Nhược thị có nên đeo kính không và có phương pháp điều trị nào khác?

Nhược thị có nên đeo kính không và có phương pháp điều trị nào khác?

Nhược thị có nên đeo kính không và có phương pháp điều trị nào khác?

Nhược thị có nên đeo kính không là thắc mắc của rất nhiều bậc phụ huynh khi có con mắc vấn đề này ở mắt. Và ngoài đeo kính thì khi nào cần kết hợp với các phương pháp điều trị khác? Mời bạn cùng Kenshin.vn đi tìm hiểu để giải đáp thắc mắc này nhé!

Bạn đang đọc: Nhược thị có nên đeo kính không và có phương pháp điều trị nào khác?

Nhược thị là tình trạng suy giảm thị lực ở một hoặc cả hai mắt. Nó xuất hiện khi hai mắt gửi các hình ảnh khác nhau đến não. Điều này có thể xảy ra nếu bị lác mắt hoặc do một trong hai mắt bị cận thị hoặc viễn thị nặng hơn mắt còn lại. Khi đó, não bộ chủ yếu xử lý thông tin, hình ảnh đến từ mắt tốt hơn, bỏ qua mắt còn lại. Nhược thị nếu không được điều trị kịp thời có thể làm ảnh hưởng đến thị lực vĩnh viễn.

Nhược thị có nên đeo kính không và đeo ở một hay cả hai mắt?

Nhược thị có nên đeo kính không và có phương pháp điều trị nào khác?

Mắt bị nhược thị có nên đeo kính không? Câu trả lời là CÓ. Kính có thể giúp điều chỉnh các tật khúc xạ là nguyên nhân gây ra nhược thị, chẳng hạn như cận thị, viễn thị, loạn thị. Nhu cầu đeo kính có thể chỉ ở một mắt bị nhược thị nếu mắt này yếu hơn mắt còn lại. 

Tuy nhiên, đôi khi, bạn có thể cần phải đeo kính thường xuyên ở cả hai mắt nếu mắt bị nhược thị ở cả hai bên. Điều này là do não nhận được hình ảnh mờ từ cả hai mắt. Nhược thị ở cả hai mắt có thể xảy ra nếu tật khúc xạ nghiêm trọng ở cả hai mắt không được điều trị. Đây là một dạng nhược thị không phổ biến. 

Đối với nhược thị cả hai bên mắt do tật khúc xạ nghiêm trọng không được điều chỉnh, phương pháp điều trị chủ yếu vẫn là đeo kính để giúp cải thiện thị lực. Nếu bác sĩ lo ngại rằng tình trạng nhược thị hai bên mắt sẽ tiến triển nghiêm trọng hơn theo thời gian thì chắc chắn nên đeo kính.

Trẻ em bị nhược thị có nên đeo kính không và khi nào cần điều trị kết hợp?

Trẻ em bị nhược thị có nên đeo kính không? Trên thực tế, nếu nguyên nhân gây ra nhược thị ở trẻ là do một mắt bị cận thị hoặc viễn thị nặng hơn mắt còn lại, hoặc bị ảnh hưởng bởi loạn thị thì việc đeo kính có thể giúp cải thiện thị lực theo thời gian mà không cần điều trị thêm. Trẻ em bị nhược thị ở cả hai mắt cần đeo kính ở cả hai bên và đeo càng nhiều càng tốt để cải thiện thị lực.

Vậy, trẻ bị nhược thị có nên đeo kính không nếu việc đeo kính không cải thiện thị lực? Nếu thị lực của mắt không được cải thiện rõ ràng sau khoảng 12 tuần mặc dù đã đeo kính, thì trẻ sẽ cần đeo kính kết hợp với miếng che mắt hoặc thuốc nhỏ mắt để giúp cải thiện thị lực tốt hơn. 

Tìm hiểu thêm: Chu vi vòng bụng thai nhi: Chỉ số tương quan chặt chẽ với trọng lượng thai nhi

Nhược thị có nên đeo kính không và có phương pháp điều trị nào khác?

>>>>>Xem thêm: Lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân viêm phế quản tại nhà

Quá trình điều tri nhược thị có thể mất đến vài tháng, vài năm hoặc thậm chí lâu hơn. Không thể biết được chính xác trẻ nào sẽ đáp ứng điều trị nhược thị với kính đeo đơn thuần và trẻ nào sẽ cần thêm miếng che mắt. Điều này là do các yếu tố khác như tuổi tác, cơ địa, tình trạng mắt và mức độ nghiêm trọng của bệnh ảnh hưởng.

Trẻ có thể cần đeo kính càng nhiều càng tốt, kết hợp đeo miếng che mắt ít nhất 6 giờ mỗi ngày. Thuốc nhỏ mắt thì nên được sử dụng mỗi ngày một lần, ngay sau khi thức dậy vào buổi sáng và theo chỉ định của bác sĩ.

Các bác sĩ chuyên khoa mắt khuyên rằng nên tiến hành điều trị nhược thị càng sớm càng tốt. Khả năng bệnh được điều trị thành công càng cao nếu việc điều trị được bắt đầu trước khi trẻ 7 tuổi. Trẻ em và thanh thiếu niên từ 7 đến 17 tuổi vẫn có thể tiến hành đeo kính và điều trị nhược thị để giúp cải thiện thị lực.

Hy vọng bài viết này đã giúp bạn giải đáp được thắc mắc mắt nhược thị có nên đeo kính không. Ngoài đeo kính, dùng miếng che mắt hoặc thuốc nhỏ mắt cũng có thể là phương pháp điều trị bổ trợ giúp tăng hiệu quả cải thiện thị lực. Đừng quên đưa trẻ em đi thăm khám mắt định kỳ với bác sĩ nhãn khoa và điều trị bệnh càng sớm càng tốt để phòng ngừa các vấn đề sức khỏe mắt về lâu dài nhé!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *