Những điều cần biết về bệnh quai bị ở người lớn

Những điều cần biết về bệnh quai bị ở người lớn

Những điều cần biết về bệnh quai bị ở người lớn

Chúng ta thường nghĩ bệnh quai bị chỉ xảy ra ở trẻ nhỏ nhưng thực tế, người lớn vẫn có nhiều nguy cơ mắc bệnh nếu chưa được tiêm ngừa. 

Bạn đang đọc: Những điều cần biết về bệnh quai bị ở người lớn

Bệnh quai bị là gì?

Quai bị là bệnh viêm tuyến mang tai khi cơ thể bị nhiễm virus mumps. Tuyến mang tai nằm bên dưới hai bên tai giúp chúng ta tiết nước bọt. Virus gây bệnh quai bị lây lan rất nhanh khi người bệnh ho hoặc hắt hơi. Bạn rất dễ bị bệnh quai bị nếu tiếp xúc hoặc dùng chung dụng cụ ăn uống với người bệnh.

Cũng như bệnh quai bị ở trẻ em, bệnh quai bị ở người lớn cũng có nguy cơ biến chứng tương tự nếu không được điều trị đúng cách.

Triệu chứng bệnh quai bị ở người lớn

Khi nhiễm virus mumps, cơ thể người lớn biểu hiện những triệu chứng sau:

♠ Yếu ớt, mệt mỏi, đau cơ.

♠ Sốt, nhức đầu, đau tai hoặc đau hàm.

♠ Má phồng lên, đau ở một hoặc cả hai bên mặt.

♠ Chán ăn, đau khi nhai hoặc nuốt.

♠ Nam giới bị đau ở một hoặc hai bên tinh hoàn.

Chẩn đoán bệnh quai bị ở người lớn

Những điều cần biết về bệnh quai bị ở người lớn

Khi có một hoặc vài triệu chứng vừa nêu, bạn hãy nhanh chóng đến bệnh viện để được thăm khám trực tiếp. Dựa vào dấu hiệu lâm sàng và khám bệnh trực tiếp, bác sĩ sẽ quyết định bạn có nên tiến hành xét nghiệm máu để xác định bạn có mắc bệnh quai bị hay không.

Nếu bạn đã mắc bệnh, bác sĩ sẽ kê những loại thuốc cần thiết và hướng dẫn cách chăm sóc, nghỉ ngơi phù hợp để giảm thiểu cơn đau và rút ngắn thời gian mang bệnh.

Cách giảm nhẹ triệu chứng bệnh quai bị ở người lớn

Y học vẫn chưa tìm ra thuốc đặc trị bệnh quai bị ở người lớn nhưng bệnh nhân hoàn toàn có thể giảm nhẹ triệu chứng bằng những cách sau đây:

♠ Dùng acetaminophen hoặc ibuprofen

Hai nhóm thuốc này có tác dụng giảm đau và hạ sốt. Bệnh nhân cần hỏi ý kiến bác sĩ để biết được thời gian và liều lượng sử dụng thích hợp. Nếu bạn dùng không đúng cách, acetaminophen có thể gây tổn thương gan. Trong khi đó, ibuprofen có thể gây chảy máu dạ dày và tổn thương thận.

♠ Bổ sung nước cho cơ thể

Việc này sẽ giúp cơ thể hạn chế nguy cơ mất nước. Bạn có thể vừa uống nước lọc, vừa uống nước trái cây, ăn canh hoặc súp thay vì uống các loại nước có gaz. Ngoài ra, bạn còn có thêm một giải pháp bù nước khác là bổ sung dung dịch điện giải oresol. Dung dịch điện giải có chứa một lượng nước, muối và đường nhất định để hỗ trợ chức năng điện giải cho cơ thể. Tuy nhiên, bạn cần tham khảo thêm ý kiến của bác sĩ hoặc người có chuyên môn y khoa để sử dụng với liều lượng thích hợp để không bị chứng rối loạn điện giải.

♠ Ăn thức ăn mềm

Các loại thực phẩm bạn nên ưu tiên sử dụng trong giai đoạn mắc bệnh quai bị là cháo, súp, củ, quả nghiền, ngũ cốc nấu chín. Bạn không nên ăn các loại thực phẩm cứng, khó nhai và có vị chua, cay. Chúng làm tuyến nước bọt của bạn hoạt động mạnh mẽ hơn nên cơn đau do quai bị trở nên trầm trọng hơn.

♠ Nghỉ ngơi càng nhiều càng tốt

Thời gian nghỉ ngơi là lúc cơ thể hồi phục sức khỏe. Nếu bạn được nghỉ ngơi và có giấc ngủ sâu, cơn đau do quai bị sẽ giảm thiểu đáng kể.

♠ Chườm đá

Nước đá giúp giảm sưng, đau và ngăn ngừa tổn thương mô. Bạn hãy dùng một chiếc túi nhựa rồi đặt đá lạnh vào túi. Sau đó, dùng chiếc khăn vải đặt nhẹ lên chỗ sưng rồi chườm túi đá trong khoảng 15 đến 20 phút.

Những rủi ro sức khỏe khi mắc bệnh quai bị ở người lớn

Tìm hiểu thêm: Mối liên hệ giữa thuốc chữa axit dạ dày và bệnh thận mãn tính

Những điều cần biết về bệnh quai bị ở người lớn

Bệnh quai bị thường tự khỏi trong khoảng 7 ngày. Tuy nhiên, nếu bệnh nhân không được chăm sóc bài bản theo thủ tục y tế sẽ dễ bị các biến chứng nghiêm trọng.

Bệnh nhân có thể bị mất thính lực ở một hoặc hai bên tai. Ở nam giới, nhiễm trùng có thể lan đến tinh hoàn khiến nó bị sưng, đỏ và đau. Trường hợp nặng có liên quan đến chứng vô sinh.

Nếu bà bầu mắc bệnh quai bị trong 3 tháng đầu thai kỳ, nguy cơ sẩy thai sẽ cao hơn bình thường. Ngoài ra, quai bị có thể gây sưng tụy khiến bệnh nhân đau bụng dữ dội, buồn nôn và nôn.

Một biến chứng nghiêm trọng khác của bệnh quai bị là nhiễm trùng lan đến não hoặc tủy sống. Biến chứng này có thể gây tổn thương não và đe dọa đến tính mạng bệnh nhân.

Cách chăm sóc bệnh nhân quai bị 

♠ Bệnh quai bị ở người lớn hoàn toàn có thể điều trị tại nhà. Bệnh thường tự khỏi trong vòng 1 – 2 tuần. Tuy nhiên, bệnh nhân cần phải có được sự hướng dẫn chi tiết của bác sĩ hoặc người có chuyên môn y khoa. Điều đó có nghĩa là bạn phải đưa ra tất cả những thắc mắc liên quan đến bệnh quai bị trong lần thăm khám ở bệnh viện. Từ đó, bác sĩ sẽ giúp bạn có được lộ trình chữa bệnh rõ ràng và cách chăm sóc phù hợp cho từng cá nhân.

♠ Uống thuốc đúng liều, đúng cữ là việc làm tích cực giúp bệnh nhân quai bị nhanh chóng hồi phục, hạn chế nguy cơ xảy ra biến chứng.

♠ Cũng như bệnh quai bị ở trẻ em, người mắc bệnh quai bị ở người lớn phải được chăm sóc theo nguyên tắc hạn chế vận động tối đa để cơ thể dành năng lượng cho việc phục hồi.

♠ Với trẻ em bị sốt do quai bị, phụ huynh nên dùng khăn ấm lau người. Tuyệt đối không cho trẻ tắm nước lạnh trong suốt thời gian mang bệnh. Bạn cũng có thể chườm ấm hoặc chườm lạnh lên vết sưng để giảm đau cho bé.

♠ Cho bệnh nhân nghỉ ngơi trên giường bệnh đến khi hết sốt. Việc này cũng đồng thời hạn chế vi khuẩn phát tán, lây lan trong không gian sống của cả gia đình.

♠ Bệnh nhân cần được cách ly hoặc giữ khoảng cách an toàn với các thành viên khác trong gia đình để ngăn chặn sự lây lan vi khuẩn.

♠ Người mắc bệnh quai bị cần được áp dụng chế độ ăn lỏng, mềm, dễ nuốt; bổ sung đa dạng các loại rau xanh. Tuyệt đối tránh thức ăn có vị chua, cay, nóng.

♠ Luôn giữ vệ sinh sạch sẽ cho người bệnh.

♠ Bệnh nhân quai bị cần được uống nhiều nước và súc miệng bằng nước muối sinh lý hoặc dung dịch súc miệng có tính sát khuẩn cao.

♠ Bệnh nhân không được tùy tiện dụng các loại thuốc bôi, thuốc đắp thảo dược lên vùng tổn thương để tránh bị nhiễm độc hoặc nhiễm trùng nặng hơn.

So với bệnh quai bị ở người lớn, bệnh quai bị ở trẻ em có triệu chứng nhẹ hơn nhưng vì trẻ nhỏ có sức đề kháng yếu nên thời gian phục hồi lâu hơn. Hơn nữa, vì ý thức phòng ngừa lây lan bệnh trong cộng đồng kém hơn người lớn nên khâu chăm sóc trẻ mắc bệnh quai bị cần kỹ lưỡng.

Cách phòng ngừa bệnh quai bị ở người lớn

Những điều cần biết về bệnh quai bị ở người lớn

>>>>>Xem thêm: Top 8 nguyên nhân khiến bạn tới tháng đau bụng nhưng không có kinh

Tiêm vaccine phòng ngừa bệnh quai bị MMR là cách phòng bệnh tốt nhất. Vaccine MMR còn có khả năng giúp bạn miễn dịch với bệnh sởi và rubella.

MMR không được dùng cho phụ nữ mang thai hoặc phụ nữ đang có kế hoạch mang thai trong 1-2 tháng tiếp theo kể từ ngày tiêm. Nếu bạn sinh ra trước năm 1957, có thể bạn đã tiếp xúc với virus quai bị. Điều này giúp bạn miễn dịch tự nhiên với bệnh. Tuy nhiên, trong trường hợp cần thiết, bạn vẫn cần tiến hành xét nghiệm để xem mình đã có kháng thể quai bị chưa.

Chủ động ngăn chặn sự lây lan của virus quai bị cũng là cách phòng bệnh hiệu quả. Virus có khả năng lây lan mạnh trong vòng 6 ngày sau khi cơ thể người bệnh xuất hiện triệu chứng. Trong thời gian này, bệnh nhân quai bị phải được cách ly, đặc biệt là không được tiếp xúc với phụ nữ mang thai và người chưa được tiêm vaccine MMR.

Khi ho hoặc hắt hơi, người bệnh phải dùng tay che miệng hoặc đeo khẩu trang. Sau đó, phải rửa sạch tay bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn. Mọi vật dụng trong nhà nên được sát khuẩn thường khuyên khi có thành viên mắc bệnh quai bị.

Trương Phương Đài / Kenshin.vn

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *