Nổi mề đay thường là do dị ứng, và trong một số trường hợp sẽ tự biến mất trong 24 giờ. Nổi mề đay rất phổ biến ở trẻ em và hầu hết các em nhỏ đều bị ít nhất một lần trong đời.
Bạn đang đọc: Nổi mề đay ở trẻ kéo dài bao lâu? Cách chữa tại nhà hiệu quả
Nội Dung
Nổi mề đay ở trẻ em được phân loại như thế nào?
Nổi mề đay ở trẻ em được phân loại dựa vào 2 yếu tố: thời gian và mức độ bệnh.
Theo thời gian:
- Mề đay cấp tính: Thường xảy ra trong vòng 24 giờ hoặc kéo dài dưới 6 tuần
- Mề đay mãn tính: Kéo dài trên 6 tuần đến nhiều năm
Theo mức độ bệnh:
- Mề đay thông thường: Xuất hiện đột ngột với những nốt sẩn hồng và rất ngứa, có thể lan rộng hoặc không nhưng sẽ hết nhanh trong vài giờ và hầu như không để lại sẹo.
- Phù Quincke: Xuất hiện đột ngột với những nốt nổi ban sưng to, căng một vùng. Thậm chí gây phù ở lưỡi, thanh quản và có thể gây suy hô hấp dẫn tới tử vong nếu không được xử lý kịp thời.
- Da vẽ nổi: Khi dùng một vật chà nhẹ, trên da sẽ xuất hiện những vệt màu hồng theo đúng hình dạng đã vẽ.
Dưới đây là những gì mà cha mẹ và mọi người nên biết về việc kiểm soát nổi mề đay ở trẻ em:
Nguyên nhân trẻ bị nổi mề đay
Phát ban ở trẻ em không khác gì ở người lớn. Chúng đơn giản chỉ là những vết đỏ nổi lên ở một điểm hoặc một vùng da nào đó.
May mắn thay là nó không lây nhiễm và biến mất nhanh chóng thường là trong vòng 24 giờ. Như người lớn, phát ban ở trẻ em sẽ xuất hiện khi trẻ tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng.
Nguyên nhân nổi mề đay:
- Do yếu tố vật lý như chấn thương, cọ xát.
- Do tiếp xúc các vật lạ qua da, qua đường hô hấp, do ăn uống, thuốc, mỹ phẩm, côn trùng, ký sinh trùng, vi khuẩn…
- Do di truyền, chủ yếu là chứng dị ứng do lạnh.
- Do các bệnh hệ thống: Có thể gặp mề đay kết hợp với bệnh Lupus ban đỏ hệ thống, u ác tính, cường giáp trạng… Cũng có nhiều trường hợp nổi mề đay nhưng không xác định được nguyên nhân.
Mặc dù nguyên nhân tương tự như người lớn, nhưng ở trẻ em thường phát ban chủ yếu từ thực phẩm. Sữa, trứng, đậu phộng, lúa mì và đậu nành là các loại thực phẩm gây dị ứng phổ biến nhất.
Triệu chứng nổi mề đay ở trẻ
Dị ứng thực phẩm có thể gây nên sốc phản vệ dẫn đến chết người. Vì vậy, người bệnh cần phải được chăm sóc đặc biệt và khẩn cấp.
Triệu chứng của nó bao gồm: khó thở, chóng mặt, nôn mửa, đau bụng, tiêu chảy, nhịp tim nhanh, cổ họng đau thắt và khàn tiếng. Ngoài ra, nổi mề đay còn gây phù mạch, làm cho mắt, môi, tay, chân và bộ phận sinh dục sưng, ảnh hưởng đến vấn đề hô hấp. Nếu thấy trẻ thở khò khè hoặc khó khăn khi thở, bạn cần đưa đi cấp cứu ngay lập tức.
Đôi khi nổi mề đay ở trẻ có thể được điều trị tại nhà
Phát ban thường sẽ tự hết và không gây thêm nguy cơ cũng như các triệu chứng nào khác. Hơn nữa, nếu phát ban không kèm theo những dấu hiệu như trên, thì bệnh có thể được điều trị tại nhà. Quan trọng là phải giúp bé cảm thấy thoải mái, vì phát ban gây ngứa và khó chịu.
1. Thuốc kháng histamin
Để giảm triệu chứng ngứa, cách tốt nhất là dùng thuốc histamin, như Benadryl hoặc Claritin. Tuy nhiên, chỉ dùng thuốc với sự hướng dẫn của bác sĩ.
2. Giảm ngứa
Gãi là một phản ứng tự nhiên của cơ thể khi bị ngứa, nhưng gãi sẽ gây vỡ các đốt mề đay, đưa trẻ đến nguy cơ lây nhiễm cao hơn. Tốt nhất, bạn nên chú ý và ngăn không cho bé gãi nốt mề đay.
Mặc cho bé quần áo có thể che phủ được vết mề đay để ngăn không trầy xước, hoặc đặt khăn mát lên để giảm ngứa.
3. Tắm bột yến mạch
Tìm hiểu thêm: Cắt trĩ: Quy trình, review có đau không, chi phí, cắt ở đâu tốt
>>>>>Xem thêm: [Giải đáp] Phẫu thuật cắt 1 bên vòi trứng có ảnh hưởng gì không?
Viện da liễu của Mỹ khuyến cáo nên tắm cho trẻ bằng nước ấm, nhưng giới hạn chỉ tắm trong 10 phút và thêm yến mạch vào nước. Việc làm này sẽ làm giảm thêm ngứa và tránh dùng các loại sữa tắm tạo bọt.
Sau khi tắm, hãy làm ẩm da của con bằng kem dưỡng và mặc quần áo thoải mái. Bạn cũng nên điều chỉnh nhiệt độ trong nhà. Khi quá nóng hoặc quá lạnh cũng sẽ làm tình trạng mề đay trầm trọng thêm.
Hãy lưu lại tất cả những lưu ý này, để phòng trường hợp bé bị tái phát. Ghi chép cẩn thận thời điểm trẻ phát ban, trước đó bé đã ăn gì, tiếp xúc với cái gì, điều này sẽ giúp bạn hạn chế được nguy cơ dị ứng tái phát ở trẻ.
Trẻ nổi mề đay kiêng ăn gì?
Có rất nhiều thực phẩm lành tính với trẻ này nhưng lại là mối nguy của trẻ khác. Vì vậy khi trẻ mắc bệnh nổi mề đay, cha mẹ cần chú ý tìm hiểu trẻ nên và không nên ăn gì.
Các loại thực phẩm trẻ không nên ăn khi nổi mề đay:
Bạn nên cho trẻ ăn nhiều rau xanh, trái cây để bổ sung vitamin A, B, C và chất xơ để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Những thức ăn dễ tiêu hóa, chống táo bón cũng nên được ưu tiên bao gồm: khoai lang, mướp đắng, cam, chanh, cà chua…
Nếu tái phát, hãy liên hệ bác sĩ
Nếu con bạn tiếp tục nổi mề đay, hãy liên hệ với bác sĩ. Bác sĩ sẽ muốn biết cụ thể về những triệu chứng đã xảy ra, bao gồm cả việc bé đã sử dụng những loại thuốc nào. Nên gọi cho bác sĩ nếu vết mề đay hoặc chỗ sưng kéo dài hơn 24 giờ và không thay đổi.
Dựa vào những thông tin được cung cấp, bác sĩ sẽ thực hiện một số xét nghiệm, kê toa các thuốc kháng histamin.