Nổi mề đay kiêng gì hiện đang là thắc mắc chung của nhiều người mắc bệnh này. Theo các chuyên gia, để tránh bệnh trở nên nghiêm trọng, người bị nổi mề đay cần tránh thực phẩm cay nóng, tránh lạm dụng hóa mỹ phẩm, chất kích thích đồng thời tăng cường tập thể dục và giải độc cơ thể.
Bạn đang đọc: Nổi mề đay kiêng gì để giảm cơn ngứa điên cuồng?
Bạn bị dị ứng nổi mề đay? Bạn đang thắc mắc không biết dị ứng nổi mề đay kiêng gì? Thực tế, những căn bệnh về da liễu như nổi mề đay luôn khiến mọi người lo lắng vì nó không chỉ gây tác động xấu đến sức khỏe và sinh hoạt hàng ngày mà còn ảnh hưởng đến thẩm mỹ. Với mong muốn giúp bạn thoát khỏi tình trạng ngứa ngáy, khó chịu do căn bệnh này gây ra, Kenshin.vn sẽ chia sẻ một số thông tin hữu ích sau đây.
Nội Dung
Nổi mề đay – Căn bệnh với cơn ngứa điên cuồng
Nổi mề đay là tình trạng da phản ứng với những yếu tố dị nguyên đến từ bên trong hoặc bên ngoài cơ thể. Dấu hiệu ban đầu của căn bệnh này là sự xuất hiện của những nốt sần màu hồng hoặc màu đỏ như muỗi đốt, gây ngứa ngáy, khó chịu. Nếu bạn càng gãi thì những nốt sần này càng lan rộng và khiến bạn càng cảm thấy ngứa. Chúng có thể xuất hiện ở khắp nơi trên cơ thể, đặc biệt là vùng da thường bị bó chặt như lưng quần, nịt bụng…
Mặc dù nổi mề đay là một căn bệnh không quá nguy hiểm nhưng nó có thể gây ra những tác động tiêu cực đến sức khỏe và sinh hoạt hàng ngày của người bệnh. Ngoài ra, nếu mề đay nổi ở những vị trí dễ thấy như trên mặt, cổ, trước ngực…, chúng có thể khiến bạn cảm thấy thiếu tự tin và ảnh hưởng nhiều đến tâm lý. Để nhanh chóng thoát khỏi tình trạng này, ngoài việc tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ, việc ăn uống, kiêng khem cũng là điều rất cần thiết. Vậy dị ứng nổi mề đay nên kiêng gì?
Nổi mề đay kiêng gì?
Theo các chuyên gia, để có được câu trả lời chính xác cho câu hỏi bị mề đay kiêng gì, việc đầu tiên bạn cần làm là tìm hiểu nguyên nhân gây bệnh để có cách điều trị và chế độ kiêng khem hợp lý.
Gãi
Ngứa ngáy, khó chịu là triệu chứng điển hình của bệnh nổi mề đay và càng ngứa người bệnh lại càng gãi. Tuy nhiên, điều này không những không làm cảm giác ngứa dịu lại mà nó làm các cơn ngứa trở nên điên cuồng. Ngoài ra, nếu bạn gãi nhiều thì sẽ khiến vùng da bệnh có nguy cơ bị trầy xước, dễ nhiễm khuẩn, các vết mề đay trở nên nghiêm trọng hơn. Do đó, việc đầu tiên bạn cần kiêng khi bị dị ứng mề đay là hành động gãi.
Sử dụng hóa mỹ phẩm
Mỹ phẩm có thể là một trong những nguyên nhân gây dị ứng nổi mề đay. Cơ thể bạn có thể bị kích ứng với những thành phần có trong các loại mỹ phẩm, gây ra tình trạng nổi mề đay, mẩn ngứa. Thậm chí, ở một số người có làn da nhạy cảm, chỉ sử dụng chút phấn hoặc son cũng có thể gây dị ứng. Vì vậy, khi thấy có triệu chứng nổi mề đay, bạn cần tránh sử dụng hóa mỹ phẩm cho đến khi tìm ra nguyên nhân gây bệnh.
Sử dụng chất kích thích
Các chất kích thích có trong rượu, bia, thuốc lá như men, cocain và nicotin khiến hệ miễn dịch của cơ thể bị suy giảm. Nếu những người bị nổi mề đay vẫn tiếp tục sử dụng các chất kích thích này thì bệnh ngày càng trở nặng, ảnh hưởng đến quá trình điều trị.
Nên ăn gì và kiêng ăn gì khi bị nổi mề đay?
Tìm hiểu thêm: Bầu 6 tháng nên ăn gì? Dinh dưỡng cho bà bầu tháng thứ 6
Ngoài các yếu tố trên, người bị nổi mề đay cần lưu ý đến chế độ dinh dưỡng vì đây là một trong những nguyên nhân gây bệnh. Khi bị nổi mề đay, bạn cần kiêng:
Thực phẩm giàu đạm
Tôm, cua, hải sản, thịt bò, cá biển,… có hàm lượng đạm cao có thể là tác nhân gây dị ứng, đặc biệt là với người có cơ địa nhạy cảm. Ngoài ra, khi bị nổi mề đay, hệ miễn dịch của cơ thể đang bị suy giảm. Nếu bạn ăn các loại thực phẩm này, cơ thể khó tiếp nhận và chuyển hóa sẽ rất dễ bị kích ứng. Khi cứ tiếp tục sử dụng, bệnh có thể trở nên trầm trọng hơn, làm ảnh hưởng đến việc điều trị.
Nổi mề đay kiêng gì? Thực phẩm nhiều đường và muối
Những loại thực phẩm này có thể kích thích hệ thần kinh ngoại biên, khiến các vết nổi mề đay ngày càng trở nên nghiêm trọng. Bên cạnh đó, đồ ngọt còn có thể ảnh hưởng đến hệ miễn dịch, khiến các vết mẩn ngứa trên da khó lành và làm tăng tỷ lệ tái phát.
Thực phẩm cay nóng
Khi ăn những thực phẩm cay, nóng như đồ chiên rán, ớt cay, hạt tiêu, các bộ phận trên cơ thể phải hoạt động nhiều hơn mức bình thường, gây nóng trong người, tạo cảm giác bứt rứt và khó chịu. Ngoài ra, đồ cay, nóng còn làm khô da, khiến da dễ bong tróc.
Để giúp điều trị bệnh, ngoài việc kiêng các loại thực phẩm trên, bạn cần ăn nhiều rau, trái cây để bổ sung chất xơ và các vitamin để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Tuy nhiên, để mang lại hiệu quả tốt nhất, bạn nên chủ động nhờ đến sự tư vấn của bác sĩ trong việc lựa chọn thực phẩm hàng ngày.
Có cần phải kiêng gió, nước và ánh nắng mặt trời khi bị nổi mề đay?
>>>>>Xem thêm: Tác hại của thuốc lá đến mẹ bầu và trẻ nhỏ
Theo dân gian, khi bị nổi mề đay, người bệnh cần kiêng, gió, nước và ánh mặt trời. Thế nhưng, điều này có thật sự đúng?
Có rất nhiều nguyên nhân khiến bạn bị nổi mề đay. Nhiễm phong (gió) là một trong số đó. Khi bị nhiễm phong, hệ miễn dịch sẽ phản ứng với môi trường sản sinh ra chất có thể gây ngứa, nổi mẩn. Đây là lý do tại sao mà trong thời gian bị mề đay, nhiều người vẫn khuyên bạn nên kiêng gió và nước lạnh để tránh bệnh trở nên nghiêm trọng.
Tuy nhiên, kiêng gió không nhất thiết là bạn phải ở trong phòng kín và tách biệt hoàn toàn với môi trường bên ngoài. Nếu bạn muốn ra ngoài, bạn chỉ cần che chắn cho làn da để tránh tiếp xúc trực tiếp với gió và ánh nắng mặt trời. Ngoài ra, nếu nguyên nhân bạn bị nổi mề đay là do yếu tố thời tiết thì bạn cũng nên chú ý hơn đến việc này.
Ngoài gió, còn có nhiều người khuyên nên kiêng nước. Điều này cũng không thật sự đúng bởi nổi mề đay sẽ khiến cơ thể ngứa ngáy, khó chịu, bạn sẽ cần sử dụng nước để lau rửa tay chân và vùng da tổn thương. Điều này không những giúp tránh tình trạng bụi bẩn, mồ hôi tích tụ mà còn giúp giảm cảm giác ngứa, đồng thời đây cũng là giải pháp hỗ trợ điều trị nổi mề đay khá hữu hiệu.