Nốt ruồi

Nốt ruồi

Nốt ruồi

Nốt ruồi là gì? Nốt ruồi là một đốm tăng sắc tố ở da. Đa phần nốt ruồi là tự nhiên nhưng cũng có trường hợp nốt ruồi xuất hiện sau này, tại những vùng da phơi sáng nhiều. Diễn tiến tự nhiên của nốt ruồi là lành tính và không thay đổi theo thời gian, chỉ một số rất ít là ác tính do nốt ruồi bị nhầm lẫn với ung thư da hắc tố.

Bạn đang đọc: Nốt ruồi

Hãy cùng Kenshin.vn đi tìm lời giải đáp :”tại sao lại mọc nốt ruồi”, nốt ruồi từ đâu mà có? và những phương pháp “đánh bay” nốt ruồi thường được sử dụng.

Tìm hiểu chung

Nốt ruồi là gì?

Nốt ruồi là những chấm màu đen hay nâu trên da. Chúng thường xuất hiện lúc bạn còn nhỏ, mặc dù cũng có trường hợp xuất hiện lúc 30 tuổi. Chúng ở khắp nơi trên cơ thể và thay đổi theo thời gian. Nốt ruồi có thể thay đổi về kích thước và màu sắc hoặc biến mất sau một thời gian, nhưng một số nốt ruồi lại không thay đổi nhiều.

Tại sao lại có nốt ruồi?

Tại sao nốt ruồi lại mọc? Nốt ruồi xuất hiện là do sự tăng sinh của các tế bào sắc tố (melanocytes). Melanocytes phân bổ khắp nơi và giúp sản sinh melanin tạo nên màu sắc tự nhiên của da. Có nhiều nguyên nhân khác nhau tạo ra nhiều nốt ruồi trên cơ thể như:

  • Do ánh sáng mặt trời làm nốt ruồi đen thẫm hơn
  • Tuổi dậy thì
  • Rối loạn nội tiết tố khi mang thai

Vì sao lại mọc nốt ruồi? Những yếu tố này có thể làm nốt ruồi xuất hiện ở các vùng khác nhau trên cơ thể

>>> Tham khảo thêm: Xóa nốt ruồi có để lại sẹo không? Cách xóa nốt ruồi hiệu quả

Triệu chứng thường gặp

Những dấu hiệu và triệu chứng của nốt ruồi là gì?

Nốt ruồi là những đốm xuất hiện trên da. Chúng thường có màu nâu, một số khác có màu tối hơn hay theo màu da. Bề ngoài, chúng thường nhô cao hay phẳng, trơn láng hoặc thô ráp, một số còn có lông mọc tại nốt ruồi. Nốt ruồi thường có hình tròn hay hình oval với đường viền mềm mại.

Bạn có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Nốt ruồi

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Hầu hết nốt ruồi là lành tính, một số ít trường hợp chúng phát triển thành ung thư tế bào biểu bì. Ung thư tế bào biểu bì là dạng ung thư da gây chảy máu, ngứa và đỏ da. Ung thư này có thể phát triển từ chỗ nốt ruồi hoặc không. Bạn cần khám bác sĩ nếu phát hiện nốt ruồi chảy máu, rỉ dịch, ngứa hay mềm đau.

Nguyên nhân gây bệnh

Tại sao lại mọc nốt ruồi? Một vài nốt ruồi có từ khi bé mới sinh ra, đa số xuất hiện trong 30 năm đầu đời. Vậy nguyên nhân mọc nốt ruồi là gì? Nốt ruồi là tế bào biểu bì do hắc tố tạo thành, những tế bào này góp phần tạo nên màu sắc da. Chúng có xu hướng sậm màu hơn nếu tiếp xúc với ánh sáng mặt trời trong 10 năm hay trong thai kì.

>>> Bạn có thể quan tâm: Nốt ruồi và tàn nhang – Những điểm khác biệt

Nguy cơ mắc phải

Những ai thường có nốt ruồi?

Nốt ruồi rất thường xuất hiện trên cơ thể bất kì người nào như nốt ruồi mọc nhiều trên mặt, nốt ruồi ở cổ, sau gáy, tai, v.v. Bạn có thể kiểm soát tình trạng này bằng cách giảm các yếu tố nguy cơ. Bạn hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để biết thêm thông tin chi tiết.

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ xuất hiện nốt ruồi?

Có nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ xuất hiện nốt ruồi như tiếp xúc với ánh nắng mặt trời hoặc một số người có cơ địa dễ xuất hiện nốt ruồi.

Điều trị hiệu quả

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế, vậy nên tốt nhất là bạn hãy  tham khảo ý kiến bác sĩ.

Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán nốt ruồi?

Để kiểm tra những nốt ruồi gây ung thư, bác sĩ sẽ hỏi bạn đặc điểm của chúng và kiểm tra theo phương pháp ABCDE:

  • Asymmetry – Không đối xứng: nửa phía nốt ruồi này không đối xứng với nửa còn lại;
  • Border – Đường viền: đường viền của nốt ruồi không đều, mờ hoặc bất thường;
  • Color – Màu sắc: màu sắc của nốt ruồi không giống nhau, trong suốt hoặc có màu nâu vàng, nâu, đen, xanh, trắng hoặc màu đỏ;
  • Diameter – Đường kính: đường kính của nốt ruồi lớn hơn cục tẩy;
  • Evolving – Tiến triển: các nốt ruồi thay đổi kích thước, hình dáng hay màu sắc.
  • Nếu nốt ruồi không thay đổi theo thời gian, bạn không cần phải lo lắng về chúng. Nhưng nếu thấy bất kỳ dấu hiệu thay đổi hay xuất hiện nốt ruồi mới hoặc cần xóa nốt ruồi vì lý do thẩm mỹ, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ da liễu.

    Nếu nghi ngờ nốt ruồi gây ung thư, bác sĩ sẽ tiến hành sinh thiết da của bạn. Bác sĩ lấy một mẫu da để xét nghiệm và xác định chẩn đoán tình trạng.

    Những phương pháp nào dùng để điều trị nốt ruồi?

    Nốt ruồi thường không cần điều trị trừ khi bạn thấy không thoải mái với nó. Trong trường hợp này, các bác sĩ da liễu sẽ tiến hành thẩm mỹ xóa nốt ruồi. Phẫu thuật ung thư tế bào biểu bì thường thành công nếu bác sĩ phát hiện nốt ruồi gây ung thư và điều trị bệnh ở giai đoạn sớm. Sau phẫu thuật, bạn sẽ cần chăm sóc để chúng không xuất hiện trở lại.

    Tìm hiểu thêm: Tăng bạch cầu ái toan là bệnh gì?

    Nốt ruồi

    >>>>>Xem thêm: Khẩu dâm là gì? Cách khẩu dâm vừa tinh tế vừa dễ lên đỉnh

    >>> Bạn có thể quan tâm: Lý giải nguyên nhân các mẹ bầu mọc nốt ruồi khi mang thai

    Chế độ sinh hoạt phù hợp

    Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của nốt ruồi?

    Bạn nên theo dõi nốt ruồi thường xuyên để phát hiện tình trạng ung thư. Những tế bào ung thư này có thể xuất hiện ở bất cứ đâu, nhưng thường là ở lưng, chân, mặt và tay. Bạn nên cảnh giác nếu:

    • Nốt ruồi với nhiều hơn hai màu khác nhau;
    • Nốt ruồi với đường viền không đều, không bằng phẳng;
    • Chảy máu, ngứa, đỏ, sưng, thô ráp;
    • Nốt ruồi ngày càng lớn.

    Nốt ruồi thường lành tính và không tổn hại gì cho sức khỏe ngoại trừ có thể ảnh hưởng tới thẩm mỹ. Một số ít trường hợp nốt ruồi ác tính là ung thư tế bào hắc tố. Các nốt ruồi này có đặc điểm là lớn nhanh, gồ ghề, bờ nham nhở, có thể bị loét hoặc chảy máu. Nếu bạn có một nốt ruồi có những đặc điểm trên, hãy đi khám bác sĩ ngay để được chẩn đoán chính xác và điều trị kịp thời.

    Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.

    Bài viết trên đây đã cung cấp đến bạn thông tin tại sao có nốt ruồi, nguy cơ mắc phải và các kỹ thuật y tế để chẩn đoán tình trạng bệnh. Hy vọng qua bài viết này sẽ giúp bạn có thêm thông tin về nốt ruồi để bạn có thể đi khám bác sĩ nếu cần thiết.

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *