Trẻ thường xuyên quấy khóc, đôi khi kiểm tra vùng miệng của con bố mẹ sẽ phát hiện thấy có những vết loét bên trong. Điều này báo hiệu trẻ đang bị nhiệt miệng hay trẻ bị loét miệng. Vậy cách chữa loét miệng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ là gì?
Bạn đang đọc: Nhiệt miệng ở trẻ sơ sinh có nguy hiểm? 6 cách chữa loét miệng cho bé
Nếu phụ huynh cảm thấy lo lắng khi trẻ sơ sinh bị nhiệt miệng thì hãy cùng Kenshin.vn cập nhật ngay 6 cách chữa loét miệng cho bé sau đây.
Nội Dung
- 1 Nhiệt miệng ở trẻ sơ sinh là gì?
- 2 Nguyên nhân trẻ sơ sinh bị nhiệt miệng
- 3 Dấu hiệu nhận biết loét miệng ở trẻ sơ sinh
- 4 Nhiệt miệng ở trẻ sơ sinh có nguy hiểm không?
- 5 Mách mẹ 6 cách chữa loét miệng cho bé đơn giản, hiệu quả
- 5.1 1. Cách chứa loét miệng cho bé: Đưa trẻ đi khám bác sĩ
- 5.2 Đọc thêm
- 5.3 2. Cách chữa loét miệng cho bé với nước muối ấm
- 5.4 3. Thoa nước cốt nghệ là một cách chữa loét miệng
- 5.5 4. Thoa nước cốt lá húng quế hoặc lá rau ngót
- 5.6 5. Bé bị nhiệt miệng phải làm sao? Dùng dầu dừa
- 5.7 6. Chữa nhiệt miệng ở trẻ sơ sinh bằng mật ong
- 5.8 Bạn có thể xem thêm:
- 6 Làm thế nào để giảm nguy cơ trẻ bị loét miệng?
- 7 Lưu ý quan trọng khi thực hiện cách chữa loét miệng cho trẻ sơ sinh
Nhiệt miệng ở trẻ sơ sinh là gì?
Loét miệng (hay còn gọi là nhiệt miệng) vốn không phổ biến ở trẻ sơ sinh. Tuy nhiên, trẻ vẫn có thể gặp phải với triệu chứng đặc trưng là những vết loét nhỏ có kích thước vài milimet.
Vết loét này có thể xuất hiện đơn độc hay xuất hiện thành từng mảng và thường tập trung ở mặt trong niêm mạc má, vòm họng, lưỡi, môi.
Nếu bạn thấy bé bị loét miệng, bạn nên đưa bé đi khám vì tình trạng trẻ sơ sinh nhiệt miệng có thể khiến bé đau đớn. Những vết loét này thường xuất hiện dọc theo môi, và chúng cũng có thể xuất hiện bên trong nướu, má hoặc lưỡi bé.
Nguyên nhân trẻ sơ sinh bị nhiệt miệng
Nhiệt miệng ở trẻ sơ sinh là do đâu? Trẻ sơ sinh bị nhiệt miệng hay trẻ bị loét miệng có thể là do virus herpes gây ra. Trẻ sơ sinh bị lở miệng có thể bị lây nhiễm virus này thông qua:
- Một nụ hôn
- Những vết loét này cũng có thể xuất phát từ các vết lở do chấn thương hoặc căng thẳng.
Ngoài ra, trẻ sơ sinh bị lở miệng cũng có thể là do những nguyên nhân như:
- Bé bị lở miệng do mệt mỏi hoặc bị kích thích quá mức có thể khiến hệ miễn dịch suy yếu
- Nhai hoặc cắn phải má
- Có vật gì đó gây thương tích ở bên trong miệng
- Lo lắng hoặc căng thẳng.
Các vết loét miệng ở trẻ sơ sinh cũng phát triển giống như người lớn. Sau khi bé bị loét miệng được điều trị, những vết loét này sẽ biến mất sau vài ngày. Mời bạn đọc tiếp để biết cách chữa loét miệng cho bé.
Đọc thêm
Nguyên nhân và cách điều trị nhiệt miệng ở trẻ nhỏ
Dấu hiệu nhận biết loét miệng ở trẻ sơ sinh
- Trẻ sơ sinh bị nhiệt miệng thường có các vết loét thường xuất hiện chủ yếu ở nướu và má, hoặc nhiệt miệng ở lưỡi.
- Nhiệt miệng ở trẻ sơ sinh tạo ra những vết loét có thể xuất hiện giống như một chấm đỏ, khi chạm vào khiến bé đau đớn
- Trẻ sơ sinh bị lở miệng có những vết loét có thể có màu vàng, xám hoặc trắng
- Các vết loét có thể phát triển lên đến kích thước của một chiếc nhẫn nhỏ
- Khi thực phẩm, lưỡi hoặc các vật khác chạm vào, bé sẽ cảm thấy đau.
Bạn có thể xem thêm:
Tại sao bị nhiệt miệng liên tục? 9 nguyên nhân thường gặp và cách phòng ngừa
Nhiệt miệng ở trẻ sơ sinh có nguy hiểm không?
Nhiều cha mẹ lo lắng không biết nhiệt miệng ở trẻ sơ sinh có nguy hiểm không. Thực tế, trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bị nhiệt miệng là tình trạng bình thường.
Tuy thường gặp nhưng nhiệt miệng ở trẻ cũng thường khỏi sau khoảng 2 tuần. Trong phần lớn các trường hợp, loét miệng có thể là triệu chứng bình thường cho thấy hệ miễn dịch của bé bị suy yếu.
Mặc dù vậy, trong một số trường hợp, nhiệt miệng cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo một số bệnh lý nguy hiểm ở trẻ em. Lúc này, trẻ thường có những biểu hiện kèm theo như sốt cao liên tục, đau bụng, sút cân không lý do, đi ngoài ra máu… Nếu nhiệt miệng tái phát nhiều lần, hoặc loét miệng cùng các triệu chứng vừa nêu, cha mẹ nên đưa trẻ đi khám để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Với nhiệt miệng thông thường, cha mẹ có thể tham khảo những cách chữa loét miệng cho bé sau đây.
Mách mẹ 6 cách chữa loét miệng cho bé đơn giản, hiệu quả
Tìm hiểu thêm: Các loại tinh dầu kích thích ham muốn, giúp cuộc yêu thêm nồng cháy
>>>>>Xem thêm: Tên tiếng Pháp hay cho nữ mang lại nhiều may mắn cho con
Trẻ sơ sinh bị nhiệt miệng phải làm sao hay bé bị nhiệt miệng phải làm sao là băn khoăn thường gặp của nhiều cha mẹ vì tình trạng này gây đau đớn, khó chịu, khiến bé quấy khóc, thậm chí bỏ bú.
Thông thường, loét miệng thường tự khỏi sau một thời gian nhưng phải mất từ 7–10 ngày. Vậy, nếu muốn trẻ mau khỏi thì cách trị nhiệt miệng cho bé ra sao? Dưới đây là lời giải đáp cho vấn đề trẻ sơ sinh bị nhiệt miệng nên làm gì?
1. Cách chứa loét miệng cho bé: Đưa trẻ đi khám bác sĩ
Bé bị nhiệt miệng phải làm sao? Khi thấy trẻ bị loét miệng, cách chữa loét miệng tốt nhất là bạn nên đưa bé đi khám. Có rất nhiều phương pháp điều trị khác nhau. Bác sĩ sẽ dựa vào tình hình của bé mà chọn một phương án thích hợp.
Đọc thêm
Cách chữa nhiệt miệng bằng mật ong
2. Cách chữa loét miệng cho bé với nước muối ấm
Trẻ sơ sinh bị nhiệt miệng nên làm gì? Sử dụng nước muối ấm để vệ sinh miệng cho bé là một trong những cách chữa loét miệng. Nước muối có tính kháng khuẩn cao, giúp vết loét mau lành.
3. Thoa nước cốt nghệ là một cách chữa loét miệng
Trẻ bị viêm loét miệng phải làm sao? Thoa nước cốt nghệ đã được giã nát hoặc xay nhuyễn lên vết loét cũng là cách trị nhiệt miệng cho bé rất hiệu quả. Nghệ có chống viêm, khử trùng và kháng khuẩn nên sẽ giúp vết thương mau lành.
4. Thoa nước cốt lá húng quế hoặc lá rau ngót
Trẻ em bị loét miệng phải làm sao? Thoa nước cốt lá húng quế hoặc lá rau ngót lên vết loét miệng của bé là một cách chữa loét miệng hiệu quả. Lá húng quế có tính mát với tác dụng giải độc nên có thể làm giảm cảm giác đau đớn và làm dịu các vết nhiệt miệng.
5. Bé bị nhiệt miệng phải làm sao? Dùng dầu dừa
Dùng dầu dừa đắp trực tiếp lên vết loét cũng là cách chữa loét miệng giúp các vết nhiệt miệng nhanh lành. Chữa nhiệt miệng cho bé bằng cách thoa đều đặn dầu dừa 2 ngày, và bạn sẽ thấy hiệu quả bất ngờ với cách chữa loét miệng này.
6. Chữa nhiệt miệng ở trẻ sơ sinh bằng mật ong
Nếu con bạn trên 1 tuổi, bạn có thể sử dụng mật ong như một cách chữa loét miệng để chữa nhiệt miệng cho bé. Đây là cách chữa cho bé 1 tuổi bị nhiệt miệng hiệu quả. Mật ong có đặc tính chống viêm hiệu quả, có khả năng làm lành vết loét nhanh chóng.
Tuy nhiên, bố mẹ cần hết sức lưu ý không cho trẻ uống hay nuốt mật ong nếu trẻ dưới 1 tuổi.
Bạn có thể xem thêm:
7 cách chữa nhiệt miệng tại nhà hiệu quả nhất, nhanh nhất chỉ sau 1 đêm
Làm thế nào để giảm nguy cơ trẻ bị loét miệng?
Sau khi biết được những cách chữa loét miệng cho bé, cần tìm hiểu những phương pháp làm giảm nguy cơ trẻ sơ sinh bị nhiệt miệng. Bạn thực sự không thể làm bất cứ điều gì để ngăn ngừa bé bị loét miệng. Tuy nhiên, bạn có thể thực hiện một số bước sau để giảm nguy cơ tình trạng này xảy ra và tái xuất hiện:
- Đảm bảo bé ngủ đủ giấc
- Duy trì một số thói quen ngủ của bé
- Đảm bảo rằng bé không bị căng thẳng
- Cho bé bú đúng giờ
- Tránh sử dụng những thực phẩm có tính axit như cherry, dứa, dâu tây và những hoa quả thuộc họ cam quýt.
Đọc thêm
Nhiệt miệng nên ăn gì, kiêng gì để nhanh khỏi? Chế độ ăn khi bị lở miệng
Lưu ý quan trọng khi thực hiện cách chữa loét miệng cho trẻ sơ sinh
Chắc hẳn là bạn đã không còn băn khoăn trẻ em bị loét miệng phải làm sao. Nhiệt miệng ở trẻ dưới 1 tuổi thường không phổ biến. Tuy nhiên, bạn nên nhớ một số điều sau khi áp dụng cách chữa viêm loét miệng ở trẻ em:
- Các vết loét này sẽ trở nên phổ biến khi bé được 5 tuổi.
- Bệnh tay chân miệng có thể xuất hiện ở trẻ từ 1–5 tuổi.
- Virus herpes thường xuất hiện ở các bé từ 1–3 tuổi.
- Bạn nên đưa trẻ đi khám bác sĩ nếu bé xuất hiện những vết loét.
- Loét miệng có là do nhiễm trùng hoặc các bệnh khác.
Bạn có thể xem thêm:
Bé bị nhiệt miệng: Phương pháp điều trị tại nhà và phòng ngừa tái nhiễm
Trên đây là những cách chữa loét miệng cho trẻ sơ sinh hiệu quả mà các bậc cha mẹ có thể tham khảo cho con em mình. Nếu bạn nghĩ rằng các vết loét của bé đang trở nên tồi tệ hơn, hãy đưa bé đến bác sĩ ngay nhé.