Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) là một bệnh lý ở phổi có thể tiến triển nặng theo thời gian. Nếu không được điều trị kịp thời, các biến chứng COPD có thể xuất hiện và gây thêm nhiều vấn đề khác cho sức khỏe của người bệnh.
Bạn đang đọc: Những biến chứng có thể gặp phải khi không điều trị COPD kịp thời
Theo Tổ chức Y tế Thế giới, trong năm 2016, ước tính có khoảng 251 triệu ca mắc COPD trên toàn cầu. Trong khi đó, ở Việt Nam, tỷ lệ mắc COPD chiếm 7,1% ở nam và 1,9% ở nữ thuộc nhóm tuổi từ 40 trở lên. COPD là nguyên nhân gây ra khoảng 3,2 triệu ca tử vong mỗi năm, tương đương 5% tổng số ca tử vong trên toàn cầu. Bên cạnh gây nguy hiểm đến tính mạng, bệnh còn gây ra nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng nếu không điều trị COPD sớm. Vậy những biến chứng COPD người bệnh có thể mắc là gì? Mời bạn tham khảo bài viết sau đây.
Nội Dung
Các biến chứng COPD nghiêm trọng
COPD thường tiến triển trong vài năm, nhưng các biến chứng của chúng có thể phát triển tại bất kỳ thời điểm nào. Biến chứng COPD có thể nghiêm trọng và thậm chí đe dọa đến tính mạng của người bệnh.
Viêm phổi
Những người gặp vấn đề ở phổi, như bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD), có nguy cơ mắc viêm phổi hoặc các bệnh nhiễm trùng phổi cao hơn người khác.
Theo một nghiên cứu trên 179.759 người trưởng thành đang điều trị COPD cấp, viêm phổi phát triển ở khoảng 36% số bệnh nhân. Một nghiên cứu khác cũng cho thấy, bệnh nhân COPD lớn tuổi có nguy cơ mắc viêm phổi cao gấp 6 lần.
Viêm phổi có thể gây ra một chuỗi các vấn đề làm suy yếu chức năng phổi. Điều này khiến sức khỏe của người bệnh sụt giảm nhanh chóng và dẫn đến một số tình trạng có thể đe dọa đến tính mạng như nhiễm trùng huyết hoặc suy hô hấp.
Suy tim
Suy tim là một trong những biến chứng COPD nguy hiểm nhất. Nghiên cứu cho thấy, 20 – 70% bệnh nhân COPD có nguy cơ bị suy tim.
Khi phổi không còn khỏe có thể gây áp lực lên các cơ quan khác trong cơ thể, bao gồm tim. Bệnh nhân COPD có lượng oxy trong máu thấp hơn người bình thường, vì vậy cơ thể phải tăng áp lực trong động mạch phổi để chống lại điều này, từ đó gây ảnh hưởng đến tim. Tim có thể trở nên yếu hơn và khả năng bơm máu cũng không còn hiệu quả nữa.
Suy tim có thể gây khó thở, mệt mỏi, ho, phù chân và bàn chân ở người bị COPD. Đối với nhiều bệnh nhân, việc điều trị COPD đầy đủ và kịp thời có thể giúp ngăn ngừa bệnh tiến triển đến giai đoạn gây suy tim.
Ung thư phổi
Nguyên nhân chính gây COPD chính là thuốc lá và thuốc lào, cho dù là hút thuốc lá thụ động. Vì vậy, không ngạc nhiên gì khi những người bị COPD có nhiều nguy cơ phát triển ung thư phổi. Ngoài ra, yếu tố di truyền và việc thường xuyên tiếp xúc với các hóa chất độc hại khác cũng có thể góp phần hình thành ung thư.
Ung thư phổi rất dễ gây tử vong, vì vậy, điều quan trọng mà bệnh nhân COPD cần làm là tránh xa các yếu tố có thể làm trầm trọng hơn tình trạng bệnh, đặc biệt là khói thuốc, và tuân thủ đúng phác đồ điều trị. Việc phát hiện bệnh COPD sớm và thực hiện chữa bệnh đúng theo yêu cầu của bác sĩ (sử dụng thuốc hít đúng cách, đúng liều lượng hoặc tái khám đúng lịch hẹn) sẽ giúp ngăn ngừa biến chứng COPD nguy hiểm này.
Các biến chứng COPD khác có thể xảy ra
Tràn khí màng phổi
COPD có thể phá hỏng mô phổi, do đó nếu khí tràn vào khoang nằm giữa phổi và thành ngực, cơ quan này có thể bị xẹp. Bạn có thể cảm thấy khó thở đột ngột, ho, đau hoặc tức ngực dữ dội. Để giảm thiểu nguy cơ bị tràn khí màng phổi, bạn hãy ngừng hút thuốc và theo dõi tình trạng bệnh COPD thường xuyên bằng cách tái khám đúng lịch hẹn và đến gặp bác sĩ ngay nếu các triệu chứng đột ngột nghiêm trọng hơn.
Trao đổi khí kém
Máu mang oxy đến và vận chuyển carbon dioxide (CO2) ra khỏi các tế bào trong cơ thể. Tuy nhiên, khi bị COPD, việc hít thở của người bệnh có thể bị hạn chế, từ đó khiến lượng oxy trong máu giảm sút hoặc mức carbon dioxide tăng cao. Điều này sẽ khiến bạn bị khó thở. Ngoài ra, lượng carbon dioxide cao trong máu cũng gây ra đau đầu và choáng váng.
Loãng xương
Bệnh nhân mắc COPD cũng thường bị loãng xương. Tình trạng này có thể xảy ra do hút thuốc, sử dụng nhiều thuốc steroid, tập thể dục không đầy đủ và thiếu vitamin D. Khi mắc bệnh, xương của người bệnh sẽ trở nên giòn, yếu và rất dễ gãy, từ đó gây khó khăn khi thực hiện các hoạt động hàng ngày.
Đái tháo đường
COPD không gây ra đái tháo đường nhưng khiến việc điều trị đái tháo đường khó khăn hơn. Một số loại thuốc điều trị COPD có thể ảnh hưởng xấu đến việc kiểm soát đường huyết. Ngược lại, đái tháo đường có thể gây tổn thương hệ thống tim mạch và làm ảnh hưởng đến chức năng phổi.
Yếu cơ/ suy nhược
Người mắc COPD có thể trở nên yếu ớt vì nhiều lý do, chẳng hạn như họ gặp khó khăn khi ăn uống do khó thở, từ đó gây sụt cân. Không những vậy, mệt mỏi kéo dài có thể làm giảm khả năng hoạt động thể chất và dẫn đến yếu cơ.
Tìm hiểu thêm: Uống trà nhiều có tốt không?
Theo một nghiên cứu cho thấy, 58% người mắc COPD có biểu hiện suy nhược, bao gồm:
Kiểm soát bệnh hiệu quả để ngăn ngừa biến chứng COPD
Nếu không được điều trị hoặc điều trị chậm trễ, COPD có thể tiến triển nhanh, dẫn đến các biến chứng ở tim và làm trầm trọng hơn tình trạng nhiễm trùng đường hô hấp. Hiện nay, chưa có cách chữa khỏi hoàn toàn COPD. Tuy nhiên, việc điều trị sớm và kiểm soát bệnh hiệu quả sẽ giúp giảm bớt triệu chứng bệnh, giảm nguy cơ gây biến chứng COPD và cải thiện chất lượng cuộc sống của người mắc phải. Dưới đây là một số cách giúp bạn có thể kiểm soát COPD một cách hiệu quả.
Sử dụng thuốc điều trị phù hợp
Thuốc có thể giúp kiểm soát các triệu chứng và biến chứng của COPD. Các loại thuốc tác dụng nhanh giúp làm dịu những triệu chứng xảy ra đột ngột. Bạn cần phải tuân thủ việc sử dụng các thuốc duy trì hằng ngày dù có gặp phải triệu chứng bệnh hay không. Các loại thuốc này sẽ giúp cải thiện chức năng phổi và kiểm soát các triệu chứng COPD về lâu dài.
Thuốc giãn phế quản được xem là thuốc đầu tay trong điều trị COPD. Dạng bào chế của thuốc cũng đóng một vai trò quan trọng quyết định mức độ tác dụng của thuốc. Các thuốc dạng hít hoặc khí dung được ưu tiên sử dụng hơn vì đưa thuốc trực tiếp đến các vị trí cần tác dụng, từ đó giúp tăng hiệu quả sử dụng thuốc và hạn chế tối đa các tác dụng phụ có thể xảy ra.
Ngoài ra, để đảm bảo thuốc phát huy tối đa công dụng, bạn cần dùng thuốc hít đúng kỹ thuật, đúng liều và đúng giờ. Hướng dẫn sử dụng thuốc hít thường được miêu tả chi tiết trong tờ hướng dẫn sử dụng. Nếu bạn không rõ hoặc không hiểu, hãy hỏi nhân viên y tế để được hướng dẫn dùng thuốc đúng cách nhé.
Bỏ thuốc lá
>>>>>Xem thêm: Có kinh còn cao không? 6 cách tăng chiều cao sau khi có kinh nguyệt
Nếu bạn vẫn còn đang hút thuốc, hãy lên kế hoạch cai thuốc lá ngay. Bỏ thuốc lá giúp giảm các triệu chứng COPD như ho và thở khò khè. Thuốc lá là một trong các nguyên nhân chính gây ra COPD và làm trầm trọng hơn tình trạng bệnh. Vì vậy, bỏ thuốc lá sẽ góp phần ngăn bệnh tiến triển nặng hơn.
Ăn uống lành mạnh
Cũng như bất kỳ bệnh lý nào, chế độ ăn uống lành mạnh có thể cải thiện đáng kể tình trạng bệnh COPD bằng cách giúp người bệnh giảm cân và kiểm soát cân nặng. Tăng cân và béo phì có thể khiến một người khó thở hơn, ngay cả khi không mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính. Vì vậy, nếu được chẩn đoán mắc COPD, bạn nên thảo luận với bác sĩ để thiết kế thực đơn ăn uống hợp lý để giúp kiểm soát bệnh hiệu quả hơn.
Tiêm chủng
Các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp như cúm, viêm phổi, ho gà… là một trong những nguyên nhân gây đợt cấp COPD (hay còn gọi là đợt kịch phát). Vì vậy, những người mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính COPD cần tiêm vắc xin phòng các bệnh này để giữ phổi khỏe mạnh hơn.
Có thể thấy các biến chứng COPD thường rất nguy hiểm, có thể đe dọa đến tính mạng. Vì vậy, điều quan trọng là bạn cần tuân thủ điều trị và tái khám đúng hẹn, nên đi khám ngay khi thấy các dấu hiệu bất thường về hô hấp, như thở khò khè hoặc khó thở nghiêm trọng. Việc chẩn đoán và điều trị COPD sớm có thể giúp làm chậm tiến triển bệnh, cải thiện chất lượng cuộc sống và kéo dài thời gian sống.