Nói chuyện với con về kinh nguyệt cho bé tự tin phát triển

Nói chuyện với con về kinh nguyệt cho bé tự tin phát triển

Nói chuyện với con về kinh nguyệt cho bé tự tin phát triển

Bắt đầu chu kỳ kinh nguyệt là một sự kiện quan trọng với bé gái. Một số bé đón nhận điều này bình thường nhưng một số bé khác lại cảm thấy bối rối, sợ hãi. Dù phản ứng của con là gì, bạn cũng nên nói chuyện với con về kinh nguyệt vào thời điểm thích hợp để con có sự chuẩn bị tốt hơn.

Bạn đang đọc: Nói chuyện với con về kinh nguyệt cho bé tự tin phát triển

Con gái hay con trai đều tò mò, thắc mắc khi bắt đầu bước vào tuổi dậy thì vì ở tuổi này, cơ thể của trẻ sẽ thay đổi rất nhiều. Một trong những sự kiện quan trọng nhất của bé gái trong độ tuổi dậy thì là việc bắt đầu có chu kỳ kinh nguyệt. Bạn cần hiểu rõ về kinh nguyệt để giải thích cho con khi cần thiết nhé.

Thông tin về kinh nguyệt

Kinh nguyệt là dấu hiệu cho thấy một cô gái đã có khả năng có thai. Vào những năm 1990, các bé gái bắt đầu có kinh nguyệt ở độ tuổi từ 14 – 15 nhưng ngày nay độ tuổi này giảm xuống thành từ 10 – 14.

Trong chu kỳ kinh nguyệt, cơ thể giải phóng các hormone giúp kiểm soát và chuẩn bị cho thai kỳ. Các hormone estrogen và progesterone kích thích nội mạc tử cung dày lên. Các hormone khác kích thích trứng chín và rụng vào khoảng ngày 14 của chu kỳ kinh nguyệt.

Nếu trứng gặp tinh trùng và được thụ tinh, trứng đã thụ tinh sẽ mất khoảng 2 đến 4 ngày để đi xuống ống dẫn trứng và đậu vào lớp niêm mạc dày, giàu mạch máu của tử cung. Nếu trứng không được thụ tinh, mức estrogen và progesterone sẽ giảm xuống, niêm mạc tử cung bị bong ra và đi khỏi cơ thể tạo thành kinh nguyệt .

Một chu kỳ kinh nguyệt kéo dài từ ngày đầu tiên của tháng này đến ngày đầu tiên của  tháng tiếp theo. Chu kỳ thường kéo dài 28 ngày. Bạn sẽ thấy “đèn đỏ’ xuất hiện khoảng 3 – 5 ngày và mất khoảng 30 – 60ml dịch kinh nguyệt tùy từng người và chu kỳ. Trong vài năm đầu, chu kỳ kinh nguyệt thường không đều. Chu kỳ có thể chỉ khoảng 3 tuần hay dài đến 6 tuần.

Sau 1 – 2 năm từ khi con gái có những dấu hiệu dậy thì như phát triển ngực, có lông, cao hơn và nhiều đường cong hơn, con sẽ có chu kỳ đầu tiên. Bạn nên đưa con đi gặp bác sĩ nếu trẻ chưa có kinh nguyệt sau 15 tuổi hoặc 3 năm sau từ khi những dấu hiệu dậy thì đầu tiên xuất hiện.

Lý do bạn cần nói chuyện với con về kinh nguyệt

Nói chuyện với con về kinh nguyệt cho bé tự tin phát triển

Bố mẹ nên dạy cho con những kiến thức về kinh nguyệt. Con luôn cần những kiến thức này từ trước khi dậy thì vì những lý do sau:

  • Cung cấp cho trẻ những thông tin cần thiết. Điều này không chỉ nâng cao kiến thức cho con mà còn cho trẻ biết rằng bố mẹ luôn bên cạnh và thoải mái khi thảo luận các vấn đề tế nhị này.
  • Trẻ luôn muốn tìm hiểu mọi thứ từ bố mẹ nên bạn hãy là người cung cấp những gì con cần biết trước khi trẻ có dấu hiệu dậy thì.
  • Khi nói chuyện với con về kinh nguyệt, bạn nên truyền tải những thông tin chính xác để con nắm rõ và đảm bảo con không hiểu sai lệch vấn đề.
  • Bé gái cũng cần làm quen với các sản phẩm dùng cho kinh nguyệt như băng vệ sinh hay tampon và nên biết ràng đôi khi nguyệt san có thể gây đau bụng.
  • Đôi khi việc rụng trứng có thể xảy ra ngay trước khi con có chu kỳ đầu tiên và trứng sẽ thụ tinh nếu gặp tinh trùng. Do đó, bạn nên nói cho trẻ biết về kinh nguyệt sớm và những biện pháp tránh thai để trẻ ý thức bảo vệ bản thân, tránh tình trạng vì tò mò gây ra hậu quả đáng tiếc.

Mẹo để nói chuyện với con về kinh nguyệt

Cả ba mẹ và trẻ đều cảm thấy khó khăn và ngại ngùng khi nói về vấn đề này. Dưới đây là một số cách giúp cuộc thảo luận dễ dàng và cởi mở hơn:

  • Bạn hãy tìm những cuốn sách hay video dễ hiểu về kinh nguyệt cho con xem. Điều này sẽ giúp cuộc trò chuyện thoải mái hơn.
  • Tham khảo ý kiến bác sĩ về những cách để nói về kinh nguyệt và tuổi dậy thì với con.
  • Thu thập tất cả thông tin về kinh nguyệt để con luôn có sẵn tài liệu tham khảo khi cần.
  • Nếu con hỏi một câu mà bạn không biết trả lời, hãy hẹn con rằng mẹ sẽ tìm hiểu thông tin và sẽ trả lời con sau.
  • Kết hợp các cuộc trò chuyện của bạn với các bài học về sức khỏe và giáo dục giới tính ở trường của con. Bạn hãy hỏi giáo viên của con để biết thêm về những bài giảng này.
  • Bạn hãy tạo môi trường thân thiện cho con đặt câu hỏi. Bạn có thể nói chuyện với con khi đi mua băng vệ sinh.
  • Nếu bạn nghe con bạn đề cập đến một số thông tin về kinh nguyệt, hãy hỏi xem con lấy thông tin từ đâu. Đây là một cách tuyệt vời để sửa những quan niệm sai lầm của trẻ nếu có.
  • Trước khi bạn đưa con đi kiểm tra định kỳ, hãy cho con biết rằng bác sĩ có thể hỏi xem con đã có chu kỳ kinh nguyệt chưa. Bạn có thể nhân cơ hội này để hỏi xem con có bất kỳ thắc mắc gì về kinh nguyệt không.
  • Bạn nên tránh đưa quá nhiều thông tin vào một cuộc nói chuyện mà hãy cố gắng tách ra thành nhiều cuộc trò chuyện nhỏ và thường xuyên. Quá nhiều thông tin một lúc sẽ làm trẻ hoang mang đấy.
  • Trẻ có thể thắc mắc rất sớm về kinh nguyệt nhưng bạn chỉ nên cung cấp những thông tin phù hợp với độ tuổi của con để con có thể hiểu được.
  • Bạn hãy giải thích cho con mọi người đều phát triển một cách khác nhau. Con gái không cần lo lắng nếu thấy cơ thể của mình đang thay đổi nhanh hoặc chậm hơn so với bạn bè.
  • Bạn hãy giữ một thái độ tích cực, tránh để con có ấn tượng xấu khi bạn nói về kinh nguyệt với con. Bạn hãy giải thích rằng kinh nguyệt là tự nhiên và tuyệt vời vì nó đánh dấu khả năng làm mẹ của một bé gái.

Những câu hỏi thường gặp về kinh nguyệt

Tìm hiểu thêm: Chất béo không bão hòa và chất béo bão hòa

Nói chuyện với con về kinh nguyệt cho bé tự tin phát triển

>>>>>Xem thêm: Cây bài hương

Cả bé trai và bé gái đều có những tò mò thắc mắc khi thấy cơ thể mình có sự thay đổi lạ thường. Bạn hãy tham khảo cách trả lời dưới đây để giải đáp cho con:

  • Tại sao con gái có kinh nguyệt? Các bé trai dậy thì sẽ có giọng nói trầm hơn và bắt đầu có râu. Còn các bé gái sẽ có kinh nguyệt. Nguyệt san xuất hiện vì những thay đổi trong tử cung, một phần cơ thể mà con gái có nhưng con trai thì không.
  • Có phải con sẽ có kinh nguyệt đến cuối đời không? Không đâu, một phụ nữ sẽ mãn kinh ở độ tuổi từ 45 – 51. Sau thời gian mãn kinh, cô ấy sẽ không thể mang thai nữa.
  • Kinh nguyệt  kéo dài trong bao lâu và con sẽ mất bao nhiêu máu? Nguyệt san kéo dài từ 3 ngày tới một tuần tùy từng người. Nguyệt san có thể ít, vừa hoặc nhiều nhưng con sẽ mất khoảng 30 – 60ml máu tùy chu kỳ.
  • Con nên dùng băng vệ sinh hay tampon? Con có thể chọn những gì con thấy thoải mái. Tampon có thể khó dùng trong những năm đầu khi xương chậu và âm đạo vẫn đang phát triển. Thông thường, các bé gái sẽ chọn băng vệ sinh trong những năm đầu và đổi qua dùng tampon khi đã lớn để hoạt động thoải mái hơn (con hãy nhớ không có độ tuổi nhất định cho việc dùng tampon). Mỗi hộp tampon đều có hướng dẫn và con nên đọc thật kỹ. Mặc dù sử dụng tampon có thể khó khăn trong những lần đầu nhưng nếu con luyện tập thì mọi chuyện sẽ dễ dàng hơn. Con phải thư giãn và bắt đầu với một tampon nhỏ để dễ đút vào âm đạo hơn.
  • Con gái có phải ngừng chơi thể thao hoặc bơi lội trong khi có kinh nguyệt không? Các bé có thể làm mọi thứ mình thích như bình thường. Con có thể chọn tampon nếu muốn đi bơi.
  • Hội chứng sốc độc là gì? Đây là một hội chứng nhiễm khuẩn hiếm gặp nhưng nghiêm trọng liên quan đến việc sử dụng tampon. Con có thể phòng ngừa dễ dàng bằng cách thay tampon thường xuyên và sử dụng tampon có độ thấm hút tốt. Con cũng cần thay tampon mỗi 4 giờ hoặc thường xuyên hơn nếu kinh nguyệt ra nhiều.
  • Có phải có nguyệt san thì luôn đau bụng? Đau bụng là một vấn đề lớn đối với một số bé gái nhưng nhiều bé không bị trong 1 – 2 năm đầu tiên. Đau bụng thường chỉ kéo dài vài ngày. Đôi khi, chườm nước ấm hoặc tắm nước ấm có thể giúp giảm bớt sự khó chịu. Con cũng có thể tập thở sâu và tập thể dục. Nếu quá đau bụng, con có thể dùng thuốc không kê đơn như Panadol, Advil hoặc Motrin. Bị đau bụng trong một hoặc hai ngày mỗi tháng là khá phổ biến, nhưng nếu cơn đau ảnh hưởng tới việc học tập hoặc nghỉ ngơi của con thì bạn cần đưa bé đến bác sĩ khám.
  • Hội chứng tiền kinh nguyệt là gì? Hội chứng tiền kinh nguyệt bao gồm những thay đổi về thể chất và cảm xúc như hay thay đổi tâm trạng, căng cơ, đầy bụng và đau ngực có thể xảy ra trước kỳ kinh. Một số bé gái không trải qua hội chứng này. Một số bé khác chỉ gặp hội chứng này sau 1 – 2 năm đầu. Nếu con có những triệu chứng trên, bạn hãy để trẻ nghỉ ngơi nhiều, tập thể dục và ăn uống lành mạnh.
  • Bé gái có cần thụt rửa hoặc sử dụng xịt khử mùi khi có kinh nguyệt không? Không đâu. Thực tế, việc thụt rửa có thể làm tăng khả năng nhiễm trùng vì nó phá vỡ sự cân bằng của vi khuẩn trong âm đạo.

Cung cấp thông tin chính xác và phù hợp cho trẻ về kinh nguyệt là rất quan trọng. Con đang trên hành trình trở thành người lớn và luôn cần bố mẹ bên cạnh. Bạn hãy dành thời gian chuẩn bị cho con bước vào tuổi dậy thì thật thoải mái nhé.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *