Tiểu đường (hay đái tháo đường) là một trong 3 nguyên nhân gây tử vong hàng đầu tại Việt Nam, chỉ đứng sau bệnh tim mạch và ung thư. Những số liệu thống kê bệnh tiểu đường Việt Nam trong nhiều năm gần đây cho thấy rằng đây là một căn bệnh nguy hiểm, nguy cơ tử vong cao và ngày càng phổ biến.
Bạn đang đọc: Những số liệu thống kê bệnh tiểu đường Việt Nam
Mời bạn cùng Kenshin.vn tìm hiểu các số liệu thống kê bệnh tiểu đường Việt Nam để hiểu rõ hơn và có sự cảnh giác nhất định với căn bệnh nguy hiểm này.
Nội Dung
Hiểu rõ về mức độ nguy hiểm bệnh tiểu đường
Bệnh tiểu đường được chia làm 3 loại phổ biến là tiểu đường type 1, tiểu đường type 2 và tiểu đường thai kỳ. Trong đó, tiểu đường type 1 thường xảy ra ở trẻ em do cơ thể không sản sinh ra insulin, còn tiểu đường type 2 là do cơ thể đề kháng insulin khiến cho glucose trong máu không được đưa vào tế bào để tiêu thụ. Hậu quả dẫn đến là lượng đường trong máu tăng cao. Ngoài ra, tiểu đường thai kỳ là tình trạng xảy ra ở phụ nữ mang thai và thường sẽ hết sau khi sinh con.
Khoảng 90-95% trường hợp mắc bệnh tiểu đường thuộc type 2. Triệu chứng bệnh tiểu đường thường diễn tiến âm thầm, thường khi phát hiện bệnh đã xuất hiện ít nhiều biến chứng nguy hiểm trên tim mạch, thận, mắt, thần kinh… thậm chí có thể gây tử vong.
Các thống kê bệnh tiểu đường Việt Nam gần đây cho thấy, bệnh tiểu đường ở người trẻ sẽ dẫn đến biến chứng nguy hiểm hơn, thời gian dẫn đến biến chứng sớm hơn và tỷ lệ xuất hiện biến chứng cũng nhiều hơn so với người lớn tuổi.
Một vài số liệu thống kê bệnh tiểu đường Việt Nam và thế giới
Theo thống kê của Hiệp hội đái tháo đường thế giới (IDF), năm 2019, trên thế giới có khoảng 463 triệu người mắc đái tháo đường và dự kiến đến năm 2030 trên thế giới có khoảng 578 triệu người mắc bệnh.
Trung bình, cứ mỗi giờ có thêm hơn 1.000 bệnh nhân tiểu đường mắc mới, và cứ mỗi 8 giây có 1 người tử vong do căn bệnh này. Bệnh tiểu đường vẫn được coi là “đại dịch không lây nhiễm” đáng báo động trên toàn cầu với 415 triệu người trưởng thành trên toàn thế giới mắc bệnh, chiếm khoảng 8,8% dân số thế giới.
Tìm hiểu thêm: Cám gạo
Số liệu thống kê bệnh tiểu đường Việt Nam 2017 của Bộ Y tế cho thấy, nước ta có tới 3.53 triệu người đang mắc bệnh, và mỗi ngày có ít nhất 80 trường hợp tử vong vì các biến chứng có liên quan. Dự báo con số này có thể tăng lên đến 6.3 triệu vào năm 2045, tức là tăng khoảng 78.5% chỉ trong 28 năm.
Theo những số liệu vừa đề cập, Việt Nam được xếp nằm trong nhóm 10 quốc gia có tỷ lệ gia tăng bệnh nhân tiểu đường cao nhất trên thế giới, với 5.5% mỗi năm. Số người mắc bệnh tiểu đường trong nước đang gia tăng nhanh chóng, tăng gấp nhiều lần trong 10 năm qua.
Tình trạng bệnh tiểu đường đang dần trẻ hóa cũng là vấn đề đáng báo động. Thậm chí, có những trẻ chỉ mới 14, 15 tuổi đã mắc bệnh tiểu đường. Một thống kê mới nhất của Bệnh viện Nội tiết trung ương cho thấy trong 2.810 trẻ em thuộc lứa tuổi từ 11-14 tuổi ở nước ta có 178 trẻ (6,2%) mắc rối loạn glucose trong máu, tập trung nhiều nhất ở lứa tuổi 11.
Cũng theo thống kê bệnh tiểu đường Việt Nam của Bộ Y tế, dù ngày càng nhiều người mắc bệnh nhưng trong cả nước, chỉ có khoảng 29% bệnh nhân được chẩn đoán và điều trị tại các cơ sở y tế. Khoảng 71% còn lại chưa biết mình mắc bệnh hoặc chưa từng đi kiểm tra sức khỏe. Việc không được chẩn đoán và điều trị kịp thời bệnh tiểu đường sẽ dễ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe tổng thể cũng như tuổi thọ của người bệnh.
Nguyên nhân khiến bệnh tiểu đường gia tăng tại Việt Nam
>>>>>Xem thêm: 8 cách hâm nóng tình cảm với vợ những lúc nàng mệt mỏi
Nguyên nhân khiến số liệu thống kê bệnh tiểu đường ở Việt Nam trong những năm gần đây gia tăng nhanh chóng là do nhận thức của người dân về mức độ nguy hiểm của căn bệnh này vẫn còn chưa cao. Nhiều người vẫn còn chủ quan, chưa chủ động thăm khám sức khỏe định kỳ và bỏ qua những triệu chứng bệnh tiểu đường ở giai đoạn đầu.
Bên cạnh đó, cuộc sống hiện đại trong thời đại công nghiệp hóa – hiện đại hóa khiến con người ta dần trở nên lười vận động, ít quan tâm đến sức khỏe thể chất lẫn tinh thần của bản thân. Chế độ ăn uống không điều độ, ít vận động, lối sống công nghiệp hóa với các món ăn nhanh, ít dinh dưỡng, lượng calo và chất béo cao. Ngoài ra, áp lực công việc, căng thẳng thần kinh kéo dài đều là những yếu tố nguy cơ làm tăng khả năng mắc bệnh tiểu đường.
Qua những số liệu thống kê bệnh tiểu đường Việt Nam kể trên có thể thấy một thực rạng rõ ràng là người mắc bệnh đang tăng chóng mặt và ngày càng trẻ hóa. Rất nhiều người ở độ tuổi 25-30 tuổi mắc bệnh mà không biết, dẫn đến không được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Bệnh đái tháo đường diễn tiến âm thầm nhưng vô cùng nguy hiểm với tỷ lệ tử vong cao. Vì vậy, chủ động phòng ngừa và kiểm soát bệnh bằng chế độ ăn uống và sinh hoạt lành mạnh, giảm cân khoa học, rèn luyện thể chất và thăm khám sức khỏe định kỳ là cách tốt nhất để giảm tỷ lệ mắc mới và ngăn ngừa biến chứng, giảm thiểu nguy cơ tử vong.