Nhuỵ hoa nghệ tây có tác dụng gì, cách uống và tác hại khi lạm dụng

Nhuỵ hoa nghệ tây có tác dụng gì, cách uống và tác hại khi lạm dụng

Nhuỵ hoa nghệ tây có tác dụng gì, cách uống và tác hại khi lạm dụng

Nhụy hoa nghệ tây (Saffron) có công dụng tuyệt vời trong quá trình bảo vệ sức khỏe và cải thiện vẻ đẹp con người. Tuy nhiên, người dùng cần phải lưu ý một số điều trước khi sử dụng loại thảo dược này.

Bạn đang đọc: Nhuỵ hoa nghệ tây có tác dụng gì, cách uống và tác hại khi lạm dụng

Hãy cùng Kenshin tìm hiểu xem nhuỵ hoa nghệ tây có tác dụng gì, cách dùng và cả tác dụng phụ của loại dược liệu này nhé.

Nhụy hoa nghệ tây – saffron là gì?

  • Nghệ tây (tên khoa học là Crocus sativus) hay còn được biết đến dưới tên gọi saffron, là một loại thực vật lâu năm được trồng phần lớn ở Iran và một số quốc gia khác như Tây Ban nha, Ấn Độ và Hy Lạp.
  • Hoa nghệ tây có màu tím nhạt, nhưng nhụy màu đỏ giống như sợi chỉ.
  • Nhụy hoa nghệ tây (saffron) phơi khô được sử dụng rộng rãi như một loại gia vị để nêm và tạo màu cho thức ăn. Bên cạnh đó, saffron còn được sử dụng như một bài thuốc.
  • Phần lớn nhụy hoa nghệ tây được trồng và thu hoạch bằng tay. Cần khoảng 36.000 bông nghệ tây mới thu được 500g nhụy hoa. Hơn 200.000 nhụy khô (từ 70.000 bông hoa) mới cho ra được 500g nhụy hoa nghệ tây nguyên chất. Do việc thu hoạch cần rất nhiều nhân lực, nghệ tây được coi là một trong những loại gia vị đắt giá nhất thế giới.

Nhuỵ hoa nghệ tây có tác dụng gì, cách uống và tác hại khi lạm dụng

10 tác dụng của nhuỵ hoa nghệ tây với sức khoẻ

Giá nhụy hoa nghệ tây (saffron) được đẩy cao không chỉ vì quy trình thu hoạch và sản xuất phải làm thủ công mà còn do công dụng nhụy hoa nghệ tây cũng vô cùng đa dạng. Vậy, nhụy hoa nghệ tây có tác dụng gì? Dưới đây là 10 công dụng nổi bật:

1. Tăng cường chống oxy hoá

Nhuỵ hoa nghệ tây chứa rất nhiều chất chống oxy hoá, nổi bật gồm crocetin, crocin và safranal, có tác dụng cải thiện trí nhớ và khả năng học tập, ngăn ngừa các tình trạng thần kinh như parkinson, phòng chống ung thư.

2. Tác dụng của nhụy hoa nghệ tây: Làm đẹp

Nhuỵ hoa nghệ tây có tác dụng gì, cách uống và tác hại khi lạm dụng

Nhụy hoa nghệ tây giúp cải thiện vẻ đẹp từ bên trong do chứa nhiều vitamin và chất khoáng thiết yếu cho cơ thể. Trong đó, dùng saffron sẽ giúp:

  • Cấp ẩm cho da.
  • Giảm thâm nám, nhờ vào việc cung cấp vitamin, protein tăng cường tái tạo collagen.
  • Giúp da trắng sáng, mịn màng nhờ khả năng ức chế hắc sắc tố melanin. Đồng thời ngăn ngừa nguy cơ ung thư da.
  • Giảm mụn, trị sẹo, kháng khuẩn và chống viêm giúp làm xẹp nhân mụn một cách nhân chóng.

3. Tác dụng của nhụy hoa nghệ tây: Cải thiện trí nhớ

Loại dược liệu này chứa hai hoạt chất là crocin và crocetin có thể cải thiện khả năng học tập và trí nhớ.

Các nghiên cứu gần đây cho thấy, nhụy hoa nghệ tây rất có tiềm năng trong việc điều trị các bệnh ảnh hưởng đến não, chẳng hạn như Alzheimer – hội chứng suy giảm trí nhớ hay Parkinson. Tuy nhiên, vẫn cần thêm nhiều nghiên cứu để chứng minh tác dụng này.

4. Chống trầm cảm

  • Nhiều chuyên gia cho rằng màu đỏ (đôi khi có ánh vàng) của nhụy hoa nghệ tây biểu hiện cho những hoạt chất giúp cải thiện tâm trạng.
  • Một nghiên cứu cho thấy, tác dụng của loại dược liệu này có thể tương đương thuốc chống trầm cảm theo toa liều thấp như fluoxetine hay imipramine.
  • Một đánh giá trên Tạp chí Y học Tích hợp đã kiểm tra những nghiên cứu liên quan đến việc sử dụng nghệ tây trong quá trình điều trị trầm cảm ở người bệnh trên 18 tuổi. Các kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng, nghệ tây đã cải thiện triệu chứng cho những người mắc chứng rối loạn trầm cảm.

Do đó, bác sĩ có thể chỉ định loại dược liệu này cho những người không dung nạp được thuốc chống trầm cảm.

5. Giảm đau khi hành kinh

  • Một số nghiên cứu cho thấy sự kết hợp giữa nhụy hoa nghệ tây, cây hồi và hạt cần tây có công dụng như một loại thuốc giảm đau dành cho phụ nữ trong chu kỳ kinh nguyệt.
  • Thành phần vitamin A, C và vitamin nhóm B trong saffron cũng được chứng minh giúp làm xoa dịu các cơn đau co thắt trong kỳ kinh nguyệt, ở phụ nữ từ 18-50 tuổi.

6. Công dụng của saffron đối với hội chứng tiền kinh nguyệt (PMS)

  • Theo một đánh giá trên Tạp chí Sản khoa & Phụ khoa Tâm lý khi xem xét về việc sử dụng các phương pháp điều trị bằng thảo dược cho hội chứng tiền kinh nguyệt và rối loạn tâm thần tiền kinh nguyệt (PMDD) – một biến chứng nghiêm trọng của PMS, các chuyên gia đã liệt kê saffron vào danh sách một trong những vị thuốc điều trị hiệu quả cho các triệu chứng của hai căn bệnh trên.
  • Một nghiên cứu khác trên Tạp chí Quốc tế về Sản phụ khoa đã công nhận nghệ tây là một phương thuốc điều trị các triệu chứng tiền kinh nguyệt ở phụ nữ từ 20 – 45 tuổi. Các nhà nghiên cứu nhận ra rằng, dùng 15mg loại dược liệu này hai lần mỗi ngày sẽ mang lại hiệu quả trong việc làm giảm các triệu chứng PMS.

7. Phòng ngừa các bệnh về tim mạch

Saffron chứa nhiều thành phần hóa học khác nhau, một số có khả năng giảm huyết áp và phòng ngừa bệnh tim mạch.

  • Theo một số nghiên cứu lâm sàng trên chuột và thỏ, nghệ tây có công dụng làm giảm huyết áp cũng như nồng độ cholesterol và chất béo trung hòa, đồng thời phòng ngừa các bệnh về tim mạch.
  • Ở người, tác dụng của saffron làm giảm khả năng hoạt động của cholesterol gây tổn thương mô. Các nhà nghiên cứu tin rằng, những đặc tính chống oxy hóa của loại dược liệu này có tác dụng bảo vệ cơ thể trước các nguy cơ bệnh lý tim mạch.

8. Hỗ trợ giảm cân

Công dụng của saffron còn bao gồm giảm cảm giác thèm ăn, nhờ đó giúp bạn ít cảm thấy đói hơn và ít thèm ăn vặt hơn, quản lý cân nặng một cách hiệu quả.

9. Điều trị động kinh

  • Nghệ tây được sử dụng để điều trị động kinh trong một số nền y học cổ truyền.
  • Một số nghiên cứu cũng đã cho thấy khả năng rút ngắn thời gian co giật, tuy nhiên cần nhiều nghiên cứu hơn để hiểu rõ về cách thức hoạt động của phương pháp này.

10. Một số bệnh lý khác cần được nghiên cứu thêm

Hiện nay, thông tin về tác dụng của nhụy hoa nghệ tây trong việc điều trị các bệnh như ung thư, hen suyễn, mất ngủ… đang được lan truyền rộng rãi trên Internet với tốc độ chóng mặt. Tuy nhiên, các tác dụng của nhụy hoa nghệ tây vẫn cần được các nhà khoa học nghiên cứu thêm để đưa ra bằng chứng thuyết phục.

Cách uống nhụy hoa nghệ tây phổ biến

  • Cách uống saffron đơn giản nhất chính là pha trà.
  • Có thể phối hợp saffron với các loại thảo dược khác để thức uống trở nên đa dạng hơn.
  • Cho thêm sữa tươi hoặc sữa dừa vào món uống sẽ mang lại hương vị đậm đà hơn.
  • Với một quốc gia nằm ở vùng khí hậu nhiệt đới như Việt Nam, trà nghệ tây lạnh là một lựa chọn lý tưởng vào mùa hè oi ả. Bạn có thể kết hợp nhụy hoa nghệ tây với các thành phần như húng quế, chanh hoặc saffron ngâm mật ong để tạo ra một món thức uống có lợi cho sức khỏe. Đặc biệt, saffron ngâm mật ong có thể được biết đến phổ biến nhất.

Tìm hiểu thêm: Giải đáp thắc mắc: Thắt ống dẫn trứng vẫn có thai là do đâu?

Nhuỵ hoa nghệ tây có tác dụng gì, cách uống và tác hại khi lạm dụng

Cách sử dụng nhụy hoa nghệ tây cho hiệu quả tốt nhất

Nếu dùng nhụy hoa nghệ tây không đúng cách thì bạn đang lãng phí số tiền phải bỏ ra để mua loại dược liệu đắt đỏ. Vì vậy, hãy tham khảo qua 3 cách dùng saffron được các chuyên gia đánh giá cao sau đây để “bỏ túi” cho mình nhé!

  • Cách 1: Pha nhụy hoa nghệ tây với nước ấm. Bạn nên cho khoảng 4-5 sợi nhụy hoa nghệ tây vào 500ml nước ấm ấm (khoảng 78ºC) và đợi khoảng 10 phút để tinh chất trong saffron được khuyến tán vào nước. Sau khi nước có màu vàng trà và mưi thơm, bạn có thể thưởng thức ngay.
  • Cách 2: Nhụy hoa nghệ tây ngâm mật ong. Dạo gần đây, saffron ngâm mật ong gần như được xem là “thần dược” cho sức khỏe và sắc đẹp. Bởi bên cạnh một loại dược liệu “vàng” như saffron thì mật ong cũng rất giàu vitamin và chất chống oxy hóa, rất thích hợp dùng để bổ sung năng lượng và tăng cường sức khỏe.
  • Cách 3: Pha trà với nhụy hoa nghệ tây. Nếu bạn thích uống trà hoa cúc, hoa hồng thì cũng có thể thêm 3-4 sợi saffron vào trà khi nước còn âm ấm để uống, vừa tăng mùi vị vừa giúp bổ sung sức khỏe.

Bạn có thể tìm hiểu thêm: Mách bạn 8 cách dùng saffron đơn giản, đúng chuẩn nhất

Những điều cần lưu ý khi dùng saffron

Tác dụng phụ khi dùng nhụy hoa nghệ tây là gì?

Có nên uống nhụy hoa nghệ tây mỗi ngày không thì các chuyên gia đã chứng minh rằng, saffron hoàn toàn an toàn cho hầu hết mọi người khi dùng liên tục trong tầm hai tháng.

Tuy nhiên, với một vài người có cơ địa đặc biệt cũng có thể gặp những tác dụng phụ như:

  • Khô miệng
  • Bồn chồn, buồn ngủ
  • Chóng mặt, đau đầu
  • Buồn nôn, thèm ăn

Lưu ý: không nên dùng quá 0,1-0,2g saffron mỗi ngày tùy theo ngưỡng hấp thu của mỗi người. Nếu có các dấu hiệu quá liều saffron như tiêu chảy, đau bụng, chóng mặt, buồn nôn thì tốt nhất bạn nên ngưng sử dụng nhụy hoa nghệ tây và nhanh chóng đến cơ sở y tế gần nhất.

Những ai không nên nên uống nhuỵ hoa nghệ tây?

Nhuỵ hoa nghệ tây có tác dụng gì, cách uống và tác hại khi lạm dụng

>>>>>Xem thêm: Bà bầu ngửi mùi sơn có sao không? Làm sao để hạn chế rủi ro?

Những người có tình trạng sức khỏe đặc biệt cần cân nhắc kỹ trước khi sử dụng bất kỳ sản phẩm nào có chứa saffron hoặc chiết xuất của nó.

  • Phụ nữ mang thai và cho con bú không nên uống nhuỵ hoa nghệ tây. Khi dùng quá nhiều saffron sẽ gây co thắt tử cung, tăng nguy cơ sảy thai.
  • Người mắc bệnh rối loạn lưỡng cực có thể bị kích động dẫn đến bốc đồng do ảnh hưởng bởi các hoạt chất có trong saffron. Tốt nhất là bạn không nên dùng saffron nếu mắc phải căn bệnh này.
  • Người bị dị ứng với những loài thực vật thuộc họ với lúa mạch đen, ôliu hay rau dền cũng có nguy cơ cao dị ứng với nhụy hoa nghệ tây.
  • Người đang bị bệnh về tim mạch cần thận trọng vì sử dụng một lượng lớn nghệ tây có khả năng gây chuyển biến xấu ở một số người mắc bệnh tim.
  • Người có huyết áp thấp bởi một trong những tác dụng khác của nhụy hoa nghệ tây là làm giảm huyết áp. Vì vậy, những người bị huyết áp thấp nên hạn chế và cẩn thận khi sử dụng.

Khi quyết định mua nhụy hoa nghệ tây, hãy chắc chắn rằng bạn đã chọn mua từ một nguồn cung cấp uy tín. Bởi vì giá nhụy hoa nghệ tây không rẻ, cho nên nó đã trở thành mục tiêu trục lợi của những gian thương. Không những vậy, để cắt giảm chi phí, các nhà sản xuất còn trộn saffron với những thành phần không rõ nguồn gốc.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *