Những bài test rối loạn lo âu đơn giản, dễ làm tại nhà

Những bài test rối loạn lo âu đơn giản, dễ làm tại nhà

Những bài test rối loạn lo âu đơn giản, dễ làm tại nhà

Lo âu là một cảm xúc bình thường khi bạn phải đối diện với một tình huống hay vấn đề khó khăn nào đấy trong cuộc sống, chẳng hạn như tham gia một kỳ thi hay một cuộc phỏng vấn. Tuy nhiên, nếu nó trở nên thường xuyên, quá mức hoặc lo lắng về nhiều vấn đề và vẫn dai dẳng dù vấn đề khó khăn đã kết thúc, thì sự lo âu ấy sẽ chuyển thành lo âu bệnh lý. Việc hình thành rối loạn lo âu sẽ làm xáo trộn cuộc sống của bạn. Vậy liệu bạn có đang rơi vào tình trạng rối loạn lo âu này? Hãy cùng thực hiện bài test rối loạn lo âu hoảng sợ dưới đây để đánh giá nhanh nhé! 

Bạn đang đọc: Những bài test rối loạn lo âu đơn giản, dễ làm tại nhà

Khi nào nên thực hiện test rối loạn lo âu? 

Các dạng bài trắc nghiệm tâm lý như test rối loạn lo âu hoảng sợ từ hơn nửa thế kỷ trước đã là một phần quan trọng trong lĩnh vực tâm thần. Tuy nhiên, với mọi người thì đây vẫn là những bài test xa lạ và không quá cần thiết, khiến cho việc chẩn đoán và phát hiện kịp thời các vấn đề tâm thần như rối loạn âu lo gặp nhiều khó khăn. Nếu tình trạng bệnh không được kiểm soát sẽ ảnh hưởng nhiều đến cảm xúc và hành vi của người bệnh, đồng thời giảm hiệu suất làm việc đáng kể. Vì vậy, hãy chủ động đến gặp bác sĩ hoặc làm các bài test rối loạn lo âu nếu bạn có các triệu chứng sau: 

  • Cảm thấy lo lắng quá mức, kéo dài trên 6 tháng, lo nhiều vấn đề và khó kiểm soát.
  • Cảm thấy bồn chồn hoặc căng thẳng 
  • Thường xuyên cáu kỉnh, dễ nổi nóng
  • Dễ mệt mỏi, phải nỗ lực mới làm việc được
  • Khó tập trung hoặc cảm thấy trống rỗng 
  • Khó ngủ hoặc ngủ không sâu giấc 
  • Căng cơ biểu hiện đau mỏi vai gáy, đau đầu,…
  • Những bài test rối loạn lo âu đơn giản, dễ làm tại nhà

    Các bài quiz test rối loạn lo âu có thể tự làm tại nhà 

    Dưới đây là 2 mẫu bài test đánh giá rối loạn lo âu đơn giản mà bạn có thể tự thực hiện tại nhà, nhằm chủ động đánh giá mức độ rối loạn lo âu của mình (nếu có).  

    1. Bài test rối loạn lo âu DASS-21 

    DASS-21 là một thang đo đánh giá trầm cảm (D: Depression) – rối loạn lo âu (A: Anxiety) – căng thẳng (S: Stress) phổ biến nhất. 

    Với bộ câu hỏi này, bạn hãy đọc mỗi câu và chọn các số 0, 1, 2, 3 ứng với tình trạng mà bạn mắc phải trong một tuần qua. Những câu hỏi này không mang tính chất đúng sai, vì thế đừng nên dừng lại quá lâu để suy nghĩ mà hãy chọn theo cảm nhận của mình nhé! 

    Bài test rối loạn lo âu dưới đây chỉ đề cập đến phần A trong bộ câu hỏi DASS-21.

    Mức độ đánh giá: 

    • 0: Không đúng với tôi chút nào cả
    • 1: Đúng với tôi phần nào hoặc thỉnh thoảng mới đúng
    • 2: Đúng với tôi phần nhiều hoặc phần lớn thời gian là đúng
    • 3: Hoàn toàn đúng với tôi hoặc hầu hết thời gian là đúng

    Câu 1. Tôi bị khô miệng 

    Câu 2. Tôi bị rối loạn nhịp thở (tức là thở gấp, thở nhanh ngay cả khi không làm việc gắng sức)

    Câu 3. Tôi bị ra mồ hôi, chẳng hạn như chảy mồ hôi tay 

    Câu 4. Tôi cảm thấy lo lắng về những tình huống khiến tôi căng thẳng và cảm thấy mình là trò đùa 

    Câu 5. Tôi thấy mình gần như hoảng loạn 

    Câu 6. Tôi nghe thấy rõ tiếng nhịp tim của mình dù chẳng làm việc gì cả (ví dụ: tiếng nhịp tim tăng, tiếng tim loạn nhịp, hồi hộp, đánh trống ngực…)

    Câu 7. Tôi cảm thấy lo sợ vô cớ 

    Cách đọc kết quả bài test rối loạn lo âu theo DASS-21: 

    Bài test được tính điểm dựa trên tổng số điểm của các câu hỏi và nhân hệ số hai, số điểm này ứng với kết quả như sau: 

    • 0-7: Mức độ bình thường 
    • 8-9: Mức độ rối loạn âu lo nhẹ 
    • 10-14: Mức độ rối loạn âu lo vừa
    • 15-19: Mức độ rối loạn âu lo nặng 
    • ≥20: Mức độ rối loạn âu lo rất nặng

    Tìm hiểu thêm: Cách tính lượng protein cần nạp cho người vận động

    Những bài test rối loạn lo âu đơn giản, dễ làm tại nhà

    2. Bài test rối loạn lo âu theo thang đánh giá GAD-7

    Thang đánh giá GAD-7 được dùng để người bệnh có thể tự đánh giá, sàng lọc và đo lường mức độ nghiêm trọng của chứng rối loạn lo âu tổng quát.

    Bộ câu hỏi gồm có 7 câu và bạn chỉ chần chọn ra 1 trong 4 đáp án tương ứng với tình trạng mà mình đang gặp phải trong 2 tuần qua.

    Mức độ đánh giá:

    • 0: Không có
    • 1: Vài ngày
    • 2: Hơn nửa số ngày
    • 3: Gần như mỗi ngày

    Bộ câu hỏi thang đánh giá GAD-7:

    1. Bạn cảm thấy, lo lắng, sợ hãi, đứng trên bờ vực?
    2. Bạn không thể ngừng hoặc kiểm soát lo lắng?
    3. Bạn lo lắng quá mức về các vấn đề khác nhau?
    4. Bạn khó có thể cảm thấy thư giãn?
    5. Bạn bứt rứt/ bồn chồn không thể ngồi yên?
    6. Bạn dễ bực tức hoặc bị làm phiền?
    7. Bạn cảm thấy sợ sắp có điều gì đó tồi tệ có thể xảy ra?

    Cách đọc kết quả:

    Dựa vào các câu trả lời, bạn có thể tính ra tổng điểm và so sánh với kết quả sau:

    • 5 điểm: Lo âu nhẹ
    • 10 điểm: Lo âu trung bình
    • 15 điểm: Lo âu nặng
    • >= 10 điểm: Có thể chẩn đoán là rối loạn lo âu nhưng cần đánh giá thêm

    Cần làm gì sau khi test rối loạn lo âu?

    Những bài test rối loạn lo âu đơn giản, dễ làm tại nhà

    >>>>>Xem thêm: Mách mẹ cách làm bột ngũ cốc lợi sữa tại nhà với 2 công thức đơn giản

    Kết thúc các bài test đánh giá rối loạn lo âu hoảng sợ tại nhà, dù cho kết quả như thế nào thì bạn cần lưu ý rằng đây chỉ là những bài đánh giá nhanh, chỉ có giá trị tham khảo không mang giá trị chẩn đoán. Tuy nhiên, kết quả này có thể cung cấp những thông tin hữu ích cho bác sĩ để đưa ra kết quả chẩn đoán và điều trị phù hợp. Vì vậy, khi kết quả cho thấy biểu hiện rối loạn âu lo từ nhẹ hay trung bình, nặng bạn đều nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa tâm thần để được tư vấn và có biện pháp điều trị phù hợp nhé! 

    Bạn có thể xem thêm: 5 bài tập chữa rối loạn lo âu tại nhà đơn giản nhưng hiệu quả

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *