Bạn mới mang thai lần đầu và không biết nên ăn gì, bổ sung những chất gì hay làm sao để có một thai kỳ khỏe mạnh? Hãy để Kenshin.vn gợi ý đến bạn những thói quen tốt cho sức khỏe ngay sau đây.
Bạn đang đọc: Những thói quen tốt cho sức khỏe mẹ mới mang thai nên nằm lòng
Quá trình mang thai dường như là trải nghiệm thú vị và mới mẻ với nhiều mẹ bầu. Tất nhiên việc này cũng chẳng hề dễ dàng với những ai chưa đủ kinh nghiệm. Hẳn là bạn sẽ thường xuyên nghe khá nhiều lời rỉ tai về cái này cần làm, việc kia cần tránh. Nhưng “9 người 10 ý”, nếu bạn đang hoang mang không biết mình phải làm gì.
Để đảm bảo những điều tốt lành sẽ đến với thiên thần nhỏ sắp chào đời và cả chính mình, bạn cần quan tâm nhiều hơn đến chế độ sinh hoạt của bản thân. Chỉ những thay đổi rất nhỏ thôi nhưng cũng đủ mang lại hiệu quả lớn. Suốt thời kỳ mang thai, mẹ nên học hỏi và áp dụng ngay những thói quen tốt cho sức khỏe được đề cập trong bài viết này của Kenshin.vn.
Nội Dung
- 1 1. Luyện tập thể dục vừa sức là một trong những thói quen tốt cho sức khỏe
- 2 2. Chú trọng hơn đến việc bổ sung vitamin và khoáng chất
- 3 3. Tự trang bị thêm kiến thức cho bản thân
- 4 4. Thực hành bài tập Kegel
- 5 5. Loại bỏ mọi “độc tố” ra khỏi cuộc sống
- 6 6. Nên xem xét lại những công việc thường ngày của bạn
- 7 7. Kiểm tra các loại thuốc đang sử dụng
- 8 8. Theo dõi cân nặng thường xuyên
- 9 9. Chọn giày dép phù hợp
- 10 10. Uống đủ nước
- 11 11. Tiêu thụ thực phẩm giàu folate
1. Luyện tập thể dục vừa sức là một trong những thói quen tốt cho sức khỏe
Nhiều mẹ tỏ ra lo ngại vì sợ tập thể dục hay vận động sẽ ảnh hưởng đến thai kỳ. Nhận định này hoàn toàn không chính xác, bởi lẽ các bài tập thích hợp không những tăng cường sức khỏe, mà còn giúp bạn sẵn sàng để vượt cạn thành công.
Bên cạnh đó, việc duy trì thói quen tích cực vận động sẽ xua tan những lo âu, căng thẳng, cải thiện tâm trạng và mang lại giấc ngủ ngon về đêm. Lời khuyên là bạn nên tham gia các lớp thể dục dành cho bà bầu hoặc đơn giản hãy dành ít nhất 15–20 phút mỗi ngày để đi bộ với cường độ vừa phải tại khu vực mát mẻ, có bóng râm hay thậm chí trong nhà nếu thời tiết xấu.
Các bài tập nhẹ nhàng như yoga, Pilates, bơi lội… đều là những gợi ý tuyệt vời dành cho các bà mẹ tương lai. Tuy nhiên, dù có chọn bất kể loại hình tập luyện nào đi chăng nữa, bạn cần đảm bảo đã tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi bắt đầu. Bạn có thể đưa ra mục tiêu tập thể dục khoảng 30 phút mỗi các ngày trong tuần. Điều quan trọng là phải lắng nghe cơ thể của mình, tránh tình trạng tập quá sức mẹ nhé!
2. Chú trọng hơn đến việc bổ sung vitamin và khoáng chất
Một trong những thói quen tốt cho sức khỏe mà nhiều thai phụ bỏ qua là uống bổ sung vitamin trước sinh. Việc làm này cũng hết sức cần thiết ngay cả trong quãng thời gian bạn đang cố gắng để thụ thai. Khi đã bước vào giai đoạn thai kỳ, nhu cầu bổ sung dưỡng chất ở mẹ bầu cao hơn rất nhiều so với bình thường.
Lý do vì những bộ phận quan trọng của thai nhi như các dây thần kinh, não bộ, tủy sống đều hình thành và phát triển trong tháng đầu mang thai. Chính vì thế, việc bổ sung các chất dinh dưỡng thiết yếu như axit folic, canxi và sắt là điều không thể thiếu.
Hiện nay, việc chọn mua các loại viên uống vitamin đã dễ dàng hơn rất nhiều. Nhưng quan trọng bạn vẫn cần tham vấn ý kiến bác sĩ để chọn được sản phẩm phù hợp nhất với mình.
Mới lần đầu dùng, nhiều mẹ có thể trải qua cảm giác buồn nôn. Mẹo là bạn hãy dùng kèm với bữa ăn nhẹ. Ngoài ra, việc nhai kẹo cao su hay ngậm kẹo cứng cũng là giải pháp hữu ích cho vấn đề này.
3. Tự trang bị thêm kiến thức cho bản thân
Thay vì lắng nghe những lời khuyên vô căn cứ, bạn có thể chủ động tìm hiểu mọi thông tin liên quan đến sức khỏe mẹ và bé qua sách, báo, các website uy tín hoặc đăng ký tham gia vào lớp học tiền sản.
Tại đây, mẹ sẽ được trang bị những kiến thức cần thiết để chuẩn bị cho việc sinh nở. Không những thế, bạn còn được giải đáp cặn kẽ khi đưa ra những thắc mắc về các khó khăn đang gặp phải trong thai kỳ, học hỏi thêm kinh nghiệm chăm sóc trẻ sơ sinh…
Đây cũng là thời điểm tốt để bạn theo dõi tiền sử bệnh của gia đình. Nhờ vậy mà bạn sẽ hỗ trợ tốt cho công tác sàng lọc dị tật bẩm sinh. Trường hợp đã sinh con, bạn hãy trao đổi với bác sĩ về các vấn đề đã từng xảy ra với mình ở những lần mang thai trước đó.
4. Thực hành bài tập Kegel
Bài tập Kegel giúp cải thiện sức khỏe cho các cơ vùng khung chậu nên khá hữu ích với mẹ bầu. Theo đó, khi thai nhi lớn dần trong bụng mẹ cũng là lúc áp lực lên vùng cơ này ngày càng lớn. Hệ quả là bạn sẽ dễ bị đau lưng, khả năng kiểm soát bàng quang và đại tràng cũng kém đi…
Để rõ hơn, bạn có thể tham khảo qua bài viết: Bài tập Kegel cho mẹ bầu lợi ích dài lâu. Nếu kiên trì thực hiện đúng theo hướng dẫn, bài tập này sẽ giúp quá trình lâm bồn của bạn trở nên thuận lợi hơn. Lợi ích này thể hiện rõ nhất ở các mẹ chọn sinh thường.
Bạn có thể thực hiện bài tập Kegel ngay tại nơi làm việc hoặc thậm chí khi đang xếp hàng tại siêu thị hay ngồi trong taxi đều được.
5. Loại bỏ mọi “độc tố” ra khỏi cuộc sống
Những thói quen tốt cho sức khỏe khi mang thai sẽ không bao gồm việc hút thuốc lá, uống rượu hay thậm chí là cả chuyện làm đẹp thường tình như sơn móng tay, nhuộm tóc hoặc “khoác” lên mình những mùi hương nước hoa như thời son rỗi.
Việc hút thuốc lá dù chủ động hay thụ động cũng đều ảnh hưởng đến lưu lượng oxy mà thai nhi nhận được, từ đó dẫn đến các biến chứng thai kỳ điển hình như sinh non.
3 việc mẹ bầu nên làm và không nên làm vào buổi sáng
6. Nên xem xét lại những công việc thường ngày của bạn
Ngay cả những điều mà bạn thường làm trước khi mang thai như dọn dẹp nhà vệ sinh, tắm cho thú cưng cũng có thể gây nguy hại đến sức khỏe thai kỳ. Theo đó, việc tiếp xúc nhiều với các hóa chất độc hại, mang vác vật nặng hoặc đến gần những nơi “trú ẩn” của vi sinh vật gây hại cũng có thể khiến thai nhi bị ảnh hưởng.
Do vậy, tốt nhất là bạn nên cân nhắc tạm ngưng thực hiện một số công việc không có lợi cho thai kỳ và chú tâm hơn nữa đến những thói quen tốt cho sức khỏe.
7. Kiểm tra các loại thuốc đang sử dụng
Bạn nên thường xuyên hỏi ý kiến bác sĩ về các loại thuốc hoặc thực phẩm chức năng mình đang sử dụng. Bởi lẽ, ngay cả những loại thuốc không kê đơn như NSAIDs (gọi tắt của nhóm thuốc chống viêm không steroid) cũng có khả năng làm tăng nguy cơ sảy thai và gây tổn thương mạch máu của thai nhi.
8. Theo dõi cân nặng thường xuyên
Tìm hiểu thêm: Không nên xem thường khi thấy trẻ sơ sinh sút cân
>>>>>Xem thêm: 6 lợi ích của vitamin B3 đối với sức khỏe bà bầu
Việc kiểm soát cân nặng trong thai kỳ khá quan trọng, vì nếu chẳng may mẹ bầu tăng cân quá đà sẽ khiến cho việc lấy lại vóc dáng sau sinh trở nên khó khăn hơn, trẻ sinh ra có nguy cơ thừa cân.
Trái lại, nếu vì sợ “phát phì” mà kiêng khem quá mức, mẹ cũng sẽ rơi vào tình trạng thiếu hụt dinh dưỡng. Điều này khiến trẻ sinh ra có nguy cơ bị nhẹ cân. Do vậy, điều quan trọng bạn cần phải luôn giữ mức cân nặng ổn định.
9. Chọn giày dép phù hợp
Khi mang thai, mẹ bầu sẽ nhận thấy bụng không phải là thứ duy nhất to lên. Hiện tượng chân to bắt nguồn từ việc tăng cân và cả chuyện sưng chân do phù nề. Tình trạng này thường bắt đầu xảy ra từ tam cá nguyệt thứ hai và cỡ chân có thể lớn hơn cho đến tận cuối thai kỳ.
Chính vì vậy, để việc đi lại thuận tiện bạn nên chọn mua giày dép rộng rãi, thoải mái để mang. Lưu ý rằng, kích thước bàn chân của bạn chỉ có thể ổn định sau khoảng một tháng kể từ ngày sinh.
10. Uống đủ nước
Một trong những thói quen tốt cho sức khỏe rất quan trọng mà mẹ cần quan tâm là uống đủ nước. Nếu thiếu nước, các chức năng sống sẽ giảm đi vì nước tác động đến mọi bộ phận của cơ thể.
Nhất là khi mang thai, máu của bạn chính là nguồn cung cấp oxy và các chất dinh dưỡng cần thiết cho con thông qua nhau thai và bài trừ carbon dioxide đi. Lúc này, về cơ bản, điều này có nghĩa rằng lượng máu của bạn đã phải tăng lên gấp đôi để xử lý tốt vấn đề. Để hoạt động này có hiệu quả, bạn buộc phải uống nhiều nước hơn nữa.
Mặt khác, việc uống đủ nước cũng sẽ giúp phòng tránh tình trạng táo bón, mệt mỏi, đau đầu và các triệu chứng thai kỳ khó chịu khác. Song song với việc dùng nước lọc, mẹ bầu có thể tiêu thụ nước trái cây hoặc một số loại trà thảo mộc an toàn cho thai kỳ. Bạn có thể tham khảo ý kiến bác sĩ để chọn ra danh mục những thức uống phù hợp nhất với tình trạng sức khỏe của mình.
11. Tiêu thụ thực phẩm giàu folate
Không những quan tâm đến chuyện uống đủ nước, mẹ cũng cần chú trọng hơn đến vấn đề dinh dưỡng, nhất là việc bổ sung các loại thực phẩm giàu folate. Các chuyên gia khuyến cáo thai phụ nên dùng ít nhất từ 5–6 bữa ăn nhỏ trong ngày với sự có mặt của các thực phẩm giàu folate như ngũ cốc, đậu lăng, mầm lúa mì và nước cam.
Dưỡng chất này vô cùng cần thiết cho sự phát triển của ống thần kinh (phần bao quanh tủy sống) ở trẻ, cũng như là tiền tố cho việc hình thành nên tế bào hồng cầu mới.
Nhìn chung, việc thực hành những thói quen tốt cho sức khỏe sẽ giúp bạn cải thiện những thay đổi trong thai kỳ, cũng như đảm bảo quá trình sinh nở diễn ra suôn sẻ. Tuy vậy, đừng vội nôn nóng thực hiện gấp gáp mà hãy dần làm quen với từng bước nhỏ nhất. Bởi lẽ, cơ thể cũng cần thời gian để thích nghi với những điều mới mẻ. Mong rằng bạn sẽ có một thai kỳ ngập tràn hạnh phúc và khỏe mạnh.