Nước tiểu thấy nóng báo hiệu bệnh gì?

Nước tiểu thấy nóng báo hiệu bệnh gì?

Nước tiểu thấy nóng báo hiệu bệnh gì?

Nước tiểu nóng ở nam giới hay nữ giới có thể gây lo lắng nhưng đôi khi đây là hiện tượng bình thường. Đi ra nước tiểu thấy nóng có thể là bất thường nếu bạn cảm thấy đau, rát và nước tiểu có mùi hôi nồng nặc hay thấy máu.

Bạn đang đọc: Nước tiểu thấy nóng báo hiệu bệnh gì?

Tình trạng nước tiểu có thể báo hiệu các vấn đề sức khỏe bạn cần quan tâm. Trong bài viết này, bạn sẽ hiểu rõ hơn về hiện tượng nước tiểu nóng, đồng thời, bạn cũng sẽ biết khi nào cần đi thăm khám bác sĩ.

Hiện tượng nước tiểu nóng là như thế nào?

Nước tiểu nóng nếu không xuất phát từ nguyên nhân bệnh lý thì có thể do nhiệt độ cơ thể của bạn đang cao hơn bình thường (do bị sốt, sau khi tập thể dục hoặc đang mang thai). Bạn sẽ thấy nước tiểu như bình thường khi cơ thể hạ nhiệt.

Tuy nhiên, nếu bạn thấy nước tiểu nóng hơn bình thường hoặc cảm thấy rát khi nước tiểu chảy ra khỏi niệu đạo, bạn có thể đang nhiễm trùng hoặc bị thương. Cảm giác nóng, rát hoặc đau khi đi tiểu được gọi là tình trạng tiểu khó (dysuria).

Xem thêm: Màu sắc nước tiểu bất thường: Màu đỏ hay sậm màu

Đi ra nước tiểu nóng là dấu hiệu bệnh gì?

Nước tiểu thấy nóng báo hiệu bệnh gì?

Viêm bàng quang

Viêm bàng quang là tình trạng bàng quang bị viê, thường do nhiễm trùng bàng quang gây tình trạng nước tiểu nóng. Đây là một trong những bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu (UTI) phổ biến, đặc biệt ở phụ nữ và thường gây ra nhiều khó khăn.

Những trường hợp nhẹ thường sẽ tự khỏi trong vòng vài ngày. Tuy nhiên, một số người bị viêm bàng quang tái phát và có thể cần điều trị thường xuyên hoặc lâu dài.

Trong một số trường hợp viêm bàng quang có thể dẫn đến nhiễm trùng thận, vì vậy bạn cần phải thăm khám với bác sĩ nếu các triệu chứng không cải thiện.

Viêm niệu đạo

Niệu đạo là ống dẫn nước tiểu ra khỏi cơ thể. Viêm niệu đạo là tình trạng viêm (sưng và kích ứng) ở niệu đạo, dẫn đến cảm giác nước tiểu nóng và đau rát.

Ngoài triệu chứng nước tiểu nóng, ở nam giới và nữ giới, tình trạng viêm niệu đạo có những biểu hiện như sau:

Triệu chứng viêm niệu đạo ở nam giới:

  • Đau rát khi đi tiểu (khó tiểu)
  • Máu trong nước tiểu hoặc tinh dịch
  • Ngứa, đau hoặc sưng ở dương vật
  • Đi tiểu thường xuyên hoặc thường phải đi gấp
  • Đau khi giao hợp hoặc xuất tinh

Triệu chứng viêm niệu đạo ở nữ giới:

  • Đau bụng
  • Sốt và ớn lạnh
  • Đau rát khi đi tiểu
  • Đau vùng chậu
  • Đi tiểu thường xuyên hoặc phải đi gấp
  • Đau khi giao hợp.

Nhiễm khuẩn qua đường tình dục (STIs)

Đi ra nước tiểu nóng và cảm thấy đau rát có thể do viêm âm đạo hoặc bị nhiễm khuẩn lây qua đường tình dục. Một số bệnh lây qua đường tình dục phổ biến bao gồm: mụn rộp sinh dục, bệnh Chlamydia, bệnh lậu.

Ngoài việc đi nước tiểu nóng kèm sự đau rát, nhiễm khuẩn qua đường tình dục này còn có thể gây ra các triệu chứng như:

  • Ngứa
  • Bỏng rát
  • Mụn nước hoặc vết loét do mụn rộp sinh dục
  • Đối với nước tiểu nóng ở nữ giới có thể xuất hiện khí hư bất thường.

Nhiễm trùng đường tiết niệu (UTI)

Ngoài viêm bàng quang, viêm niệu đạo là những bệnh lý nhiễm trùng đường tiết niệu thường gặp gây ra cảm giác nước tiểu nóng, đau rát khi đi tiểu có thể bạn còn gặp các bệnh lý khác trong nhóm này như: Viêm niệu quản, viêm thận – bể thận… Các triệu chứng khác của UTI có thể bao gồm:

  • Nước tiểu đục
  • Nước tiểu có máu
  • Tăng số lần đi tiểu bất thường
  • Nước tiểu có mùi nồng, hôi hoặc cả hai
  • Chỉ đi tiểu một lượng nhỏ nhưng có cảm giác cần đi tiểu nhiều hơn.

Nguyên nhân gây nước tiểu nóng ở nam giới và nữ giới

Tìm hiểu thêm: Tinh trùng ít là bệnh gì? Nguyên nhân và triệu chứng dễ nhận biết

Nước tiểu thấy nóng báo hiệu bệnh gì?

>>>>>Xem thêm: Thở nông

Ở nữ giới

  • Vết thương sau sinh: Sau khi sinh con, nhiều phụ nữ bị rách vùng giữa âm đạo và hậu môn, được gọi là vết rạch tầng sinh môn. Vết rạch có thể xuất hiện gần niệu đạo hoặc bên trong âm đạo. Nếu nước tiểu tiếp xúc với những vết thương này, nó có thể gây đau rát trong vài tuần sau khi sinh.
  • Viêm âm đạo: Viêm âm đạo có thể gây kích ứng mô âm đạo và âm hộ. Khi mô bị kích thích này tiếp xúc với nước tiểu, nó có thể gây tình trạng nước tiểu nóng và cảm thấy bỏng rát.
  • Thay đổi ở âm đạo sau mãn kinh: Sau khi mãn kinh, cơ thể sản xuất ít estrogen hơn. Điều này có thể làm thay đổi mô âm đạo, khiến nó co lại và yếu đi. Âm đạo cũng có thể khô, khiến da và các mô khác cảm thấy mềm và đau. Khi nước tiểu tiếp xúc với âm đạo hoặc niệu đạo, bạn có thể cảm thấy nóng hơn trước đây do những thay đổi này.

Ở nam giới

  • Viêm tuyến tiền liệt: Viêm tuyến tiền liệt là tình trạng sưng, đau và viêm ở tuyến tiền liệt, thường do nhiễm vi khuẩn. Đàn ông bị viêm tuyến tiền liệt có thể bị đau hoặc rát khi đi tiểu, nước tiểu bị nóng cũng như thay đổi dòng nước tiểu.
  • Viêm mào tinh hoàn: Mào tinh hoàn là một ống chứa tinh trùng phía trên tinh hoàn. Nhiễm trùng hoặc viêm trong ống này có thể gây đau rát khi đi tiểu, nước tiểu nóng. Đàn ông bị viêm mào tinh hoàn cũng có thể bị sưng quanh tinh hoàn, đau dương vật hoặc tinh hoàn và sốt.

Điều trị tình trạng nước tiểu nóng như thế nào?

Việc điều trị tình trạng nước tiểu nóng phụ thuộc vào nguyên nhân gây ra cảm giác đau rát. Bước đầu tiên trong điều trị là xác định xem liệu nước tiểu nóng và đau rát là do nhiễm trùng, viêm nhiễm, chế độ ăn uống hay vấn đề với bàng quang hoặc tuyến tiền liệt hay không.

  • Nhiễm trùng đường tiết niệu thường được điều trị bằng kháng sinh. Nếu cơn đau của bạn nghiêm trọng, bạn có thể được kê đơn phenazopyridine. Lưu ý: thuốc này làm nước tiểu có màu đỏ cam và làm ố quần lót.
  • Viêm do kích ứng da thường được điều trị bằng cách tránh nguyên nhân gây kích ứng.
  • Khó tiểu do tình trạng bàng quang hoặc tuyến tiền liệt tiềm ẩn được điều trị bằng cách giải quyết từng tình trạng riêng biệt.

Có một số bước bạn có thể thực hiện để giảm bớt sự khó chịu khi đi nước tiểu nóng và đau rát bao gồm uống nhiều nước hơn; dùng thuốc hỗ trợ không kê đơn để điều trị tình trạng đi tiểu đau. Các phương pháp điều trị khác cần dùng thuốc theo toa và cần có chỉ định của bác sĩ.

Cách ngăn ngừa tình trạng tiểu nóng

  • Uống nhiều nước hơn, uống từ 2 đến 3 lít nước mỗi ngày.
  • Đối với phụ nữ, sau khi đi tiểu, bạn hãy lấy thêm một ít khăn giấy mới và lau sạch nước tiểu bên trong môi âm hộ của bạn.

Nước tiểu nóng thường phản ánh nhiệt độ cơ thể. Nếu bạn nóng vì sốt, tập thể dục hoặc ở nơi có khí hậu ấm hơn, rất có thể nước tiểu của bạn cũng sẽ nóng. Nếu bạn đi ra nước tiểu nóng kèm theo cảm giác đau rát hoặc các dấu hiệu khác của nhiễm trùng tiểu, hãy đi khám bác sĩ.

Bài viết được tham vấn y khoa bởi BS. Hoàng Công Tuấn. Bác sĩ có hơn 6 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Nội tim mạch, được đào tạo từ Đại học Y Dược Huế, đạt các chứng chỉ chuyên khoa tim mạch tại Bệnh viện Chợ Rẫy và Viện tim TP.HCM. Bác sĩ Tuấn chuyên khám và điều trị các bệnh lý Nội tim mạch theo hình thức tư vấn từ xa (Telemedicine).

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *