Bệnh hắc lào ở trẻ em khá phổ biến nhưng ba mẹ vẫn có thể phòng ngừa cho trẻ bằng những cách đơn giản. Khi chủ động bảo vệ làn da, bé yêu sẽ tránh được nhiều khó chịu do bệnh gây ra đấy.
Bạn đang đọc: Những điều bạn cần biết về bệnh hắc lào ở trẻ em
Hắc lào là một loại nấm da , một bệnh lý thường gặp ở những vùng khí hậu nóng, ẩm. Bệnh này có thể xuất hiện ở mọi nhóm tuổi, kể cả trẻ em và gây nhiều khó chịu cho các bé. Vậy nên, ba mẹ cần nắm rõ những thông tin về bệnh hắc lào ở trẻ em để giúp con yêu bảo vệ làn da mỏng manh.
Nội Dung
Nguyên nhân gây bệnh hắc lào ở trẻ em
Bệnh hắc lào có thể do bất kỳ loại nấm nào thuộc nhóm dermatophytes (nấm sợi tơ) gây ra. Các loại nấm thường gây ra nhiễm trùng là từ các chi Trichophyton, Microsporum và Epidermophyton. Những loại nấm này được tìm thấy hầu như ở khắp mọi nơi trong môi trường.
Trẻ bị hắc lào khi các vi nấm sợi tơ sống trên da và gặp điều kiện thích hợp để lan rộng và gây bệnh. Một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh là:
- Sống trong môi trường nóng ẩm: Thời tiết nóng ẩm tạo điều kiện thuận lợi cho vi nấm phát triển. Trong điều kiện này, trẻ có thể đổ mồ hôi nhiều hơn bình thường, điều này có thể khiến nấm lan rộng, đặc biệt là ở bẹn và nách.
- Chơi dưới đất: Đất có thể chứa các bào tử nấm nên trẻ chơi dưới đất nhiều dễ bị bệnh.
- Tiếp xúc với động vật: Bệnh có thể lây lan từ vật nuôi như chó mèo sang trẻ khi bé tiếp xúc với thú cưng.
- Vệ sinh kém: Việc không rửa tay sau khi chơi và chạm hoặc gãi lên da khi tay còn bẩn có thể truyền nấm từ tay sang da.
- Tiếp xúc với trẻ khác ở nơi công cộng: Nấm có thể lây lan khi bé tiếp xúc với những trẻ khác ở trường hay hồ bơi.
- Chơi các môn thể thao tiếp xúc: Trẻ em chơi đấu vật hoặc bất kỳ môn thể thao nào khác phải tiếp xúc da nhiều sẽ có nguy cơ mắc bệnh hắc lào cao hơn.
- Có hệ miễn dịch yếu và có vấn đề về sức khỏe: Trẻ em có hệ miễn dịch kém rất dễ bị nhiễm nấm bao gồm cả bệnh nấm da. Bệnh tiểu đường cũng có thể làm tăng nguy cơ mắc các chứng nhiễm trùng da, bao gồm cả nhiễm nấm.
- Dùng chung đồ dùng cá nhân: Bệnh nấm da đầu có thể lây khi dùng chung lược. Bệnh nấm da tay có thể lây khi dùng chung găng tay.
- Trang phục không phù hợp: Việc đi tất chật quá lâu có thể khiến chân bé ra nhiều mồ hôi và dễ bị nhiễm nấm. Trẻ mặc quần áo ẩm ướt trong thời gian dài cũng có thể tăng nguy cơ mắc bệnh hắc lào.
Các triệu chứng bệnh hắc lào ở trẻ em
Bệnh hắc lào được phân loại dựa vào bộ phận cơ thể bị ảnh hưởng. Các triệu chứng của bệnh là khác nhau tùy thuộc vào phần cơ thể bị ảnh hưởng.
1. Nấm da đầu
Đây là loại bệnh hắc lào ở trẻ em phổ biến nhất. Các dấu hiệu của bệnh bao gồm:
- Ban đầu, da đầu xuất hiện những vết ban nhỏ, màu đỏ, có vảy và bắt đầu ngứa.
- Sau đó, vết phát ban sẽ tăng kích thước và sần lên theo hình vòng tròn và cơn ngứa cũng dữ dội hơn.
- Tóc tại chỗ bị hắc lào sẽ rụng. Nếu có nhiều vùng bị hắc lào trên đầu, đầu sẽ có nhiều vùng hói hình tròn.
- Trẻ cũng có thể bị nứt da đầu và đôi khi các vết nứt có thể bị nhiễm trùng. Đôi khi, da đầu xuất hiện những mảng u hạt có mủ do nếu bị viêm nặng.
2. Nấm da chân và tay
Hắc lào ở da chân và tay có những triệu chứng như sau:
- Thông thường, nấm sẽ ảnh hưởng tới các kẽ ngón chân giữa ngón chân thứ ba và ngón thứ tư cũng như ngón thứ tư và thứ năm.
- Các triệu chứng đầu tiên là da bé xuất hiện một mảng màu trắng đỏ, ẩm và ngứa. Mảng này thường ở giữa các ngón chân hay ngón tay.
- Bàn chân hay bàn tay của bé xuất hiện vảy.
- Các vảy và mảng đỏ trở nên ngứa.
- Bạn có thể thấy mụn nước gây ngứa ở lòng bàn chân nếu bé bị nấm da chân. Đôi khi, chứng nhiễm trùng có thể bắt đầu từ lòng bàn chân chứ không phải giữa các ngón chân.
Chứng nấm da chân thường gặp ở các trẻ độ tuổi thiếu niên hơn ở trẻ em trước tuổi dậy thì.
3. Nấm da toàn thân và mặt
Đối với da toàn thân và da mặt, bệnh hắc lào ở trẻ em thường có những dấu hiệu sau:
- Vùng bị hắc lào thường có dạng vòng tròn với vùng da ở trung tâm lành lặn. Trong trường hợp trẻ bị hắc lào ở mặt, nấm có thể xuất hiện xung quanh mắt, mí mắt và dưới tai.
- Đường kính của vết hắc lào có thể to ra khi nấm lan rộng. Tuy nhiên, vùng da ở trung tâm của vết này thường không bị ảnh hưởng.
- Vết nấm sẽ ngứa và bạn cũng có thể thấy da bị bong tróc thành các mảng trắng ở rìa vòng hắc lào.
4. Nấm bẹn
Tình trạng nấm bẹn thường có một số dấu hiệu như sau:
- Hai bên bộ phận sinh dục có các mảng da nhỏ bị ửng đỏ và những mảng này dần nặng hơn. Các vết tổn thương chủ yếu tập trung quanh các nếp da ở bẹn.
- Mảng da bị đỏ sẽ lan rộng và gây ngứa. Những mảng này có viền đỏ, hiện rõ và có vảy.
Hắc lào thường không xuất hiện trên bộ phận sinh dục. Trong một số tình huống hiếm gặp, nấm xuất hiện trên da bìu ở các bé trai.
Nấm bẹn phổ biến nhất ở các bé trai tuổi vị thành niên. Bệnh này cũng phổ biến hơn ở những người béo phì, những người đổ mồ hôi quá nhiều và mặc quần áo bó sát.
5. Nấm móng tay
Bệnh nấm móng tay có biểu hiện khác với các loại nấm da khác.
- Móng tay dày lên và có những mảng màu vàng. Móng có thể trở nên giòn và bong tróc.
- Các mảng lan rộng ra phần thịt dưới móng. Các mảng màu vàng dần trở thành màu xám nhạt.
Nấm móng tay ít phổ biến hơn ở trẻ em trước tuổi dậy thì và chủ yếu gặp ở thanh thiếu niên. Chứng này thường xuất hiện cùng chứng nấm da tay hay da chân.
Cách chẩn đoán bệnh hắc lào ở trẻ em
Tìm hiểu thêm: Bật mí cách dùng miếng dán nhũ hoa đúng chuẩn chuyên gia thời trang
Bác sĩ có thể sử dụng các phương pháp chẩn đoán bệnh hắc lào ở trẻ như sau:
- Kiểm tra bằng mắt thường: Thông thường, bác sĩ có thể chẩn đoán bệnh hắc lào bằng cách nhìn vào hình dạng và vị trí của vùng da bị tổn thương. Ngoài ra, bác sĩ sẽ hỏi về các triệu chứng bé gặp các trường hợp viêm da bé từng gặp. Bạn cũng có thể cho bác sĩ biết con có chơi với thú cưng hay tham gia các môn thể thao có tiếp xúc da không.
- Kiểm tra mẫu da: Các triệu chứng của bệnh hắc lào thường trùng với các bệnh về da khác như chàm và nhiễm nấm Candida. Do đó, bác sĩ có thể lấy một lượng nhỏ da từ vết thương để xét nghiệm nhằm xác định nguyên nhân gây bệnh. Việc lấy mẫu da sẽ không đau.
Cách điều trị bệnh hắc lào ở trẻ em
Ba mẹ có thể tham khảo một số loại thuốc thường được sử dụng để điều trị bệnh hắc lào như sau:
Thuốc chống nấm bôi ngoài da
Hầu hết các trường hợp mắc bệnh hắc lào đều có thể điều trị được bằng cách sử dụng thuốc chống nấm bôi ngoài da dạng kem hoặc bột. Các hợp chất chống nấm phổ biến là miconazole, clotrimazole và tolnaftate. Bé sẽ phải bôi thuốc mỡ hoặc thuốc bột 2-3 lần/ngày trong vài tuần. Những bé bị hắc lào ở da đầu cần dùng dầu gội thuốc có chứa các hợp chất chống nấm.
Thuốc chống nấm dạng uống
Thuốc chống nấm dạng uống được sử dụng đặc biệt trong trường hợp hắc lào xuất hiện ở da đầu, tóc và móng tay. Bé sẽ phải dùng loại thuốc này khi có quá nhiều vết nấm trên cơ thể hoặc khi nấm quá khó chữa như khi bị nấm móng tay.
Thuốc chống nấm dạng uống thường có hiệu lực mạnh hơn thuốc chống nấm dạng bôi và có thể gây ra tác dụng phụ khi dùng quá liều. Do đó, bạn chỉ nên cho bé dùng thuốc chống nấm dạng uống theo đơn của bác sĩ.
Các hợp chất chống nấm dạng uống phổ biến là griseofulvin, terbinafine, fluconazole và itraconazole.
Bác sĩ cũng có thể kê thêm các loại thuốc khác như xà phòng trị nấm và kem dưỡng da có thuốc để giảm sự lây lan của bệnh.
Bệnh hắc lào ở trẻ em kéo dài bao lâu?
Bệnh hắc lào có thể hết sau 1 tuần đến 3-4 tuần kể từ khi bắt đầu dùng thuốc. Bệnh này thường không kéo dài hơn một tháng kể từ khi bé bắt đầu điều trị. Những bé có các vấn đề về miễn dịch như những trẻ có HIV, ung thư có thể bị nhiễm trùng lâu hơn.
Bệnh hắc lào không để lại biến chứng và khi điều trị xong bệnh này, trẻ sẽ lại có làn da khỏe mạnh.
Cách chữa bệnh hắc lào ở trẻ em tại nhà
Có một số biện pháp chữa hắc lào tại nhà là dùng giấm táo, dầu tràm trà, dầu dừa và sốt tỏi bôi lên vết nấm. Tuy có bằng chứng cho thấy những nguyên liệu có đặc tính chống nấm nhưng lại không có nghiên cứu nào chứng minh được những tác nhân này có thể loại bỏ nấm hoàn toàn. Vậy nên, hiện không có phương pháp điều trị bệnh hắc lào ở trẻ em tại nhà nào hiệu quả.
Đặc biệt, những phương pháp chữa trị tại nhà này có thể ảnh hưởng tới thuốc chữa nấm. Vậy nên, bạn hãy tránh các cách chữa trị tại nhà này nếu con đang chữa trị bằng thuốc. Bên cạnh đó, bạn cũng nên tránh cho con tiếp xúc với các tác nhân gây bệnh để quá trình chữa trị nhanh chóng hơn.
Cách ngừa bệnh hắc lào ở trẻ em
>>>>>Xem thêm: Hướng dẫn khám chữa bệnh ở Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn
Việc phòng ngừa bệnh hắc lào ở trẻ em không quá khó. Bạn có thể tham khảo một số cách sau:
- Giữ gìn vệ sinh tốt cho con: Trẻ bị hắc lào thường do vệ sinh cá nhân kém. Vậy nên, cách phòng ngừa hắc lào đầu tiên là nhắc nhở bé luôn giữ vệ sinh cơ thể thật tốt. Ngoài ra, bạn hãy thay drap trải giường của con mỗi tuần một lần để ngăn bào tử nấm bám vào.
- Dạy con không dùng chung đồ dùng cá nhân: Bạn hãy dạy bé không dùng chung những đồ cá nhân như quần áo, khăn tắm, lược chải đầu…
- Tránh tiếp xúc với vết hắc lào của người khác: Bạn cần nhắc nhở bé không chạm vào vết thương lạ trên cơ thể người khác. Điều này đặc biệt quan trọng đối với các bé đã đi nhà trẻ và đi học.
- Thường xuyên kiểm tra sức khỏe thú cưng: Bên cạnh việc giữ vệ sinh nhà cửa, bạn cũng cần kiểm tra sức khỏe thú cưng thường xuyên vì chúng có thể mang mầm bệnh hắc lào. Hãy thường xuyên kiểm tra da vật nuôi và đưa thú cưng đi khám nếu có dấu hiệu nghi ngờ.
- Cho trẻ mặc quần áo phù hợp: Khi thời tiết nóng và ẩm ướt, bạn hãy cho trẻ mặc quần áo rộng rãi, thoải mái làm từ sợi tự nhiên như cotton để da bé được thông thoáng. Bạn cũng cần đảm bảo đồ lót của bé được vừa vặn. Nếu trẻ bị ướt mưa, hãy yêu cầu trẻ thay quần áo ngay để tránh tạo môi trường ẩm ướt cho nấm lây lan.
- Kiểm soát mồ hôi của trẻ: Mồ hôi, đặc biệt là mồ hôi ở các nếp gấp của da, là môi trường thích hợp cho nấm phát triển. Bạn có thể cho trẻ sử dụng phấn rôm ở những phần dễ đổ mồ hôi như dưới cánh tay và bẹn. Hầu hết các loại phấn rôm đều có đặc tính kháng khuẩn và kháng nấm nên có thể giúp giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh hắc lào.
Bé có thể mắc bệnh hắc lào nhiều lần vì cơ thể không phát triển bất cứ kháng thể nào chống lại nấm. Tuy nhiên, bạn có thể giúp bé phòng bệnh bằng những cách kể trên.
Bệnh hắc lào ở trẻ em tuy không nguy hiểm nhưng khá khó phòng ngừa vì các bé hiếu động nên dễ tiếp xúc với các tác nhân mang mầm bệnh. Ba mẹ hãy chú ý bảo vệ con khỏi những tác nhân này để duy trì sức khỏe cho bé nhé.