Phẫu thuật nội soi cắt hạch thần kinh giao cảm là một trong các phương pháp phổ biến để điều trị tăng tiết mồ hôi quá mức. Phẫu thuật này được tiến hành như thế nào? Khi nào nên thực hiện và có những rủi ro nào có thể xảy ra hay không?
Bạn đang đọc: Nội soi cắt hạch thần kinh giao cảm
Hãy cùng Kenshin.vn tìm hiểu rõ hơn về thủ thuật này trong bài viết sau đây nhé!
Tìm hiểu chung
Nội soi cắt hạch thần kinh giao cảm là gì?
Nội soi cắt hạch thần kinh giao cảm lồng ngực (ETS) là phẫu thuật dùng điều trị tăng tiết mồ hôi. Phương pháp này làm phá hủy các hạch giao cảm nằm ở hai bên đốt sống ngực của cơ thể, là nơi trung gian tiếp nhận thông tin từ hệ thống thần kinh thực vật và chỉ huy hoạt động của các tuyến ngoại tiết, trong đó có tuyến mồ hôi trải khắp bề mặt cơ thể. Khi hệ thần kinh thực vật bị rối loạn (cường giao cảm) sẽ kích hoạt các tuyến mồ hôi hoạt động liên tục khiến cơ thể luôn trong tình trạng vã mồ hôi, lòng bàn chân, bàn tay luôn ướt đẫm. Việc cắt hạch có thể làm gián đoạn quá trình dẫn truyền tín hiệu thần kinh, làm giảm mồ hôi chủ yếu ở lòng bàn tay và nách.
Nội soi cắt hạch thần kinh giao cảm được cho là phương pháp phẫu thuật đem lại kết quả điều trị hiệu quả và có tỷ lệ tái phát thấp nhất so với các phương pháp khác như điều trị bảo tồn hay điều trị bằng thủ thuật vốn dễ gây nhiều biến chứng do có thể quan sát tốt hơn khoang màng phổi, giảm thời gian mổ, giảm mức độ đau sau mổ, giảm các biến chứng hậu phẫu như nhiễm trùng, xẹp phổi, giảm thời gian nằm viện…
Khi nào bạn cần thực hiện nội soi cắt hạch thần kinh giao cảm?
Người bị tăng tiết mồ hôi có thể được phẫu thuật nếu bệnh từ độ 1 (bàn tay ẩm, gây phiền toái trong sinh hoạt) trở lên, triệu chứng xảy ra trong vòng 6 tháng và có kèm các yếu tố:
Có thể bạn quan tâm: “Cách chữa mồ hôi tay chân bằng Đông y: Phương pháp hay nhưng ít được chú ý“
Điều cần thận trọng
Nội soi cắt hạch thần kinh giao cảm có nguy hiểm không?
Những rủi ro của phương pháp này thường có liên quan đến việc gây mê và phẫu thuật, chẳng hạn như:
- Phản ứng dị ứng với thuốc
- Vấn đề về hô hấp
- Chảy máu, xuất hiện cục máu đông hoặc nhiễm trùng
Ngoài ra, vì thủ thuật là nội soi qua lồng ngực, những rủi ro sau cũng có thể xảy ra:
- Tràn máu màng phổi
- Tràn khí màng phổi
- Tổn thương động mạch hoặc thần kinh
- Hội chứng Horner (gây sụp mí)
- Tái tăng tiết mồ hôi, tăng tiết mồ hôi ở các khu vực khác của cơ thể (tăng tiết mồ hôi bù trừ)
- Rối loạn nhịp tim trong và sau mổ (nhịp tim chậm)
- Viêm phổi
Quy trình thực hiện
Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.
Trước khi thực hiện
Hãy thông báo cho bác sĩ các thông tin như:
- Nếu nghi ngờ có thai hoặc đang mang thai
- Những loại thuốc (kê toa và không kê toa), vitamin, thảo dược và các chất bổ sung khác đang sử dụng
Người bệnh có thể được yêu cầu ngừng dùng thuốc làm loãng máu như aspirin, ibuprofen và warfarin. Tuy nhiên, tùy từng trường hợp, người bệnh vẫn có thể nên dùng một số loại thuốc trong ngày phẫu thuật. Lưu ý, người bệnh cần dừng hút thuốc nếu có, vì thuốc lá có thể ảnh hưởng đến kết quả của quá trình hồi phục sau phẫu thuật.
Trong khi thực hiện
Người bệnh được gây mê toàn thân khi tiến hành nội soi cắt hạch thần kinh giao cảm. Sau đó, bác sĩ sẽ bắt đầu quá trình phẫu thuật từng bên cơ thể theo các bước sau đây:
- Tạo một vết mổ khoảng 5-10mm ở vùng nách (gần đường nách trước).
- Thực hiện kỹ thuật thông khí làm xẹp phổi để tăng diện tích phẫu trường trong lồng ngực và thuận tiện trong quá trình phẫu thuật.
- Sử dụng thiết bị nội soi có gắn camera nhỏ chèn vào lồng ngực. Hình ảnh mà camera thu được sẽ hiển thị trên màn hình để các bác sĩ quan sát các hạch thần kinh cần cắt
- Bác sĩ tiếp tục dùng dụng cụ phẫu thuật để phá hủy hoặc cắt bỏ hạch thần kinh giao cảm chi phối bài tiết mồ hôi ở bàn tay và nách. Thông thường hạch thần kinh này nằm ở khoang liên sườn số 2, 3 hoặc 4. Thực hiện phẫu thuật cắt giảm hạch giao cảm từ đốt sống ngực thứ 2 đến thứ 3 đối với người bị tăng tiết mồ hôi bàn tay, từ đốt sống ngực thứ 2 đến đốt sống ngực thứ 4 đối với người bị tăng tiết mồ hôi ở nách.
- Sau khi kết thúc, phổi sẽ được thông khí trở lại, vết mổ được khâu liền
- Người bệnh được đặt ống thông lồng ngực để loại bỏ khí trong lồng ngực
Tìm hiểu thêm: Thoái hóa đốt sống cổ
Sau khi thực hiện phẫu thuật tại một bên của cơ thể, bác sĩ sẽ tiếp tục tiến hành phẫu thuật tại bên còn lại. Một ca phẫu thuật cắt hạch thần kinh giao cảm thông thường sẽ mất khoảng từ 1 giờ.
Sau khi thực hiện
Người bệnh có thể cần ở lại bệnh viện qua đêm sau khi vừa thực hiện xong ca phẫu thuật nội soi cắt hạch thần kinh giao cảm. Nếu bị tại vết mổ, người bệnh có thể được dùng thuốc giảm đau để làm dịu cơn và giảm bớt sự khó chịu. Trước khi xuất viện, người bệnh sẽ được chụp lại X-quang ngực để kiểm tra phổi. Hãy hỏi bác sĩ về thời điểm có thể tắm rửa bình thường trở lại.
Người bệnh sẽ được các nhân viên y tế hướng dẫn chi tiết và cụ thể hơn trước khi ra viện. Thông thường khi trở về nhà, người bệnh cần lưu ý một số vấn đề như:
- Vệ sinh vết mổ và thay băng mỗi ngày
- Mặc quần áo rộng rãi, thoáng mát, tránh bó chặt vết mổ
- Tránh vận động quá sớm
- Tái khám sau 10 ngày hoặc theo lịch bác sĩ để cắt chỉ
Kết quả của phẫu thuật
Kết quả của nội soi cắt hạch thần kinh giao cảm là gì?
>>>>>Xem thêm: Sơ cứu đúng khi trẻ bị gãy xương do té ngã
Theo lý thuyết, khi các hạch bị loại bỏ thì mồ hôi sẽ không thể bài tiết ra ngoài cơ thể được nữa và quá trình này sẽ không thể đảo ngược. Phẫu thuật nội soi cắt hạch thần kinh giao cảm có thể cải thiện chất lượng cuộc sống cho hầu hết mọi người nhưng đôi khi không có hiệu quả triệt để ở những người ra mồ hôi vùng nách quá nặng. Phương pháp phẫu thuật này có tác dụng lâu dài, thẩm mỹ và khá an toàn nên được nhiều người bệnh tin chọn khi tình trạng không có đáp ứng với điều trị nội khoa bảo tồn.
Bạn có thể tìm hiểu thêm: “Giảm tiết mồ hôi“
Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.
Kenshin.vn không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.