Trẻ 25 tuần tuổi đã làm được gì? Mẹ cần lưu ý gì về sức khỏe của bé 25 tuần tuổi? Tìm hiểu ngay trong bài viết này nhé!
Bạn đang đọc: Những điều mẹ cần quan tâm về bé 25 tuần tuổi sau khi sinh
Trẻ 25 tuần tuổi (khoảng 6 tháng) đã nhận biết được môi trường xung quanh và quan sát được cảm xúc của mẹ. Ngoài ra, bé còn biết nói một số từ đơn giản. Đây được xem là thời gian dạy bé phân biệt với những hành vi không được phép làm đấy!
Hành vi và phát triển
Bé phát triển như thế nào?
Vào tuần đầu tiên của tháng thứ sáu, bé có khả năng:
- Giữ đầu ngang với cơ thể khi rướn ngồi lên;
- Nói một số từ có nguyên âm kết hợp phụ âm.
Mẹ cần làm gì để hỗ trợ cho bé 25 tuần tuổi?
Khi con bạn bắt đầu trở nên năng động hơn, bé sẽ rất cần được mặc quần áo thoải mái. Hãy lựa chọn các loại vải mềm mại không gây cọ sát nhiều khi bé di chuyển xung quanh. Quần áo rộng, co giãn và thoáng khí sẽ mang đến bé con đầy hiếu động của bạn rất nhiều năng lượng để vui chơi khắp phòng.
Hãy tránh cho bé mặc quần áo làm từ vải thô hoặc có đường may gây ngứa; có dây buộc dài, các nút, hoặc nơ có nguy cơ gây ngạt thở và bất cứ điều gì khác bất tiện có thể xuất hiện trong lúc bé ngủ, bò hay chơi đùa.
Bé 25 tuần sẽ biết rằng hành vi của bé, kể cả những điều bạn hài lòng và những điều bạn không hài lòng, đều cuốn hút bạn. Vì vậy bắt đầu từ bây giờ và trong nhiều năm tới, bé sẽ làm bất cứ điều gì để có được sự chú ý của bạn. Ngay bây giờ hầu như tất cả mọi thứ bé làm đều rất đáng yêu, nhưng khi bé lớn lên, bé sẽ có xu hướng trở nên tinh nghịch để kích động phản ứng từ bạn. Đừng quên cho bé phản hồi tích cực khi khi bé hành động tốt bởi đó là một cách tuyệt vời để bắt đầu dạy bé phân biệt với những hành vi không được phép làm.
Sức khỏe và an toàn
Mẹ nên trao đổi gì với bác sĩ?
Tùy vào từng tình trạng cụ thể của bé, bác sĩ sẽ thực hiện các bài kiểm tra thể chất tổng quát, sử dụng kỹ thuật chẩn đoán và thủ tục thực hiện cũng rất khác nhau. Bác sĩ hoặc y tá sẽ kiểm tra toàn bộ hoặc hầu hết các điều sau:
Mẹ nên biết thêm những gì về bé 25 tuần tuổi sau khi sinh?
Hen suyễn
Hen suyễn là bệnh mãn tính nghiêm trọng phổ biến nhất ở trẻ em. Cụ thể đây là tình trạng viêm và hẹp đường thở gây khó thở. Thường thì thuật ngữ “hen” được sử dụng để mô tả các triệu chứng thở khò khè chứ không nói về nguyên nhân và độ dai dẳng của nó. Các tác nhân gây dị ứng chẳng hạn như phấn hoa, bào tử nấm mốc và các loài kí sinh động vật, các tác nhân gây hại cho đường thở (bao gồm khói thuốc lá và hơi sơn); nhiễm trùng đường hô hấp do virus và ít tập thể dục hoặc hít phải không khí lạnh có thể là nguyên nhân khiến hen tấn công. Mặc dù bệnh hen suyễn có thể là một vấn đề sức khỏe nghiêm trọng và mãn tính nhưng nếu được chăm sóc cẩn thận, hầu hết trẻ em bị hen suyễn vẫn có thể sinh hoạt khỏe mạnh và hoạt động bình thường. Mức độ nghiêm trọng của bệnh thường giảm dần khi trẻ lớn lên và đường dẫn khí mở rộng hơn.
Bé 25 tuần có thể mắc bệnh hen suyễn nếu ho quá nhiều (đặc biệt là vào ban đêm) hoặc bị dị ứng, bị chàm hoặc gia đình có tiền sử với các triệu chứng này. Dấu hiệu khi hen tấn công có thể bao gồm thở nhanh, ho dai dẳng, thở khò khè, miệng huýt thành tiếng hay lẩm bẩm khi thở ra, khi bé thở sẽ ép vào các cơ xung quanh xương sườn, phồng mũi với từng hơi thở, mệt mỏi và da chuyển sang xanh xao.
Nếu bạn nghĩ bé đang lên cơn suyễn hoặc khó thở – đặc biệt là khi bé cảm thấy như đang bị bóp nghẹt ở cổ, xương sườn hoặc bụng khi hít vào, thở khó nhọc – hãy ngay lập tức gọi 115 hoặc đưa bé đến phòng cấp cứu. Bạn cũng nên kêu gọi sự giúp đỡ ngay lập tức nếu môi hoặc ngón tay bé chuyển xanh hoặc nếu bé hôn mê, kích động hoặc mất kiểm soát.
Thông thường, trẻ bị cảm lạnh cũng có thể mắc phải tình trạng khò khè, nhưng những cơn ho ban đêm mãn tính thường là dấu hiệu tiềm ẩn của bệnh hen suyễn. Hãy gọi cho bác sĩ nếu trẻ khó ngủ vì thở khò khè hoặc ho.
Nếu được chẩn đoán hen suyễn, bác sĩ sẽ hướng dẫn bạn cách để kiểm soát cơn hen. Bạn cũng có thể cần tìm ra nguyên nhân có khả năng gây ra các cơn hen: có thể do bệnh đường hô hấp hoặc một vấn đề đó về môi trường, chẳng hạn như chất gây dị ứng hoặc khói thuốc lá. Bạn nên sử dụng máy phun sương làm mát, nâng đầu và cổ của bé lên 30 độ hoặc hơn khi bé ngủ. Việc kiểm tra dị ứng cũng có thể hữu ích vì bạn có thể nhận biết và loại bỏ chất gây dị ứng từ môi trường. Ví dụ, bạn có thể xem xét để loại bỏ thảm, rèm cửa và thú nhồi bông từ phòng của con để giảm bụi và khả năng phát tán bụi. Điều trị nội khoa bao gồm các loại thuốc làm giãn phế quản dạng hít để mở đường thông khí, thuốc chống viêm để giảm viêm đường hô hấp, thuốc kháng sinh nếu có nhiễm trùng thứ cấp tiềm ẩn và nhận dạng nguyên nhân để tránh xa các tác nhân gây dị ứng.
Nguy cơ đột tử khi bé trở mình ban đêm
Các chuyên gia đồng ý rằng một đứa trẻ có thể thay đổi vị trí một cách dễ dàng có thể giảm đáng kể tình trạng SIDS (hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh). Có hai lý do: thứ nhất, vì khoảng thời gian bé có nguy cơ cao mắc SIDS thường đã trôi qua khi bé có thể lật; thứ hai là vì em bé biết lật sẽ được trang bị tốt hơn để tự bảo vệ mình khỏi các vấn đề liên quan đến việc ngủ nằm sấp – tư thế ngủ dễ làm tăng nguy cơ SIDS.
Theo các chuyên gia, bạn nên đưa bé đi ngủ và để bé nằm ngửa cho đến khi bé tròn một tuổi, nhưng hãy chú ý không làm bé mất ngủ vì thay đổi vị trí suốt đêm. Tuy nhiên, hãy chắc chắn rằng giường cũi của bé an toàn và tiếp tục thực hiện theo các lời khuyên để ngăn ngừa SIDS, chẳng hạn như chỉ sử dụng một tấm nệm chắc chắn và tránh các loại gối, mền, khăn bông và đồ chơi bằng vải lông.
Tắm an toàn trong bồn lớn
Tìm hiểu thêm: Người bị ho ăn thịt bò được không?
>>>>>Xem thêm: Polyp dạ dày là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách chữa trị
Để đảm bảo thời gian tắm táp của bé không chỉ vui mà còn an toàn, bạn hãy làm theo những lời khuyên quan trọng sau:
- Đợi đến khi bé có thể ngồi thật vững: Cả bạn và bé sẽ cảm thấy thoải mái hơn với bồn tắm lớn khi bé có khả năng tự ngồi một mình hoặc với chút ít sự hỗ trợ.
- Ngồi ở một vị trí an toàn: Khi đang bị ướt, bé rất dễ bị trơn trượt, và thậm chí một chỗ ngồi vững chắc vẫn có thể có độ nghiêng trong bồn tắm. Mặc dù té ngã trong bồn tắm không thể quá nguy hiểm cho bé nhưng nó có thể khiến bé sợ hãi mỗi khi đến giờ tắm.
- Hãy chuẩn bị khăn tắm, khăn lau, xà phòng, dầu gội đầu, đồ chơi trong bồn và bất cứ những thứ cần thiết khác trong bồn tắm trước khi bạn đặt bé vào bồn.
- Luôn ở bên cạnh bé: Bé luôn cần sự giám sát của người lớn mỗi lúc tắm trong suốt năm năm đầu đời.
- Kiểm tra nước tắm: Hãy kiểm tra nhiệt độ nước bằng khuỷu tay hoặc cổ tay của bạn hoặc một nhiệt kế tắm trước khi cho bé vào bồn.
Mối quan tâm của mẹ về trẻ 25 tuần
Những điều mẹ cần quan tâm là gì?
Bé thức dậy sớm
Nếu bé thức dậy quá sớm vào buổi sáng, sau đây là một số mẹo để bạn có thể làm cho bé dậy muộn hơn một chút:
- Tránh ánh sáng sớm của bình minh;
- Tránh tiếng ồn từ các phương tiện giao thông;
- Cho bé ngủ trễ hơn vào ban đêm;
- Cho bé ngủ trễ hơn trong ngày;
- Giảm thời gian ngủ ngày của bé;
- Để bé đợi trong chốc lát;
- Tiêu khiển cùng bé;
- Để bé đợi đến bữa ăn sáng.
Tắm bé trong bồn lớn
Để đảm bảo bé luôn vui vẻ khi tắm, hãy thử những lời khuyên sau đây:
- Để cho bé kiểm tra nước bằng chiếc thuyền đồ chơi quen thuộc của mình;
- Cho bé chạy trước khi tắm;
- Sử dụng vật gì đó thay thế bạn trong chốc lát (một con búp bê có thể giặt hoặc thú nhồi bông);
- Tránh để bé quá lạnh;
- Cho bé giữ các vật tiêu khiển trên tay;
- Để bé bắn nước tung toé;
- Làm bạn với bé khi tắm;
- Không tắm sau khi ăn;
- Không gỡ nút thoát nước cho đến khi bé đã ra khỏi bồn tắm;
- Hãy kiên nhẫn.
Hello Health Group không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.