Suy giãn tĩnh mạch khi mang thai là một tình trạng khá phổ biến hiện nay. Mẹ bầu cần lưu ý những vấn đề này để bảo vệ sức khỏe của mình luôn khỏe mạnh.
Bạn đang đọc: Những điều cần biết về suy giãn tĩnh mạch khi mang thai
Vậy bệnh suy giãn tĩnh mạch là như thế nào và cách điều trị căn bệnh này ra sao? Hãy cùng Kenshin.vn tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!
Nội Dung
Khi nào bệnh giãn tĩnh mạch trở nên nghiêm trọng?
Các tĩnh mạch bị giãn có thể ngứa, đau và nhìn có vẻ xấu xí, nhưng hầu như chúng không gây hại cho người bệnh trong thời gian ngắn. Vì vậy nên việc điều trị có thể đợi sau khi bạn sinh con xong. Tỷ lệ người mắc suy giãn tĩnh mạch có sự hình thành huyết khối tĩnh mạch bề mặt là rất ít. Khi huyết khối phát triển, tĩnh mạch sẽ căng cứng khiến cho vùng da xung quanh đỏ, nóng và gây đau đớn.
Huyết khối tĩnh mạch bề mặt thường không nghiêm trọng nhưng bạn nên đi khám bác sĩ nếu mắc phải. Đôi khi, vùng xung quanh huyết khối tĩnh mạch bề mặt bị nhiễm trùng (trong trường hợp đó, bạn có thể bị sốt hoặc ớn lạnh) thì cần nhanh chóng đến bệnh viện. Các bác sĩ sẽ điều trị kịp thời bằng kháng sinh, đặc biệt là khi một trong hai chân trở nên sưng phồng đáng kể, có vết loét hay vùng da có sự thay đổi màu sắc.
Bạn tuyệt đối ghi nhớ không được nhầm lẫn huyết khối tĩnh mạch bề mặt với tình trạng nghiêm trọng là huyết khối tĩnh mạch sâu. Đây là tình trạng mà các cục máu đông phát triển trong tĩnh mạch sâu, thường là ở chân. Việc mang thai làm cho bạn dễ mắc bệnh huyết khối tĩnh mạch sâu hơn dù bạn có hay không mắc bệnh suy giãn tĩnh mạch trước khi mang thai.
Tuy nhiên, điều này không phổ biến, xác suất là chỉ là 1/1.000. Những phụ nữ bị rối loạn đông máu hoặc nằm lâu mới có nguy cơ cao hơn. Bệnh huyết khối tĩnh mạch sâu có thể không có triệu chứng hoặc biểu hiện bị sưng tấy đột ngột kèm đau ở mắt cá, cẳng chân và đùi. Nó đau hơn khi thực hiện động tác gập chân lại hoặc khi đang đứng và bạn cũng có thể bị sốt nhẹ. Khi nhận thấy bất kỳ triệu chứng nào kể trên thì mẹ bầu cần phải gặp bác sĩ ngay.
Lúc này, bạn sẽ được siêu âm khu vực nghi ngờ có huyết khối tĩnh mạch sâu. Nếu bạn thật sự mắc phải tình trạng này thì phải nhập viện và điều trị bằng thuốc. Nếu không được điều trị kịp thời, cục máu đông có thể vỡ ra và di chuyển đến phổi, đe dọa đến mạng. Y học gọi đó là tình trạng thuyên tắc phổi. Các dấu hiệu bao gồm: ngút hơi, đau ngực, ho hoặc ho ra máu, cảm giác hồi hộp, nhịp tim nhanh.
Có cách nào để chữa khỏi suy giãn tĩnh mạch khi mang thai?
Các tĩnh mạch bị giãn thường cải thiện trong vòng 3 đến 4 tháng sau sinh, đôi khi lâu hơn hoặc chúng không hề cải thiện sau khi sinh. Khả năng này cao hơn nếu bạn đã từng mang thai. Trong thời gian này, sản phụ nên tiếp tục đeo vớ y khoa, tập thể dục thường xuyên, tránh ngồi nhiều, đứng lâu, vác nặng. Nếu bệnh vẫn không cải thiện hoặc làm bạn cảm thấy khó chịu, bạn hãy gặp bác sĩ để được tư vấn và điều trị.
Suy giãn tĩnh mạch không phải là một bệnh quá nguy hiểm đến tính mạng, nhưng bạn cần biết cách chăm sóc cơ thể để hạn chế những triệu chứng gây ra. Hy vọng những kiến thức trên sẽ cung cấp cho bạn nhiều thông tin cần thiết để có một thai kỳ khỏe mạnh.
>>>>>Xem thêm: Bệnh u máu ở trẻ sơ sinh có nguy hiểm không?