Những điều cần biết về cây thường xuân và những loại cây tương tự

Những điều cần biết về cây thường xuân và những loại cây tương tự

Bạn đang đọc: Những điều cần biết về cây thường xuân và những loại cây tương tự

Nhiễm độc cây thường xuân, nhiễm độc sồi và nhiễm độc cây muối có thể gây phát ban, ngứa ngáy kéo dài từ 1–3 tuần. Nếu bị, bạn phải làm sao để nhanh khỏi?

Nguyên nhân nhiễm độc đa phần là do tiếp xúc với lá, thân và rễ mang độc tính của những loại cây này. Mặc dù chờ đợi là cách duy nhất để phát ban biến mất triệt để, nhưng bạn vẫn có thể giảm đau và ngứa do tiếp xúc với cây độc bằng nhiều cách.

Những điều cần biết về cây sơn độc (thường xuân), cây sồi và cây muối

  • Cây thường xuân, cây sồi độc và cây muối trong tự nhiên là những loài thực vật độc hại gây phát ban và ngứa khi tiếp xúc với da;
  • Chất urushiol có trong các loài cây này gây phát ban ở người;
  • Phát ban không phải là bệnh truyền nhiễm;
  • Tình trạng phát ban thường sẽ tự khỏi sau 2–3 tuần;
  • Đa số các trường hợp nhiễm độc có thể được điều trị tại nhà.
  • Cây thường xuân, cây sồi độc và cây muối là các loài thực vật gây phát ban hay dị ứng nếu ta vô tình tiếp xúc với nhựa dầu tiết ra từ thân cây. Đa số cây sơn độc mọc trong rừng hoặc các khu vực đầm lầy ở Bắc Mỹ. Các cây thường xuân, cây sồi và cây muối không hoàn toàn độc hại. Chúng tiết ra một loại nhựa cây hơi kết dính, dẻo và dai được gọi là urushiol gây nên các triệu chứng ngứa ngáy, phát ban, phồng rộp khi tiếp xúc với da. Chỉ một cái chạm nhẹ cũng đã đủ cho nhựa cây dính lên da bạn. Cây thường xuân và sồi độc mọc theo bụi hoặc theo dạng dây leo, còn cây muối thì mọc thành bụi hoặc cây như bình thường.

    Cây thường xuân (sơn độc)

    Cây thường xuân thường mọc như dây leo hoặc theo bụi và thường phân bố ở khu vực Bắc Mỹ (trừ vùng sa mạc, Alaska va Hawaii). Chúng có thể sống và phát triển ở những cánh đồng cỏ non, vùng rừng núi, bên lề đường hoặc dọc theo những bờ sông. Chúng cũng có thể được tìm thấy ở các khu vực thành thị, chẳng hạn như trong công viên hoặc sân nhà.

    Lá của cây thường xuân thường có ba cánh và được xếp theo ba hướng khác nhau. Tuy nhiên, các loại cây thường xuân cũng có thể khác nhau về màu sắc và hình dạng lá, tùy theo chủng loại, môi trường sống cũng như các thời điểm khác nhau trong năm. Hoa của cây thường xuân có thể có màu vàng hoặc xanh lá, quả của cây có màu trắng hoặc xanh vàng và màu sắc của quả cây cũng tùy thuộc vào các mùa trong năm.

    Cây sồi độc (toxicodendron diversilobum)

    Giống với cây thường xuân, cây sồi độc cũng mọc ở dạng dây leo hoặc cây bụi và phân bố chủ yếu ở phía Tây Hoa Kỳ và ở bang British Columbia. Lá của cây sồi độc cũng có ba nhánh xếp về ba phía khác nhau và khá giống với lá của cây sồi thường.

    Cây muối (Toxicodendron vernix)

    Cây muối mọc thành bụi hoặc thành cây nhỏ, thường phân bố ở phía Đông/Đông Nam nước Mỹ. Cây muối độc thường sống ở những khu vực ẩm ướt và dọc theo bờ sông Mississippi. Mỗi cuống lá của cây muối có khoảng 13 chiếc lá được xếp theo cặp. Cây muối có khả năng gây phát ban nhiều hơn so với cây thường xuân hay cây sồi độc.

    Những nguyên nhân gây phát ban

    Việc tiếp xúc ngoài da với các loài cây này gây ra bệnh phát ban xuất phát từ sự nhạy cảm với dầu nhựa từ thân cây có tên là urushiol. Chất này có trong lá cây, cuống lá, thân cây, hoa và rễ của chúng. Điều đáng nói là chất nhựa cây này vẫn có khả năng gây độc ngay cả khi cây đã chết đi. Khoảng 80–90% người tiếp xúc có thể bị phát ban với một lượng rất nhỏ urushiol (nhỏ hơn hạt muối hột).

    Phát ban (viêm da tiếp xúc dị ứng) có thể xuất hiện khi tiếp xúc trực tiếp với urushiol bằng cách chạm vào cây hoặc tiếp xúc gián tiếp khi nhựa cây dính trên lông thú nuôi, các vật dụng, áo quần hoặc trên các bề mặt khác. Đốt các loại cây này cũng có thể khiến chất độc phát tán vào không khí dưới dạng các hạt urushiol. Các hạt này có thể dính vào da và gây ảnh hưởng cho phổi khi hít phải.

    Những yếu tố làm tăng nguy cơ nhiễm độc

    Bất cứ ai tiếp xúc với những cây này đều có nguy cơ bị phát ban. Tuy nhiên, đối với những người dành nhiều thời gian để hoạt động ngoài trời trong các khu vực có các loài cây này thì nguy cơ nhiễm độc sẽ cao hơn. Những công việc gắn liền với hoạt động ngoài trời bao gồm làm vườn, trông giữ đất, nông dân, công nhân lâm nghiệp, công nhân xây dựng. Những người hay leo núi cũng có nguy cơ cao nhiễm độc nếu mạo hiểm đi vào những vùng có xuất hiện các loài cây này.

    Những dấu hiệu và triệu chứng khi nhiễm độc thường xuân, sồi độc và cây muối là gì?

    Những người nhạy cảm sẽ dễ bị nổi mẩn sau khi tiếp xúc với urushiol từ những cây này, thường là trong vòng 12–72 giờ sau lần tiếp xúc đầu tiên, tùy thuộc vào chỗ tiếp xúc với nhựa cây. Các dấu hiệu và triệu chứng có thể bao gồm:

    • Da bị đỏ;
    • Sưng da;
    • Ngứa da;
    • Phồng rộp da.

    Phát ban có thể xuất hiện theo từng mảng, theo sọc hoặc nổi thành từng đường dài ở những vùng da tiếp xúc với nhựa dầu. Những vùng đã tiếp xúc với một lượng lớn urushiol có thể phát ban nhanh hơn và nghiêm trọng hơn.

    Chất dịch rỉ ra từ các vết phồng rộp không chứa urushiol và do đó không lây lan phát ban, nghĩa là những người khác chạm vào chất dịch này sẽ không bị phát ban. Để lây lan phát ban sang người khác, họ phải trực tiếp tiếp xúc với nhựa dầu.

    Quần áo sẽ giữ an toàn cho bạn

    Bạn nên che chắn cơ thể cẩn thận để tránh tiếp xúc trực tiếp với những loài cây này. Mặc áo tay dài, quần dài, bao tay và giày bít đầu sẽ giúp bạn an toàn khi đi vào các khu vực có thường xuân, sồi độc hay cây muối. Bạn nên thắt ống quần lại và nhét vào giày bốt, đó cũng là một mẹo hay. Bạn nhớ sử dụng bao tay khi làm việc với mùn cưa hoặc rơm. Bạn cũng nên có một đôi giày dành riêng khi làm việc ngoài trời và cất nó ở bên ngoài để tránh phát tán nhựa cây. Các loại kem dưỡng da có chứa betoquatam sẽ giúp ngăn không cho urushiol tiếp xúc trực tiếp với da của bạn.

    Các phương pháp điều trị khi bị nhiễm độc do thường xuân, sồi độc hay cây muối

    Cách sơ cứu ban đầu cho những trường hợp vừa mới tiếp xúc với nhựa cây là rửa thật sạch vùng da bị ảnh hưởng bằng nước nóng trong vòng 20–30 phút để loại bỏ nhựa cây dính trên da. Càng để lâu không rửa thì quá trình sơ cứu sẽ càng mất tác dụng, bởi chất độc thẩm thấu vào da rất nhanh. Nếu ở đó không có sẵn nước, bạn nên dùng cồn để tẩy rửa nhựa cây. Giữ vùng da nhiễm độc khô ráo, thoáng mát và sạch sẽ. Sau đó, bạn nên nhớ giặt quần áo, giày dép thật sạch.

    Kenshin.vn hy vọng những kiến thức trên thực sự bổ ích để bạn hiểu rõ hơn về cây thường xuân cũng như hai loại cây tương tự.

    >>>>>Xem thêm: Ăn xong nên làm gì để giảm cân và tiêu hóa tốt?

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *