Các nhà nghiên cứu đã triển khai dự án sử dụng tế bào gốc cùng với cơ quan nội tạng động vật để nuôi cấy tế bào gan trong phòng thí nghiệm cho phẫu thuật ghép tạng. Nhờ phương pháp này, bạn sẽ không cần đăng ký vào danh sách chờ ghép gan.
Bạn đang đọc: Nuôi cấy tế bào gan dành cho phẫu thuật ghép tạng
Theo hy vọng của một số chuyên gia, trong vòng một thập kỷ tới, bạn sẽ không cần đăng ký danh sách chờ phẫu thuật cấy ghép gan cũng như cấy ghép các loại nội tạng khác.
Các nhà nghiên cứu vẫn đang đẩy nhanh việc nghiên cứu để đưa gan được nuôi vào cơ thể người vào năm 2020.
Đối với người bệnh đang chờ phẫu thuật ghép tim hoặc thận, họ vẫn còn những phương pháp tạm thời và thuốc để duy trì sức khỏe bản thân. Tuy nhiên, với trường hợp cấy ghép gan thì không như thế. Người bệnh sẽ yếu dần cho đến khi họ qua đời, trừ phi thực hiện phẫu thuật kịp lúc.
Năm 2016, trên thế giới đã có hơn 7.800 ca phẫu thuật ghép gan diễn ra, nhưng số người nằm trong danh sách chờ đã vượt quá con số 14.000.
Những nguyên nhân phổ biến nhất mà người bệnh cần cấy ghép gan là do viêm gan C mãn tính, viêm gan A hoặc viêm gan B, biến chứng do uống nhiều rượu trong thời gian dài và các bệnh về di truyền khác nhau trong ống mật hoặc ung thư có nguồn gốc từ gan. Vì vậy, nếu thành công, cấy ghép tế bào gan nuôi trong phòng thí nghiệm có thể trở thành một bước ngoặt trong cấy ghép gan.
Nội Dung
Phát triển “vi chồi’ gan
Trong một dự án công bố gần đây, các nhà nghiên cứu đã giải quyết những trở ngại trước đó và có thể tiến hành các lô sinh học gồm 20.000 “vi chồi’ gan. Khi kết hợp lại với nhau, các vi chồi này sẽ có kích thước đủ lớn để thực hiện phẫu thuật cấy ghép.
Đây chính là dự án do Trung tâm Y tế và Tế bào gốc của Cincinnati Children và Đại học Thành phố Yokohama ở Nhật Bản thực hiện. Mục tiêu của dự án này là tập trung vào việc cố gắng nuôi cấy tế bào gan từ tế bào gốc của người bệnh, nhằm loại bỏ nguy cơ đào thải cơ quan được ghép.
Các phương pháp trước đây đã dựa vào tủy xương và tế bào từ dây rốn để phát triển những tế bào gan mới, nhưng các nguồn nguyên liệu này rất khó để lấy, đồng thời gây nhiều tranh cãi về vấn đề đạo đức.
Hiện nay, theo nghiên cứu viên hàng đầu Takanori Takebe, họ đã có thể tạo ra những “vi chồi’ hoàn chỉnh từ tế bào gốc với quy mô lớn nhằm đáp ứng nhu cầu phẫu thuật ghép gan của người bệnh. Nhóm nghiên cứu của Takebe đã phát triển các mô gan trong những đĩa nuôi cấy tế bào, được đặt thiết kế riêng với đáy hình chữ U. Điều này đồng nghĩa với việc họ khỏi phải sử dụng các sản phẩm có nguồn gốc từ động vật trong quá trình nuôi cấy tế bào gan.
Takebe thông báo rằng kỹ thuật này sẽ giúp đáp ứng các tiêu chuẩn sản xuất lâm sàng.
Sử dụng gan động vật
Một dự án nghiên cứu khác lại sử dụng các sản phẩm động vật. Nhóm nghiên cứu gan của Jeff Ross, Giám đốc điều hành của Miromatrix Medical ở Minnesota, đã bắt đầu với gan heo được lấy từ lò mổ và “giải phẫu’ chúng.
Theo lời Ross chia sẻ, họ chỉ giữ lại hình dáng gan và loại bỏ toàn bộ tế bào ra khỏi gan. Nhờ đó họ đã có một “khung hình’ hoàn hảo cho lá gan mới. Điều này có thể giải quyết một trong những rào cản lớn cho việc nuôi cấy cũng như phát triển gan sinh học trong phòng thí nghiệm. Nếu không có nó, bạn có thể bị đông máu nếu máu lưu thông liên tục qua cơ quan cấy ghép.
Ở bước tiếp theo, gan heo trước đó sẽ được tái cấu trúc với tế bào gan, lấy từ những lá gan của người hiến tặng nhưng không có khả năng cấy ghép vì nhiều lý do khác nhau.
Trong tương lai, các nhà nghiên cứu hy vọng họ có thể nuôi cấy tế bào gan từ tế bào gốc để mỗi lá gan sẽ được đặc thù hóa cho từng người bệnh. Như vậy, mối lo ngại về vấn đề đào thải cơ quan cấy ghép sẽ được loại bỏ và người bệnh không còn phải sử dụng thuốc ức chế miễn dịch nữa.
Ross đã công bố với truyền thông về mục tiêu chính của họ là xóa bỏ danh sách chờ ghép tạng bằng cách tạo ra các cơ quan sinh học, xa hơn nữa là tạo ra chúng bằng chính các tế bào của người bệnh nhằm giải quyết triệt để vấn đề thải ghép.
Gan sinh học có thể đưa vào sử dụng vào năm 2020
Vào giữa năm 2018, các chuyên gia hy vọng thí nghiệm cấy ghép loại gan tái tổ hợp ở heo sẽ thành công và chứng minh rằng cơ quan được ghép vào sẽ hoạt động bình thường. Đến năm 2020, ca phẫu thuật cấy ghép gan tương tự sẽ lần đầu tiên triển khai trên cơ thể người bệnh ở giai đoạn 1 của thử nghiệm lâm sàng.
Nhóm nghiên cứu của Takebe ở Nhật Bản cũng hy vọng sẽ bắt đầu tiến hành cấy ghép loại gan sinh học của họ vào cơ thể người bệnh ở những đợt thử nghiệm lâm sàng vào năm 2020.
Việc sử dụng tế bào nhau thai trong nghiên cứu đã bị lên án ở nhiều khu vực khác nhau, nhưng Takebe vẫn đang tiếp tục nghiên cứu với các tế bào gốc của người bệnh. Ông cho rằng bản thân không cần lo ngại bất kỳ chỉ trích về vấn đề đạo đức nào cả.
Việc sử dụng nội tạng thu hoạch từ động vật của Ross cũng có nguy cơ làm dậy sóng những luồng tranh cãi. Tuy nhiên, các bộ phận được dùng tới thường bị các lò mổ vứt đi.
Bên cạnh đó, Takebe nói thêm, mỗi ngày vẫn còn rất nhiều người chết vì không thể ghép gan kịp lúc. Do đó, bất kỳ mối quan tâm về vấn đề đạo đức nào cũng cần phải được cân nhắc đối với sự tổn hại nghiêm trọng này.
>>>>>Xem thêm: Ung thư thực quản