Nước tiểu có mùi hôi khi mang thai có đáng lo? Mẹ nên làm thế nào?

Nước tiểu có mùi hôi khi mang thai có đáng lo? Mẹ nên làm thế nào?

Nước tiểu có mùi hôi khi mang thai có đáng lo? Mẹ nên làm thế nào?

Nước tiểu có mùi hôi là vấn đề phổ biến liên quan đến thai kỳ. Việc nước tiểu có mùi hôi khi mang thai có thể khiến nhiều mẹ cảm thấy khó chịu, lo lắng và thậm chí xấu hổ vì mùi hôi nước tiểu cũng gây ảnh hưởng đến mùi “vùng kín”.

Bạn đang đọc: Nước tiểu có mùi hôi khi mang thai có đáng lo? Mẹ nên làm thế nào?

Trên thực tế, bà bầu đi tiểu có mùi hôi có thể do nhiều nguyên nhân có khác nhau. Trong đó, có những yếu tố là bình thường trong thai kỳ nhưng một số trường hợp bà bầu đi tiểu có mùi hôi là dấu hiệu bất thường cần đi khám. Để tìm hiểu chi tiết hơn về vấn đề này, mẹ có thể tham khảo ngay những thông tin được Kenshin.vn tổng hợp và chia sẻ trong bài viết sau.

Nguyên nhân nước tiểu có mùi hôi khi mang thai

Mùi nước tiểu thường chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố khác nhau. Nước tiểu có mùi có thể do thực phẩm đã tiêu thụ, thuốc men, bệnh lý nhiễm trùng hoặc đơn giản đó là một phần của thai kỳ. Sau đây là một vài nguyên nhân nước tiểu có mùi hôi khi mang thai mà bạn có thể quan tâm:

Khứu giác mẹ bầu nhạy cảm hơn khi mang thai 

Đôi khi, bạn đột nhiên ngửi thấy nước tiểu có mùi hôi khi mang thai không phải vì mùi nước tiểu thực sự thay đổi mà là do khứu giác của bạn đang trở nên nhạy cảm hơn trong thai kỳ. Điều này thường liên quan chủ yếu đến việc cơ thể sản xuất hormone progesterone khi mang thai. Với sự nhạy cảm của khứu giác, mẹ bầu có thể cảm thấy mùi nước tiểu có vẻ hơi nặng và hiểu lầm rằng nước tiểu có mùi hôi.

Nước tiểu có mùi hôi khi mang thai do mẹ bị mất nước

Nước tiểu có mùi hôi khi mang thai có đáng lo? Mẹ nên làm thế nào?

Về cơ bản, nước tiểu thường ít hoặc không có mùi, bao gồm amoniac và nước mà bạn nạp vào cơ thể. Do đó, việc không uống đủ nước đồng nghĩa rằng nồng độ amoniac trong nước tiểu sẽ cao hơn, khiến nước tiểu đậm màu và có mùi nồng nặc. Điều này lý giải vì sao mẹ bầu uống nước ít hoặc thậm chí bị mất nước sẽ nhận thấy nước tiểu có mùi hôi khai hơn bình thường.

Lưu ý rằng việc cơ thể mất nước thường gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe của mẹ và bé trong thai kỳ. Vì vậy, mẹ cần chú ý uống nhiều nước mỗi ngày để ngăn mất nước và cải thiện mùi nước tiểu.

Nước tiểu có mùi hôi do chế độ ăn uống

Chế độ ăn uống là yếu tố ảnh hưởng đến mùi nước tiểu rất rõ. Bạn có thể dễ dàng nhận thấy nước tiểu nặng mùi hơn sau khi ăn một số thực phẩm như bông cải xanh, măng tây, mít… Trong trường hợp này, mùi nước tiểu kỳ lạ thường có thể tự biến mất trong thời gian ngắn. Tuy nhiên, để hạn chế nước tiểu có mùi sau khi ăn những thực phẩm này thì bạn có thể chọn cách chia nhỏ khẩu phần ăn hoặc ăn ít lại.

Nước tiểu có mùi hôi khi mang thai do mẹ dùng một số viên uống bổ sung

Việc dùng thuốc, viên uống bổ sung vitamin… có thể ảnh hưởng đến mùi nước tiểu của bạn. Trong thai kỳ, đa số mẹ bầu đều cần dùng những viên uống bổ sung để tránh nguy cơ thiếu chất, ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Thế nhưng, nếu dùng các viên uống này nhiều thì có thể khiến nước tiểu của mẹ có mùi. Vì vậy, điều quan trọng là mẹ nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng thuốc hoặc bất kỳ viên uống bổ sung nào. Thêm vào đó, mẹ không nên quá lạm dụng các loại viên uống bổ sung mà cần xây dựng chế độ ăn uống phong phú, lành mạnh và giàu dinh dưỡng.

Nhiễm trùng đường tiết niệu khi mang thai

Tìm hiểu thêm: Hội chứng Behcet

Nước tiểu có mùi hôi khi mang thai có đáng lo? Mẹ nên làm thế nào?

Nhiều thay đổi của cơ thể diễn ra trong thai kỳ làm tăng nguy cơ nhiễm trùng đường tiết niệu (nhiễm trùng tiểu) ở mẹ bầu. Đây là một trong những nguyên nhân phổ biến khiến nước tiểu có mùi hôi khi mang thai. Một số triệu chứng khác của nhiễm trùng tiểu bao gồm tiểu không kiểm soát, rò rỉ nước tiểu, nóng rát khi đi tiểu, sốt, đau lưng.

Nhiễm trùng âm đạo do vi khuẩn

Bất cứ ai cũng có thể bị nhiễm trùng âm đạo nhưng mẹ bầu thường có nguy cơ cao hơn. Trong đó, nước tiểu có mùi hôi khi mang thai cũng là một trong những dấu hiệu cảnh báo mẹ bị nhiễm trùng âm đạo. Không chỉ có mùi nước tiểu gây khó chịu, bệnh còn gây ra một số triệu chứng khác như tiểu buốt, sốt, đau lưng và đi tiểu thường xuyên.

Điều đáng lo ngại là nhiễm trùng âm đạo do vi khuẩn có thể làm tăng nguy cơ chuyển dạ sớm. Do đó, nếu mẹ nghi ngờ mình mắc bệnh phụ khoa này thì cần sớm thông báo cho bác sĩ để được điều trị và ngăn ngừa rủi ro.

Có thể bạn quan tâm

Đừng chủ quan nhiễm trùng âm đạo khi mang thai

Nước tiểu có mùi hôi khi mang thai có đáng lo? Mẹ bầu nên làm gì?

Khi mang thai, khứu giác mẹ bầu có thể trở nên nhạy cảm nên việc nhận thấy mùi nước tiểu có vẻ nặng hơn cũng là điều bình thường. Trong hầu hết trường hợp, nước tiểu có mùi hôi khi mang thai thường không đáng lo. Tuy nhiên, nhìn chung thì mẹ vẫn không nên chủ quan mà cần theo dõi thêm. Nếu nước tiểu có mùi khó chịu kèm theo các triệu chứng bất thường như tiểu buốt, sốt, ớn lạnh, đau lưng hay âm đạo ra khí hư bất thường… thì cần sớm đi khám để được bác sĩ kiểm tra và kê đơn thuốc phù hợp.

Song song đó, để ngăn mùi hôi nước tiểu trong thai kỳ, mẹ bầu cũng có thể áp dụng một số giải pháp chăm sóc tại nhà sau đây:

Uống nhiều nước để ngăn nước tiểu có mùi hôi khi mang thai

Nước tiểu có mùi hôi khi mang thai có đáng lo? Mẹ nên làm thế nào?

>>>>>Xem thêm: Bạn biết gì về bệnh sởi ở người lớn?

Khi mang thai, nhu cầu bổ sung nước của mẹ bầu tăng lên. Vì vậy, mẹ cần uống nhiều nước mỗi ngày để đáp ứng nhu cầu của cơ thể và đảm bảo thai kỳ khỏe mạnh. Hơn nữa, bổ sung đủ nước cũng giúp làm loãng nước tiểu và giảm mùi nồng nặc.

Vệ sinh cá nhân sạch sẽ

Trong mỗi lần đi tiểu, “tàn dư” của nước tiểu thường đọng lại trên đồ lót của bạn, cùng với sự phát triển của vi khuẩn có thể gây mùi khó chịu. Vì vậy, để ngăn ngừa viêm nhiễm hoặc ngăn mùi nước tiểu trở nên tồi tệ hơn, chị em cần lau vùng kín sau khi đi vệ sinh, thay đồ lót thường xuyên. Đồng thời, bạn cần vệ sinh “vùng kín” đúng cách khi tắm. Tốt nhất là chỉ nên rửa vùng kín bằng nước sạch hoặc dung dịch vệ sinh phụ nữ phù hợp tránh thụt rửa hoặc dùng xà phòng để rửa vì có thể gây mất cân bằng môi trường âm đạo.

Tăng bổ sung thực phẩm giàu vitamin C

Bổ sung rau củ quả giàu vitamin C vào chế độ ăn uống có thể hỗ trợ ngăn ngừa nhiễm trùng đường tiết niệu. Bên cạnh đó, việc ăn một số loại trái cây như cam, bưởi, kiwi, trái sơ ri… rất giàu vitamin C cũng có thể giúp cải thiện mùi nước tiểu.

Đi tiểu ngay khi có nhu cầu

Dù mang thai hay không bạn cũng không nên nhịn tiểu trong thời gian dài vì điều này sẽ gây hại cho bàng quang cũng như đường tiết niệu. Thay vào đó, bạn nên đi tiểu bất cứ khi nào buồn tiểu chứ không nên đợi bàng quang đầy, khó chịu mới “giải quyết”. Thói quen này sẽ giúp bạn giảm nguy cơ mắc bệnh liên quan đến đường tiết niệu, từ đó ngăn ngừa tình trạng nước tiểu có mùi hôi.

Nhìn chung, nước tiểu có mùi hôi khi mang thai thường không phải là vấn đề gây hại cho thai kỳ của bạn. Tuy nhiên, chị em vẫn nên chú ý về việc chăm sóc sức khỏe, vệ sinh vùng kín… để cải thiện và ngăn nước tiểu có mùi hôi. Đồng thời, bạn cần theo dõi thêm và đi khám ngay khi có bất kỳ triệu chứng bất thường nào nhé!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *