Củ dong là một thực phẩm khá quen thuộc với nhiều người, có thành phần dinh dưỡng cao và còn mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe.
Bạn đang đọc: Những lợi ích không ngờ từ củ dong bạn nên biết
Củ dong có tên khoa học là Maranta arundinacea, rễ củ của một loài cây được trồng nhiều ở nước ta.
Người dân thường dùng củ dong ở dạng bột vì chúng mang lại nhiều công dụng tốt cho sức khỏe. Ngoài hàm lượng protein cao và có nhiều chất dinh dưỡng, loại củ này còn rất dễ tiêu hóa nên là một thực phẩm lý tưởng cho trẻ em và người cao tuổi.
Sau đây, Kenshin.vn sẽ giới thiệu đến bạn thành phần dinh dưỡng có trong củ dong và lợi ích cũng như cách dùng thực phẩm này trong đời sống hàng ngày.
Nội Dung
Thành phần dinh dưỡng của củ dong
Củ dong cũng chứa nhiều tinh bột tương tự như củ mài, củ sắn, khoai lang và khoai mỡ.
Ngoài ra, chúng còn cung cấp nhiều chất dinh dưỡng khác. Một khẩu phần ăn (khoảng 120g) củ dong tươi, thái lát có chứa:
- Calories………………..78
- Carbohydrate…………16g
- Chất xơ…………………2g
- Protein………………….5g
- Chất béo……………….0g
- Folate (vitamin B9)…….102% giá trị hàng ngày
- Photpho………………..17% giá trị hàng ngày
- Sắt………………………15% giá trị hàng ngày
- Kali………………………11% giá trị hàng ngày
Hàm lượng protein trong loại củ này cao hơn những rau ăn củ khác. Mỗi khẩu phần 120g có tới 5g protein so với lượng khoai mỡ tương ứng chỉ có 2,3g protein.
Thêm vào đó, củ dong còn cung cấp hơn 100% giá trị hàng ngày axit folic (vitamin B9), một dưỡng chất rất cần thiết cho quá trình phát triển của thai nhi và hình thành ADN. Nếu thiếu hụt vitamin này sẽ làm tăng nguy cơ bị dị tật bẩm sinh và các bệnh mạn tính như ung thư.
Hơn nữa, thực phẩm quen thuộc này còn giúp bổ sung một lượng đáng kể photpho, sắt và kali.
Những lợi ích tiềm năng từ củ dong
Từ xưa, loại củ này đã từng được sử dụng phổ biến vì các đặc tính dược lý của nó. Hầu hết các lợi ích sức khỏe mà loại củ này mang lại đều liên quan đến thành phần tinh bột cũng như các hợp chất khác.
Hỗ trợ giảm cân
Bột củ dong chứa khoảng 32% kháng tinh bột – loại tinh bột mà cơ thể không thể tiêu hóa được. Khi trộn lẫn với nước sẽ tạo thành dạng gel nhớt và hoạt động giống như chất xơ hòa tan ở trong ruột.
Thực phẩm giàu chất xơ và kháng tinh bột sẽ làm chậm tốc độ tiêu hóa, mang lại cảm giác no lâu khi ăn. Do đó, bạn sẽ điều chỉnh được cảm giác thèm ăn và có thể hỗ trợ quá trình giảm cân.
Trong một nghiên cứu thực hiện trên 20 người trưởng thành, những người sử dụng thực phẩm chức năng bổ sung 48g kháng tinh bột đã tiêu thụ ít calo hơn đáng kể trong vòng 24 giờ, so với nhóm đối chứng.
Hàm lượng protein trong củ dong cũng giúp bạn có cảm giác no lâu hơn.
Có khả năng chống tiêu chảy
Sử dụng củ dong có thể giúp điều trị tiêu chảy do chúng giúp định hình khối phân và bù nước cho cơ thể.
Tiêu chảy nghiêm trọng có thể dẫn đến mất nước, thậm chí gây tử vong, nhất là trên đối tượng dễ bị tổn thương như trẻ em.
Một nghiên cứu kéo dài 1 tháng, tiến hành trên 11 người bị tiêu chảy và được uống 2 muỗng cà phê (tương đương 10mg) bột củ dong 3 lần/ngày. Kết quả cho thấy họ ít bị tiêu chảy và đau bụng hơn.
Chính hàm lượng tinh bột cao ở loại thảo dược này đã mang lại tác dụng trên, giúp làm tăng kích thước và tính đồng nhất cho khối phân. Từ đó, tần suất bị đại tiện sẽ được giảm xuống.
Một nghiên cứu thực hiện trên động vật cho thấy đun sôi bột củ dong rồi lấy nước sử dụng đã làm giảm tỷ lệ tiêu chảy do dịch tả hiệu quả hơn cả giải pháp bù nước do Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ban hành.
Tuy nhiên, vẫn cần có nhiều nghiên cứu hơn nữa để chứng minh tác dụng này.
Tìm hiểu thêm: Mẹ sau sinh ăn nấm được không? Các loại nấm mẹ sau sinh được ăn
>>>>>Xem thêm: Khủng hoảng hiện sinh là gì? Cách vượt qua extistential crisis
Bổ trợ hệ thống miễn dịch
Hàm lượng kháng tinh bột trong củ dong có khả năng kích thích hệ thống miễn dịch.
Thực tế, loại củ này là một prebiotic tiềm năng, một loại chất xơ tạo môi trường cho vi khuẩn đường ruột phát triển.
Các vi khuẩn có lợi trong đường ruột có thể làm tăng cường sức khỏe của hệ miễn dịch vì chúng sản xuất ra nhiều vitamin và giúp hấp thu nhiều khoáng chất quan trọng mà hệ miễn dịch cần để hoạt động hiệu quả. Hơn nữa, chúng thậm chí còn ảnh hưởng đến cách cơ thể phản ứng lại nhiều bệnh lý.
Một nghiên cứu thực hiện trong 14 ngày ở chuột được cho ăn bột củ dong đã nhận thấy, nồng độ các globulin miễn dịch G, A và M trong máu tăng đáng kể. Các globulin đó là những kháng thể khác nhau giúp bảo vệ bạn khỏi những tác nhân gây hại.
Các nghiên cứu trong ống nghiệm khác cũng cho kết quả tương tự nhưng cần có nhiều nghiên cứu trên con người hơn nữa.
Phù hợp cho chế độ ăn không gluten
Củ dong tự nhiên không chứa gluten, tương tự như đa số các loại củ khác. Bột từ loại củ này có thể được sử dụng để thay thế cho bột mì.
Những người mắc bệnh celiac – một rối loạn đường tiêu hóa phổ biến mà gluten sẽ gây viêm ruột non ở người mắc phải – cần phải tránh hoàn toàn việc hấp thu loại protein này. Các loại ngũ cốc như lúa mạch, lúa mì hay lúa mạch đen cũng như các sản phẩm từ chúng đều có chứa gluten.
Thành phần kháng tinh bột trong củ dong đặc biệt phù hợp cho những sản phẩm không chứa gluten vì có thể giúp cải thiện kết cấu, độ giòn và cả hương vị.
Cách sử dụng củ dong
Bạn có thể sử dụng củ dong tươi hoặc dùng dưới dạng bột được bán sẵn.
Bột củ dong có thể được dùng như một chất tạo độ đặc cho nước sốt, bánh pudding và thạch, đồng thời là một thành phần trong các món nướng như bánh quy, bánh ngọt. Bên cạnh đó, bạn cũng dùng bột này để thay thế cho bột mì trong các công thức nấu ăn nếu phải kiêng gluten.
Nhờ vào khả năng hấp thu dầu, loại bột này có thể dùng trong một số mỹ phẩm. Ví dụ như:
- Dầu gội khô. Dùng bột củ dong rắc lên da đầu và massage để giúp làm sạch mái tóc mà không cần dùng nước.
- Thành phần khử mùi. Bạn có thể tự điều chế sản phẩm khử mùi bằng cách trộn các thành phần sau: bột củ dong, dầu dừa và baking soda với lượng bằng nhau.
- Thay thế bột talc, làm phấn cho em bé. Thực tế, loại bột này được cho là giữ ẩm và làm da mềm mịn.
Nói chung, mọi người thường sử dụng củ dong ở dạng bột với nhiều mục đích. Không chỉ trong ẩm thực và hỗ trợ điều trị bệnh, bột củ dong còn có thể dùng để làm đẹp.