Không phải tất cả lời xin lỗi nói ra đều được mọi người tha thứ, mà phụ thuộc vào việc bạn đã nói lời xin lỗi một cách chân thành hay chưa. Để có một lời xin lỗi chân thành, bạn chỉ cần nắm rõ 7 bước quan trọng sau đây.
Bạn đang đọc: Nói lời xin lỗi: 7 bước để có một lời xin lỗi chân thành
Trong những lúc nóng giận, chúng ta đều từng một lần làm ai đó bị tổn thương. Đôi khi, việc làm tổn thương đó là vô ý, nhưng cũng có lúc là cố ý. Khi nhận ra sai lầm, chúng ta thường sẽ rất hối hận và tìm cách xin lỗi. Tuy nhiên, làm sao nói lời xin lỗi để người nhận hiểu được sự chân thành và hối lỗi từ bạn thì không phải ai cũng làm được. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn biết cách xin lỗi chân thành qua 7 bước.
Nội Dung
1. Được cho phép xin lỗi
Khi một ai đó bị xúc phạm, họ thường mong bạn sẽ giải thích hay xin lỗi. Đôi khi, bạn sẽ được cho phép nói lời xin lỗi ngay lập tức. Tuy nhiên, cũng có lúc bạn phải chờ mối quan hệ giữa hai bạn dịu xuống để xin lỗi. Sau khi xin lỗi, bạn hãy giải thích chi tiết bạn xin lỗi họ vì điều gì để người nhận hiểu rõ là bạn xin lỗi chân thành.
2. Chân thành xin lỗi để người nhận thấu hiểu
Hãy nói với người nhận rằng bạn cảm thấy hối tiếc như thế nào về những việc mình đã gây ra, bạn tôn trọng cảm xúc của họ ra sao. Nếu có thể, bạn muốn được quay trở lại thời điểm ban đầu và thay đổi tất cả.
Bạn đừng bao giờ nói: “Nếu tôi làm tổn thương bạn, cho tôi xin lỗi”. Câu nói này sẽ không làm cho người nhận hết giận mà còn khiến họ tức giận và tổn thương hơn.
3.Lựa chọn đúng thời điểm để xin lỗi
Để lời xin lỗi dễ được chấp nhận hơn, bạn cần phải lựa đúng thời điểm. Bên cạnh đó, bạn cũng nên chuẩn bị mọi thứ thật sẵn sàng để việc nói xin lỗi dễ dàng hơn.
4. Để người nhận biết bạn sẽ không làm tổn thương họ một lần nữa
Tìm hiểu thêm: Bé hay đảo mắt có phải là điều bình thường?
>>>>>Xem thêm: Ho ra máu
Đây là một bước rất quan trọng. Lời nói xin lỗi không chỉ là sự hối lỗi của bạn với một việc trong quá khứ mà còn là lời hứa bạn sẽ không làm họ tổn thương một lần nào nữa trong tương lai.
5. Thể hiện mong muốn được tha thứ
Sau khi bạn làm rõ mọi chuyện với người bị tổn thương, bạn mong muốn họ sẽ tha thứ cho bạn. Tuy nhiên, bạn nên nói như thế nào để không làm tổn thương họ một lần nữa? Thay vì nói: “Mình muốn bạn tha thứ cho mình” thì bạn hãy nói: “Mình biết bạn cần thời gian để suy nghĩ thêm về việc này”. Điều này thể hiện bạn quan tâm đến cảm xúc của người nhận và bạn sẵn sàng chờ đợi để được tha thứ.
6. Viết thư xin lỗi
Vì sao trong thời đại kỹ thuật số này chúng ta vẫn phải viết thư xin lỗi? Thư xin lỗi như một cuốn nhật ký ghi lại những hối tiếc và ân hận của bạn cũng như lời hứa hẹn không lặp lỗi lầm. Viết thư xin lỗi cũng giúp người nhận thấy tầm quan trọng của họ đối với bạn.
7. Bồi dưỡng tình cảm
Sau khi lời xin lỗi của bạn được chấp nhận, việc bạn cần làm là bồi dưỡng tình cảm để mối quan hệ giữa bạn và người nhận ngày càng tốt đẹp hơn.
Nói lời xin lỗi là việc nghe rất dễ nhưng sự thật không dễ chút nào. Nếu chúng ta không biết xin lỗi đúng cách, mọi việc sẽ ngày càng nghiêm trọng hơn. Tốt nhất, bạn cần cố gắng kiểm soát cảm xúc của mình để không thể làm tổn thương những người mình yêu quý.