Đối với phụ nữ, làm mẹ là một thiên chức cao quý và vô cùng thiêng liêng. Tuy nhiên, ngày nay tỷ lệ vô sinh tăng cao làm cho chị em phụ nữ vô cùng lo lắng. Vậy bạn cần phải điều trị hiếm muộn ra sao?
Bạn đang đọc: Những loại thuốc điều trị hiếm muộn ở phụ nữ
Có bao giờ bạn tự hỏi, những viên thuốc nhỏ xíu hay những loại thuốc tiêm lại có khả năng giúp bạn mang thai? Thực ra, thuốc điều trị hiếm muộn cho phụ nữ có hoạt tính chỉ ngắn gọn trong vòng 4 chữ “kích thích rụng trứng’. Để tìm hiểu kỹ về điều này, hãy cùng Kenshin tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé!
Nội Dung
Những loại thuốc hỗ trợ mang thai nào thường dùng cho phụ nữ?
Có thể bạn đang sử dụng một trong số các loại thuốc hỗ trợ sinh sản dưới đây:
Một số phụ nữ cần kết hợp các thuốc này với phương pháp thụ tinh trong tử cung (IUI) hoặc công nghệ hỗ trợ sinh sản (ART), chẳng hạn như thụ tinh trong ống nghiệm (IVF). Những người đang trong tiến trình thụ tinh IVF cũng có thể dùng các loại thuốc hỗ trợ mang thai khác để hình thành lớp lót tử cung khi đậu thai và ngăn ngừa buồng trứng phóng thích trứng sớm.
Các loại thuốc hỗ trợ mang thai khác nhau như thế nào?
Điều này phụ thuộc vào cơ thể và nguyên nhân người phụ nữ gặp khó khăn khi mang thai. Ví dụ, phụ nữ bị hội chứng đa nang buồng trứng (PCOS) thường phản ứng tốt với Clomiphene, nhưng với phụ nữ không bị PCOS thì phải uống thuốc kê toa Metformin giúp hỗ trợ rụng trứng.
Một số phụ nữ bị buồng trứng đa nang thường phản ứng tốt khi kết hợp 2 loại thuốc là Metformin và Clomiphene. Những phụ nữ bị tăng tiểu cầu có quá nhiều hormone prolactin trong máu cũng là nguyên nhân cản trở sự rụng trứng. Để có thể thụ thai được, những người phụ nữ này nên dùng Bromocriptine hoặc Cabergoline để phục hồi rụng trứng.
Yếu tố nguy cơ khi bạn sử dụng thuốc hỗ trợ mang thai là gì?
Nhiều loại thuốc hỗ trợ mang thai đã được sử dụng rất an toàn và thành công trong hơn 40 năm qua. Tuy nhiên, giống như các phương pháp điều trị hiếm muộn khác, những thuốc này cũng có thể gây ra biến chứng như sẩy thai và chuyển dạ sớm. Khoảng 10% phụ nữ sử dụng Clomiphene mang đa thai (chủ yếu là cặp song sinh) và đối với phụ nữ sử dụng Gonadotropins thì tỷ lệ này đạt đến 30%.
- Clomiphene có tên nhãn hiệu Clomid và Serophene;
- Gonadotropins có nhãn hiệu là Repronex, Menopur, Bravelle, Follistim, Gonal-F.
Hy vọng rằng với những thông tin trên, bài viết đã cho bạn những thông tin bổ ích về vấn đề điều trị vô sinh, giúp bạn và gia đình yên tâm hơn trong quá trình điều trị và mau chóng có tin vui nhé!
>>>>>Xem thêm: Tới tháng nên uống gì và không nên uống gì để giảm đau bụng kinh?