyết áp hạ xuống mức cực thấp khiến cho các cơ quan, hệ thống chính của cơ thể như thận, gan, phổi và hệ thần kinh trung ương ngừng hoạt động, dẫn đến tử vong.

Nhiễm trùng máu bắt đầu từ bệnh nhiễm trùng. Những bệnh nhiễm trùng phổ biến gây ra nhiễm trùng máu bao gồm:

  • Nhiễm trùng ở xương (thường gặp ở trẻ em)
  • Nhiễm trùng ở ruột (bệnh viêm phúc mạc)
  • Nhiễm trùng ở thận (nhiễm trùng đường tiết niệu, viêm bể thận hoặc viêm niệu đạo)
  • Nhiễm trùng ở não (viêm màng não)
  • Nhiễm trùng ở phổi (viêm phổi)
  • Nhiễm trùng ở da (viêm mô tế bào)

Đối với những người nằm viện, nguy cơ nhiễm trùng thường đến từ đường tiêm truyền tĩnh mạch, ống thông vào cơ thể hay các vết thương hậu phẫu thuật.

Người lớn tuổi và trẻ sơ sinh cũng là những đối tượng có nguy cơ cao bị nhiễm trùng máu.

Nhiễm trùng máu và ung thư máu: Điểm giống và khác nhau

Các triệu chứng nhiễm trùng máu bao gồm:

  • Ớn lạnh
  • Lú lẫn hoặc mê sảng
  • Sốt hoặc hạ thân nhiệt
  • Đau đầu do huyết áp thấp
  • Tim đập nhanh
  • Phát ban da

Khi bị nhiễm trùng máu, người bệnh sẽ được điều trị tại phòng chăm sóc đặc biệt (ICU) ở bệnh viện. Cách điều trị nhiễm trùng máu chủ yếu là dùng thuốc kháng sinh đường tiêm tĩnh mạch.

Ngoài ra, còn có các phương pháp điều trị y tế khác bao gồm:

  • Liệu pháp oxy
  • Truyền dịch
  • Dùng thuốc làm tăng huyết áp
  • Chạy thận nếu có suy thận
  • Thở máy nếu bị suy hô hấp

Ung thư máu

Tìm hiểu thêm: Trà giảm cân liệu có tác dụng như bạn vẫn nghĩ?

Nhiễm trùng máu và ung thư máu: Điểm giống và khác nhau

Ung thư máu bắt đầu khi tủy xương (nơi sản xuất các tế bào máu) tạo ra các tế bào máu bất thường, đồng thời làm gián đoạn chức năng của các tế bào máu bình thường như khả năng chống lại nhiễm trùng hay tạo ra các tế bào máu mới.

Ung thư máu có 3 loại: bệnh bạch cầu, lymphoma và u tủy.

♦ Bệnh bạch cầu là ung thư máu bắt nguồn từ tủy xương. Nó xảy ra khi cơ thể tạo ra quá nhiều tế bào bạch cầu bất thường làm tắc nghẽn tủy xương, ngăn tủy xương sản xuất các tế bào hồng cầu và tiểu cầu.

♦ Lymphoma là bệnh ung thư máu ảnh hưởng đến hệ bạch huyết và phát triển trong các tế bào gọi là tế bào lympho (một phân lớp của bạch cầu có nhiệm vụ giúp cơ thể chống lại nhiễm trùng). Khi cơ thể sản sinh ra tế bào lympho một cách vô tổ chức, sẽ gây nên tình trạng quá tải làm tổn hại hệ thống miễn dịch của cơ thể.

♦ U tủy là một bệnh ung thư máu bắt đầu trong các tế bào huyết tương. Các tế bào này nhân đôi một cách nhanh chóng, phá vỡ hệ thống miễn dịch và làm cho tủy không thể hoạt động bình thường.

Nguyên nhân gây ra ung thư máu hiện nay vẫn chưa rõ ràng, nhưng có một số tác nhân đóng góp làm tăng nguy cơ ung thư máu, đó là:

  • Nhiễm phóng xạ
  • Nhiễm các hóa chất độc hại
  • Hút thuốc lá
  • Dị tật bẩm sinh

Các triệu chứng ung thư máu phổ biến là:

  • Sốt, ớn lạnh
  • Mệt mỏi kéo dài, suy kiệt
  • Chán ăn, buồn nôn
  • Sút cân không rõ nguyên do
  • Đổ mồ hôi vào ban đêm
  • Đau xương, khớp
  • Khó chịu ở bụng
  • Nhức đầu
  • Khó thở
  • Thường bị nhiễm trùng
  • Ngứa da hoặc phát ban da
  • Sưng hạch bạch huyết ở cổ, nách hoặc háng

Điều trị ung thư máu phụ thuộc vào loại ung thư, tuổi của người bệnh và ung thư tiến triển nhanh như thế nào. Một số phương pháp điều trị ung thư máu phổ biến là:

  • Cấy ghép tế bào gốc: giúp tạo ra các tế bào máu khỏe mạnh cho cơ thể.
  • Hóa trị: sử dụng thuốc chống ung thư để can thiệp và ngăn chặn sự phát triển của các tế bào ung thư trong cơ thể.
  • Xạ trị: tiêu diệt các tế bào ung thư cũng như giảm đau, khó chịu cho người bệnh.

Mối liên hệ giữa nhiễm trùng máu và ung thư máu

Nhiễm trùng máu và ung thư máu: Điểm giống và khác nhau

>>>>>Xem thêm: Hội chứng Cushing

Ung thư là một căn bệnh ác tính ảnh hưởng đến mọi cơ quan và hệ thống trong cơ thể. Các tế bào ác tính (tế bào ung thư) là những tế bào bất thường, tăng sinh liên tục và hình thành khối u.

Các tế bào ung thư cũng có thể thoát ra khỏi khối u, xâm nhập vào dòng máu và di căn sang các bộ phận khác trên cơ thể.

Bệnh nhân ung thư phải trải qua hóa trị và xạ trị. Các phương pháp này làm cho hệ miễn dịch yếu đi, khiến người bệnh dễ bị nhiễm trùng, đặc biệt là nhiễm trùng máu.

Một nghiên cứu của Mỹ được công bố năm 2004 cho thấy, bệnh nhân mắc bệnh ung thư phải nhập viện có nhiều khả năng bị nhiễm trùng máu nặng hơn những người khác. Đó là vì họ gặp phải những rủi ro sau đây:

  • Nằm viện thường xuyên làm tăng nguy cơ nhiễm trùng bệnh viện.
  • Phẫu thuật, đặt ống thông và các thủ thuật chọc xuyên da mà người bệnh ung thư phải làm khiến vi khuẩn dễ dàng xâm nhập vào cơ thể hơn.
  • Hệ thống miễn dịch suy yếu vì phải điều trị chống lại ung thư.
  • Ung thư cũng làm cho người bệnh suy dinh dưỡng, suy nhược cơ thể, làm tăng nguy cơ bị nhiễm trùng.

Hy vọng bài viết này đã giúp bạn phân biệt được nhiễm trùng máu và ung thư máu. Đây là hai bệnh lý về máu khác nhau nhưng đều có thể gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng, đôi khi dẫn đến tử vong nếu không được chẩn đoán sớm và điều trị kịp thời. Nếu gặp phải bất kỳ triệu chứng nào của hai bệnh lý trên, bạn nên đến bệnh viện để được thăm khám ngay.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *