Những điều bạn nên biết khi chọn bác sĩ khám bệnh

Những điều bạn nên biết khi chọn bác sĩ khám bệnh

Những điều bạn nên biết khi chọn bác sĩ khám bệnh

Bác sĩ khám bệnh đóng vai trò rất quan trọng giúp bạn chẩn đoán bệnh chính xác và điều trị hiệu quả. Vậy bạn nên dựa trên những tiêu chuẩn nào để chọn được bác sĩ khám bệnh tốt nhất cho mình?

Bạn đang đọc: Những điều bạn nên biết khi chọn bác sĩ khám bệnh

Bác sĩ khám bệnh ngoài có chuyên môn cao còn cần nhiều yếu tố khác để giúp bạn đối phó với bệnh hiệu quả. Dưới đây là những điều bạn cần lưu ý tìm hiểu trước khi quyết định lựa chọn bác sĩ khám bệnh cho mình hay người thân.

Tiêu chuẩn chọn bác sĩ khám bệnh

Những điều bạn nên biết khi chọn bác sĩ khám bệnh

Khi nhận thấy một triệu chứng bất ổn cho thấy bạn có thể đang gặp vấn đề về sức khỏe thì bạn cần tìm bác sĩ khám bệnh để kiểm tra sức khỏe. Nếu bạn mới chuyển tới một nơi ở mới thì nên hỏi thêm thông tin từ đồng nghiệp, bạn bè, hàng xóm… Nếu muốn khám bệnh theo diện được bảo hiểm chi trả thì bạn cần đọc kỹ về các quyền lợi của loại bảo hiểm được chi trả.

Một số loại bảo hiểm chỉ hỗ trợ chi phí khám chữa bệnh nếu bạn làm đúng quy trình thủ tục, đúng tuyến và đúng bệnh viện.

Bạn có thể lựa chọn bác sĩ khám bệnh theo một số bước sau đây:

1. Chọn bác sĩ chuyên khoa phù hợp

Tùy vào mục đích khám chữa bệnh của bạn mà sẽ có các lựa chọn bác sĩ tương ứng như:

• Bác sĩ đa khoa: Nếu bạn muốn khám sức khỏe tổng quát để phòng bệnh hoặc tìm ra nguyên nhân của một vấn đề sức khỏe do triệu chứng chung chung thì bạn có thể khám bác sĩ đa khoa.

• Bác sĩ nhi khoa: Bác sĩ nhi khoa sẽ thường chịu trách nhiệm chăm sóc sức khỏe cho trẻ em từ sơ sinh đến 16 tuổi.

• Bác sĩ chuyên khoa: Nếu bạn có vấn đề sức khỏe cần khám và điều trị ngay thì có thể khám bác sĩ chuyên khoa như bác sĩ sản khoa, phụ khoa, tim mạch, xương khớp, ung bướu…

2. Lựa chọn hình thức khám bệnh

Khám bệnh theo Bảo hiểm Y tế khá phổ biến nhưng vẫn còn nhiều hình thức khám khác như khám theo yêu cầu, khám dịch vụ…

• Bảo hiểm Y tế: Nếu bạn khám bệnh theo diện Bảo hiểm Y tế thì thường không được chủ động chọn bác sĩ khám bệnh mà sẽ được chỉ định.

• Khám theo yêu cầu: Nếu bạn muốn khám theo yêu cầu, khám dịch vụ, khám chất lượng cao tại bệnh viện (tự trả phí) thì có thể đăng ký và chọn bác sĩ khám bệnh.

Nếu không chọn bác sĩ tại phòng khám ở bệnh viện, bạn có thể tìm đến nhiều bác sĩ có kinh nghiệm và chuyên môn làm việc tại các bệnh viện tư ngoài giờ.

3. Chọn tên bác sĩ khám bệnh cụ thể

Bạn có thể tham khảo ý kiến đồng nghiệp, bạn bè, người thân hoặc những người mắc bệnh như mình để biết tên các bác sĩ uy tín và có chuyên môn vững. Sau đó, bạn nên xem lịch khám của bác sĩ để lên lịch đi khám phù hợp với điều kiện của bạn. Nhiều bệnh viện có cập nhật lịch khám cùng tên bác sĩ ngay trên website nên bạn có thể chủ động theo dõi.

4. Đặt lịch hẹn bác sĩ khám bệnh

Tùy từng trường hợp cụ thể, bạn có thể có những lựa chọn bác sĩ khám bệnh khác nhau. Sau khi lựa chọn bác sĩ khám bệnh, bạn hãy tìm cách liên hệ bác sĩ và đặt lịch khám. Nhiều bác sĩ giỏi và nổi tiếng có lịch khám bệnh dày đặc nên rất khó hẹn lịch khám, thậm chí phải chờ đến vài tháng.

Bạn có thể lấy giấy hẹn khám bằng cách gọi điện, đặt qua mạng Internet hoặc đến trực tiếp bệnh viện, phòng khám.

5. Đến gặp bác sĩ khám bệnh đúng hẹn

Khi đến cơ sở khám chữa bệnh, bạn nên tuân thủ hướng dẫn khám bệnh và đến theo đúng lịch hẹn đã định trước. Nếu chưa hiểu rõ về quy trình khám chữa bệnh, bạn hãy lên website nơi khám để tìm hiểu hoặc chủ động liên hệ bằng điện thoại để được hướng dẫn cụ thể.

Bạn có thể tìm hiểu thêm: 7 lý do tại sao bạn không nên bắt bệnh theo “bác sĩ Google”.

Tham khảo thêm ý kiến bác sĩ khác

Những điều bạn nên biết khi chọn bác sĩ khám bệnh

Trong nhiều trường hợp, việc chẩn đoán bệnh không thể được thực hiện chỉ dựa trên ý kiến của một bác sĩ duy nhất. Việc tổng hợp nhiều ý kiến có thể sẽ đưa ra chẩn đoán tối ưu cho bạn.

Tầm quan trọng của việc tham khảo thêm ý kiến bác sĩ

Một số trường hợp như bệnh hiếm gặp, khó chẩn đoán chính xác hoặc có nhiều lựa chọn điều trị thì việc đưa ra quyết định điều trị là điều hết sức khó khăn. Vì vậy, bệnh nhân cần tham khảo thêm ý kiến của một hoặc một số bác sĩ chuyên môn khác. Điều này có thể là do bệnh nhân có nguyện vọng hoặc do chính bác sĩ đề xuất nhằm mục tiêu:

  • Tăng tính khách quan và chính xác khi chẩn đoán bệnh
  • Tăng cơ hội điều trị và hiệu quả điều trị

Khi nào bệnh nhân cần tham khảo ý kiến bác sĩ khác?

Tìm hiểu thêm: Thai 40 tuần: Những điều mẹ cần biết trước khi “vượt cạn”!

Những điều bạn nên biết khi chọn bác sĩ khám bệnh

Bất kỳ ai cũng có thể tham khảo thêm ý kiến bác sĩ khác để có nhiều hơn thông tin về việc chẩn đoán và điều trị. Trong một số trường hợp, bệnh nhân nên tham khảo thêm ý kiến của một hoặc nhiều bác sĩ khác trước khi đưa ra quyết định điều trị.

Nếu hai bác sĩ chuyên môn có nhiều quan điểm khác biệt, thậm chí là trái ngược nhau thì có thể cần tham khảo ý kiến bác sĩ thứ ba. Ý kiến bác sĩ thứ hai, thứ ba không phải lúc nào cũng đúng nhưng sẽ giúp bệnh nhân có cái nhìn khách quan về tình trạng bệnh của mình và từ đó đưa ra quyết định điều trị phù hợp.

Bạn cần tham khảo thêm ý kiến các bác sĩ khác trong các trường hợp sau đây:

1. Bệnh tình không thuyên giảm

Bệnh nhân là người hiểu rõ về cơ thể mình và các triệu chứng bệnh hơn ai hết. Nếu bạn nhận thấy không có biến chuyển sau một thời gian dài điều trị thì nên khám và tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên môn khác.

Nhiều bệnh nhân cho rằng mình sẽ phải chung sống với căn bệnh đang mắc phải suốt đời nhưng sự thật là vẫn có những cách hiệu quả hơn giúp đẩy lùi bệnh.

Liệu pháp điều trị chỉ phát huy hiệu quả tốt nhất nếu chẩn đoán bệnh chính xác. Vì vậy, để loại trừ khả năng chẩn đoán có thể chưa đúng bệnh, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ khác.

2. Chẩn đoán mắc bệnh hiếm gặp

Hiện nay có nhiều căn bệnh hiếm gặp nhưng lại rất ít thông tin về bệnh cũng như cách điều trị được tìm thấy. Mỗi năm có gần 7.000 bệnh hoặc hội chứng hiếm gặp được tìm ra. Vì ít thông tin về bệnh nên việc chẩn đoán bệnh gặp nhiều khó khăn và nguy cơ chẩn đoán sai cao hơn so với các bệnh thường gặp.

Nếu không may rơi vào trường hợp bệnh hiếm gặp, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ khác để tăng cơ hội chữa trị và tìm được liệu pháp điều trị phù hợp nhất.

3. Phác đồ điều trị rủi ro cao

Trước khi quyết định một phác đồ điều trị rủi ro cao, liên quan đến phẫu thuật hoặc có khả năng ảnh hưởng tới sức khỏe suốt đời, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ khác để tìm kiếm giải pháp tối ưu hơn.

Phác đồ điều trị rủi ro cao có thể là cách duy nhất nhưng cũng có trường hợp bệnh nhân sẽ được điều trị bằng phương pháp an toàn hơn mà vẫn hiệu quả.

4. Chẩn đoán mắc ung thư

Ung thư là căn bệnh vô cùng phức tạp và khó chẩn đoán cũng như đánh giá tình trạng bệnh theo từng giai đoạn cụ thể. Có nhiều phác đồ điều trị ung thư khác nhau nên rất khó đưa ra lựa chọn phác đồ điều trị phù hợp nhất. Các phương pháp điều trị mới sẽ được cập nhật liên tục hàng ngày, hàng tháng.

Để đảm bảo chẩn đoán chính xác và lựa chọn phác đồ điều trị phù hợp, bệnh nhân nên tham khảo ý kiến của các bác sĩ khác nhau. Các bác sĩ cũng thường tiến hành hội chẩn để đưa ra đề xuất về cách điều trị tối ưu cho bệnh nhân.

5. Cảm giác chưa yên tâm

Nếu bạn chưa hoàn toàn đồng tình với chẩn đoán và điều trị của bác sĩ, còn thắc mắc hoặc chưa tin tưởng bác sĩ thì cần tìm kiếm thêm thông tin. Điều này sẽ giúp bạn yên tâm điều trị và hiểu rõ hơn về tình trạng bệnh của mình.

Nếu bác sĩ không giải thích rõ bệnh tình và chỉ đưa ra một lựa chọn điều trị duy nhất thì bạn cũng nên tham khảo thêm ý kiến bác sĩ khác.

Khi nào bạn nên đổi bác sĩ điều trị?

Những điều bạn nên biết khi chọn bác sĩ khám bệnh

>>>>>Xem thêm: Đi tìm lời giải ung thư di căn sống được bao lâu?

Mặc dù có thể bạn theo một bác sĩ điều trị nào đó đã lâu hoặc chỉ mới đổi sang bác sĩ mới thì vẫn nên cân nhắc đổi bác sĩ trong một số trường hợp.

1. Bác sĩ muốn hạn chế thông tin

Các bác sĩ thường học hỏi và trao đổi cùng với đồng nghiệp để nâng cao chuyên môn và trau dồi kinh nghiệm, cập nhật kiến thức. Ngoại trừ trường hợp khẩn cấp, ví dụ như khi đang cấp cứu thì cần đưa ra quyết định nhanh chóng, quyết đoán còn các trường hợp khác bác sĩ thường không nề hà việc hỏi ý kiến bác sĩ khác.

Nếu bác sĩ tỏ ra khó chịu và không muốn bệnh nhân hỏi ý kiến bác sĩ khác thì bệnh nhân nên xem xét đổi bác sĩ điều trị.

2. Bạn gặp khó khăn khi trao đổi với bác sĩ

Nếu bác sĩ không giải thích rõ về bệnh tình cũng như lý do tại sao bạn nên điều trị bệnh theo cách mà bác sĩ đề xuất cũng như những lưu ý trong khi điều trị, trường hợp bác sĩ khám bệnh mà trông luôn vội vàng và không có thời gian cho bất kỳ thắc mắc hay những lo lắng nào của bạn thì bạn nên cân nhắc đổi bác sĩ khám bệnh.

Bạn đã lựa chọn một bác sĩ có chuyên môn cao nhưng khi nào đến khám thì cũng đông nghịt người bệnh và việc đặt lịch khám cũng rất khó khăn. Khi ấy, bạn cũng nên lựa chọn thay thế bác sĩ khác để được quan tâm hơn.

Thời gian là yếu tố quan trọng đối với khám và điều trị bệnh. Bạn cần nhận được sự quan tâm kịp thời và đầy đủ từ bác sĩ.

3. Bác sĩ chẩn đoán sai bệnh

Tình trạng chẩn đoán nhầm bệnh thật ra phổ biến hơn bạn nghĩ rất nhiều. Một thống kê từ 3 nghiên cứu tại trường Đại học Texas cho thấy trung bình cứ 20 bệnh nhân thì có một người bị chẩn đoán sai. Chẩn đoán sai sẽ dẫn tới điều trị không hiệu quả.

Đối với một số bệnh, việc chẩn đoán chính xác là rất khó khăn nên bác sĩ khám bệnh có thể chẩn đoán sai bệnh của bạn. Điều quan trọng ở đây chính là cách bác sĩ đối diện với sai lầm của mình. Nếu bác sĩ nghiêm túc nhìn nhận vấn đề và báo với bạn ngay khi phát hiện ra sai sót thì vẫn có thể tin tưởng họ. Tuy nhiên, nếu bác sĩ không nhận ra sai lầm mà thậm chí còn cố gắng che giấu thì bạn cần đổi bác sĩ điều trị khác.

Nhiều trường hợp bạn có thể may mắn gặp được một bác sĩ tốt, tận tụy và hết lòng vì bệnh nhân nhưng dù bạn đã tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ nhưng bệnh vẫn không có chiều hướng tốt lên, bạn có thể cần đổi bác sĩ khám bệnh để có thể theo một lựa chọn điều trị khác đạt hiệu quả cao hơn.

Bạn có thể tìm hiểu thêm: 15 căn bệnh bác sĩ thường chẩn đoán sai bạn nên cẩn thận.

Chất lượng bệnh viện, dịch vụ tốt sẽ không thể phát huy tác dụng nếu bạn chưa lựa chọn bác sĩ khám bệnh phù hợp nhất. Khi đã quyết định theo một bác sĩ điều trị nhất định, bạn cần tuân theo các hướng dẫn điều trị nhưng cũng đừng quên quan tâm lưu ý đến bệnh tình để xem bác sĩ có thật sự giúp bạn nhanh hồi phục không nhé.

Hồng Nhung Kenshin.vn 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *