Nhìn chung, gây mê gây tê không gây hại cho sức khỏe của hầu hết mọi người, kể cả những người có thể trạng tương đối đặc biệt. Mọi người đều có thể thực hiện phương pháp gây mê một cách an toàn. Tuy nhiên vẫn sẽ có một vài rủi ro của gây mê và gây tê có thể xảy ra. Vì vậy bạn nên nắm một vài thông tin cơ bản trước khi thực hiện phương pháp này.
Bạn đang đọc: Những rủi ro của gây mê và gây tê mà bạn cần biết
Nội Dung
Phương pháp gây mê gây tê là gì?
Đây là phương pháp được thực hiện nhằm kiểm soát cơn đau trong quá trình phẫu thuật bằng cách sử dụng thuốc mê hoặc tê. Phương pháp này giúp kiểm soát nhịp thở, nhịp tim và tuần hoàn máu (huyết áp). Không chỉ vậy nó còn kiểm soát việc phản xạ của cổ họng như nuốt, ho hoặc nôn và các cử động của hệ tiêu hóa nhằm ngăn các vật thể lạ bị hít vào phổi.
Bạn có thể xem thêm: 4 loại gây tê và gây mê phổ biến nhất bạn cần biết
Các rủi ro của gây mê và gây tê có thể gặp phải là gì?
Mọi quá trình trị liệu đều có khả năng xảy ra rủi ro, gây mê gây tê cũng vậy. Sau quá trình gây mê toàn thân, người bệnh có thể cảm thấy đau họng, gặp các vấn đề về tim hoặc buồn nôn.
Nếu sử dụng thuốc gây tê tại chỗ với liều lượng cao thì lượng thuốc còn dư lại trong cơ thể có khả năng ảnh hưởng đến tim và não. Còn đối với với gây mê tủy sống, một số người có thể sẽ thấy đau đầu.
Dưới đây là một số rủi ro của gây mê và gây tê khác có thể xảy ra:
- Cảm thấy chóng mặt.
- Ớn lạnh, rùng mình.
- Ngứa.
- Bầm tím, đau nhức.
- Đi tiểu khó.
- Nhức mỏi.
Nguyên nhân nào dẫn đến những triệu chứng trên?
Tìm hiểu thêm: Nang gan
>>>>>Xem thêm: Nhức mỏi tay chân là bệnh gì? Cách khắc phục
Nhờ sự phát triển của y học, thông qua các lần nghiên cứu và máy móc tân tiến, các ca phẫu thuật cũng như phương pháp gây mê đã an toàn hơn rất nhiều. Nhưng không vì vậy mà có thể loại bỏ nguy cơ xuất hiện tác dụng phụ. Điều đó còn tùy thuộc vào thể trạng sức khỏe và thói quen sống của bạn.
Thể trạng sức khỏe
Một số thể trạng sức khỏe dễ gặp phải rủi ro của gây mê và gây tê hơn:
- Cao huyết áp;
- Bệnh lý tim mạch (đau ngực, suy tim, các bệnh van tim hoặc có tiền sử nhồi máu cơ tim);
- Tiểu đường;
- Dị ứng thuốc;
- Đột quỵ;
- Co giật hay các bệnh lý thần kinh khác;
- Béo phì;
- Bệnh thận;
- Ngưng thở khi ngủ;
- Các loại thuốc như aspirin có thể làm tăng nguy cơ xuất huyết;
- Bệnh phổi (hen suyễn hay bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính), dị ứng với thuốc mê hay tiền sử dị ứng.
Bạn có thể xem thêm: Gây mê/gây tê mất bao lâu mới hết tác dụng?
Thói quen sống
- Hút thuốc và uống rượu: sử dụng thức uống có cồn và thuốc lá gây ảnh hưởng xấu hơn so với việc sử dụng các loại thuốc khác. Các chất độc hại trong thuốc lá và đồ uống có cồn có thể làm thay đổi tác dụng của thuốc mê trong quá trình phẫu thuật. Vì vậy, bạn cần phải cho bác sĩ và các chuyên viên gây mê biết về trình trạng sử dụng thuốc lá và đồ uống có cồn của bạn trước đây, hiện tại và trong thời gian trước khi phẫu thuật;
- Sử dụng chất gây nghiện khác (cần sa, cocaine, amphetamine, heroin,..) cũng làm tăng nguy cơ cho các rủi ro của gây mê và gây tê. Các bệnh nhân thường lưỡng lự khi phải trao đổi về vấn đề sử dụng các chất gây nghiện phi pháp. Tuy nhiên bạn có thể yên tâm vì tất cả các vấn đề bạn trao đổi với bác sĩ sẽ được bảo mật. Việc bác sĩ nắm được tình trạng sử dụng chất gây nghiện trước đây và hiện tại là rất quan trọng và cần thiết. Đó là vì các bác sĩ cần biết những thông tin quan trọng như trên để có thể đưa ra phương pháp điều trị an toàn và phù hợp nhất cho cơ thể bạn. Nếu bạn không thông báo đầy đủ tình trạng sử dụng thuốc của mình, bạn đang tự tay đẩy mình vào những rủi ro có thể xảy ra khi tiến hành phẫu thuật. Các phản ứng xảy ra giữa các loại thuốc có thể rất nguy hiểm.
Bạn cần đảm bảo rằng bác sĩ đã nắm rõ mọi thông tin quan trọng về tình trạng sức khỏe cũng như tình trạng sử dụng thuốc của bản thân. Nếu bạn thông báo đầy đủ thông tin, nguy cơ xảy ra rủi ro của gây mê và gây tê sẽ hạ xuống mức thấp nhất có thể.