Phân biệt các loại mụn: Cách nhận biết, nguyên nhân & cách điều trị

Phân biệt các loại mụn: Cách nhận biết, nguyên nhân & cách điều trị

Phân biệt các loại mụn: Cách nhận biết, nguyên nhân & cách điều trị

Mụn trứng cá là vấn đề da liễu thường gặp ở nhiều độ tuổi khác nhau. Mỗi loại mụn sẽ có đặc điểm, nguyên nhân, cách điều trị và mức độ ảnh hưởng khác nhau. Vậy bạn đã biết phân biệt các loại mụn trên mặt để có cách chăm sóc phù hợp?

Bạn đang đọc: Phân biệt các loại mụn: Cách nhận biết, nguyên nhân & cách điều trị

Mời bạn đọc tìm hiểu cách phân biệt các loại mụn để có cách ngăn ngừa và điều trị mụn hiệu quả qua bài viết dưới đây!

Mụn là gì?

Mụn là những nốt có kích thước khác nhau, nổi cộm trên da. Đây là kết quả của tình trạng bít tắc lỗ chân lông kết hợp với bã nhờn, tế bào chết lâu ngày tích tụ trên da. Mụn thường xuất hiện ở các vị trí như mặt, cổ, ngực, lưng, bả vai, mông…

Mụn có những đặc điểm khác nhau có thể viêm hoặc không viêm. Tình trạng mụn có thể xuất hiện cả nam và nữ, đặc biệt ở giai đoạn tuổi dậy thì, thời kỳ mãn kinh, trong chu kỳ kinh nguyệt,…

Có bao nhiêu loại mụn? Cách phân biệt các loại mụn

Các loại mụn thường gặp bao gồm:

  • Mụn đầu đen: Những nốt đen cao hơn mặt da và có thể thoát ra ngoài
  • Mụn đầu trắng: Mụn nằm dưới lỗ chân lông đóng kín
  • Mụn sẩn: Những nốt mụn sưng nhỏ, thường có màu đỏ nổi lên, không có nhân
  • Mụn mủ: Nốt sần có mủ ở đầu, có màu trắng hoặc vàng
  • Mụn bọc: Các cục u lớn rộng trên 5 mm, không chứa mủ, cứng, gây đau đớn dưới da
  • Mụn nang: Mụn u nang lớn rộng trên 5 mm, chứa đầy mủ, chất lỏng ở dưới da, gây đau đớn.

Phân biệt các loại mụn không viêm

1. Mụn đầu đen

Khái niệm

Mụn đầu đen là mụn không viêm, xuất hiện các nốt mụn màu đen trên da do tế bào chết, vi khuẩn và bụi bẩn tắc nghẽn ở các nang lông. Mụn đầu đen nằm dưới lỗ chân lông mở, đầu mụn bị oxy hóa khi tiếp xúc trực tiếp với không khí, nên đỉnh mụn chuyển sang màu đen.

Cách nhận biết

Mụn xuất hiện trên bề mặt với lỗ li ti như đầu ghim có màu đen, có thể nhìn thấy bằng mắt thường. Kích thước từ 1 – 2 mm với số lượng nhiều.

Vị trí thường xuất hiện

Mụn đầu đen chủ yếu xuất hiện trên mũi, cằm, trán, vai và lưng.

Nguyên nhân

Nguyên nhân chính là do tắc nghẽn lỗ chân lông bởi bã nhờn và tế bào da chết. Đặc biệt, mụn thường xuất hiện ở người đang tuổi dậy thì do sự thay đổi nồng độ hormone kích thích quá trình sản xuất bã nhờn tăng đột biến. Ngoài ra, yếu tố môi trường, đổ mồ hôi, căng thẳng,… cũng có thể là nguyên nhân gây mụn đầu đen.

Phân biệt các loại mụn: Cách nhận biết, nguyên nhân & cách điều trị

Phân biệt các loại mụn không viêm: Mụn đầu đen

2. Mụn đầu trắng

Khái niệm

Mụn đầu trắng thuộc mụn không viêm, nằm dưới lỗ chân lông đóng kín, không tiếp xúc với không khí.

Cách nhận biết

Mụn đầu trắng có đỉnh trắng nhô trên bề mặt da, kích thước khoảng 1 – 2 mm, gây sần sùi trên bề mặt. Xung quanh mụn thường không bị viêm nhiễm hay đau nhức.

Vị trí thường xuất hiện

Mụn đầu trắng thường xuất hiện trên khu vực da mặt như ở trán và cằm.

Nguyên nhân 

Mụn đầu trắng xuất hiện do tắc nghẽn lỗ chân lông bởi dầu thừa và tế bào da chết tích tụ. Khác với mụn đầu đen, mụn đầu trắng có lỗ chân lông đóng nên hỗn hợp gây tắc nghẽn ở dưới bề mặt da không bị oxy hoá, mụn có màu trắng.

Phân biệt các loại mụn: Cách nhận biết, nguyên nhân & cách điều trị

Phân biệt các loại mụn không viêm: Mụn đầu trắng

Phân biệt các loại mụn viêm

1. Mụn sẩn (Papules)

Khái niệm

Mụn sẩn là một loại mụn viêm thường xuất hiện dưới dạng nốt đỏ, không có nhân mủ. Mụn sẩn có kích thước nhỏ hơn 5 mm và cứng, có thể gây khó chịu nhưng không gây nhiễm trùng.

Mụn sẩn thường là dấu hiệu nhận biết ban đầu của mụn viêm, thậm chí có thể chuyển sang mụn mủ sau vài ngày nếu không được chăm sóc đúng cách.

Cách nhận biết

Mụn ở dạng nốt đỏ, có thể gây đau hoặc khó chịu. Mụn không có đầu mủ nhưng vẫn dễ nhận thấy, hơn nữa chúng có thể xuất hiện đơn lẻ hoặc thành đám.

Vị trí thường xuất hiện

Mụn sẩn thường xuyên xuất hiện trên khu vực mặt, cổ, vai và lưng.

Nguyên nhân

  • Các tuyến dầu (bã nhờn) hoạt động quá mức, sản xuất quá nhiều dầu
  • Vi khuẩn phát triển nhiều trên da
  • Nội tiết tố androgen tăng ở tuổi dậy thì, đặc biệt là nam giới
  • Tác dụng phụ khi sử dụng một số loại thuốc bao gồm corticosteroid và steroid đồng hóa.

Phân biệt các loại mụn: Cách nhận biết, nguyên nhân & cách điều trị

2. Mụn mủ (Pimples, pustules)

Khái niệm

Mụn mủ là loại mụn viêm có chứa mủ bên trong, thường là trắng hoặc vàng, có kích thước nhỏ hơn 5 – 10 mm. Mụn thường xuất hiện khi nang lông bị tắc nghẽn do dầu nhờn, vi khuẩn, tế bào chết và bị nhiễm trùng gây mủ.

Cách nhận biết

Mụn có đầu trắng hoặc vàng ở giữa, thường mềm hơn so với mụn sẩn.

Vị trí thường xuất hiện

Mụn mủ thường xuất hiện nhiều trên khu vực cằm, quanh miệng, mũi, má, trán, quai hàm, thái dương.

Nguyên nhân

Mụn mủ phát triển chủ yếu do dầu thừa và tế bào da chết tắc nghẽn bên trong lỗ chân lông, làm viêm lỗ chân lông tạo thành dịch mủ. Ngoài ra, mụn còn có thể xuất hiện do nhiều yếu tố khác như rối loạn hormone, căng thẳng, chăm sóc da không đúng cách.

Phân biệt các loại mụn: Cách nhận biết, nguyên nhân & cách điều trị

Phân biệt các loại mụn: Mụn mủ

3. Mụn bọc (Nodules)

Khái niệm

Mụn bọc là loại mụn viêm nặng, xuất hiện các cục cứng phát triển sâu dưới da. Sau đó, mụn hình thành trên bề mặt da dưới dạng nốt sưng đỏ. Những nốt sưng này thường không có nhân đầu trắng hoặc nhân đầu đen ở trong.

Mụn bọc có thể kéo dài hàng tuần, thậm chí hàng tháng, gây đau đớn, do vi khuẩn Cutibacteria Acnes (C. Acnes) bị mắc kẹt dưới da dẫn đến nhiễm trùng và viêm nhiễm.

Cách nhận biết

  • Những cục u cứng có thể sờ, cảm nhận dưới da
  • Gây đau, đặc biệt khi bạn chạm vào các nốt mụn
  • Mụn nổi lên thường có màu đỏ hoặc màu giống với màu da.

Vị trí thường xuất hiện

  • Ở nam giới, mụn thường xuất hiện trên mặt, lưng hoặc ngực
  • Ở nữ giới mụn thường phát triển ở xương hàm hoặc cằm.

Nguyên nhân

  • Căng thẳng
  • Đổ mồ hôi quá nhiều
  • Do yếu tố di truyền
  • Rối loạn nội tiết tố do nồng độ hormone androgen tăng cao khiến da tăng tiết dầu
  • Chăm sóc da không cách, dùng sản phẩm chăm sóc da chưa phù hợp,…

Mụn bọc nghiêm trọng khó điều trị, cần được bác sĩ da liễu điều trị để giảm nguy cơ sẹo vĩnh viễn. Bạn có thể đọc thêm mụn bọc ở cằm để tìm cách điều trị phù hợp, hiệu quả.

Tìm hiểu thêm: Bướu sợi tuyến

Phân biệt các loại mụn: Cách nhận biết, nguyên nhân & cách điều trị
Phân biệt các loại mụn viêm: Mụn bọc

4. Mụn nang (Cysts)

Khái niệm

Mụn nang là loại mụn viêm khiến các nốt mủ hình thành sâu dưới da gây đau đớn và dễ để lại sẹo. Mụn nang xuất hiện khi dầu và tế bào da chết làm tắc nghẽn lỗ chân lông trên da, vi khuẩn cũng xâm nhập vào lỗ chân lông, gây sưng tấy hoặc viêm nhiễm.

Phân biệt các loại mụn viêm như mụn nang và mụn bọc

  • Mụn nang: Mụn chứa đầy mủ, chất lỏng
  • Mụn bọc: Mụn đặc và cứng hơn mụn nang vì mụn bọc không chứa chất lỏng dưới da.

Cách nhận biết

  • Nổi cục đỏ dưới da
  • Đau hoặc mềm khi chạm vào
  • Mủ màu trắng hoặc vàng, chảy ra từ đầu mụn
  • Kích thước nhỏ như hạt đậu hoặc lớn như đồng xu.

Vị trí thường xuất hiện

Mụn nang có xu hướng xuất hiện ở da mặt có nhiều tuyến dầu và các vị trí khác như mông, ngực, cổ, vai, cánh tay trên.

Nguyên nhân

  • Tiền sử gia đình
  • Tuổi tác, đặc biệt thanh thiếu niên dễ bị mụn nang hơn
  • Nội tiết tố thay đổi ở độ tuổi dậy thì, mãn kinh
  • Lỗ chân lông bị tắc nghẽn do dầu thừa và tế bào da chết. Từ đó, vi khuẩn có thể xâm nhập vào lỗ chân lông trên da gây mụn.

Phân biệt các loại mụn: Cách nhận biết, nguyên nhân & cách điều trị

Phân biệt các loại mụn viêm: Mụn nang

Nhận biết các loại mụn khác

1. Mụn thịt dư

Khái niệm

Mụn thịt dư là cục u nhú trên da ở dạng lồi nhỏ, kích thước từ 1 – 2 cm, có màu da hoặc màu nâu, hơi giống mụn cóc.

Cách nhận biết

  • Nhẵn và tròn
  • Cảm giác mềm
  • Nhăn nheo và không đều
  • Màu sắc giống màu thịt hoặc đậm hơn.

Vị trí thường xuất hiện

Mụn thịt xuất hiện ở cổ, nách, quanh bẹn, dưới ngực, mí mắt hoặc dưới nếp gấp của mông.

Nguyên nhân

  • Rối loạn tuyến mồ hôi
  • Do cơ địa, nội tiết bên trong cơ thể
  • Do tăng sinh quá mức collagen khiến cấu trúc da thay đổi.

Phân biệt các loại mụn: Cách nhận biết, nguyên nhân & cách điều trị

2. Mụn cóc

Khái niệm

Mụn cóc là những khối u nhỏ lành tính do virus u nhú ở người (virus HPV) gây ra ở cả nam và nữ.

Phân biệt các loại mụn: Cách nhận biết, nguyên nhân & cách điều trị

>>>>>Xem thêm: 10 thực phẩm giàu vitamin E cần có trong mỗi bữa ăn

Nguyên nhân

Chủ yếu do virus HPV gây ra sự tăng trưởng quá mức của keratin, hình thành mụn cơm. Một số con đường lây bệnh của virus:

  • Tiếp xúc trực tiếp với da
  • Gãi hoặc cắn mụn cóc
  • Cắn móng tay khi có mụn cóc quanh móng tay
  • Dùng chung đồ dùng cá nhân với người bị mụn cóc.

Cách điều trị các loại mụn trên da mặt

Ngoài việc phân biệt các loại mụn, nhìn chung bạn cần có cách phòng ngừa và điều trị các loại mụn thường gặp để không làm tình trạng mụn nghiêm trọng hơn.

1. Duy trì lối sống lành mạnh

Nguyên nhân gây mụn chủ yếu do sự tăng sinh dầu nhờn, tế bào chết gây tắc nghẽn lỗ chân lông. Để hạn chế tình trạng tăng sinh bã nhờn, bạn cần điều hoà nội tiết tố bằng cách xây dựng chế độ sinh hoạt lành mạnh như:

  • Ngủ đủ giấc: Hạn chế thức khuya và thiếu ngủ liên tục kéo dài
  • Chế độ ăn lành mạnh: Hạn chế ăn thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ, cay nóng, nước uống có cồn, đồ ngọt, sữa bò và các chế phẩm từ sữa bò. Các thực phẩm này sẽ dễ gây kích ứng da, làm tăng tiết dầu nhờn, tắc nghẽn lỗ chân lông, hình thành mụn.
  • Uống đủ nước: Uống ít nhất 1.5-2 lít nước mỗi ngày cùng các loại rau củ, trái cây để cung cấp vitamin và khoáng chất cho cơ thể.
  • Tránh căng thẳng: Tham gia hoạt động thể thao, giữ tinh thần vui vẻ, tránh căng thẳng, áp lực để không gây bùng phát mụn.

2. Tẩy trang, làm sạch da kỹ

Nhằm hạn chế tình trạng bít tắc lỗ chân lông, cuối ngày bạn nên tẩy trang bằng nước tẩy trang và dùng sữa rửa mặt để loại bỏ bụi bẩn, bã nhờn, kem chống nắng, lớp trang điểm, giúp da sạch sâu.

  • Bạn chỉ nên làm sạch da 1-2 lần mỗi ngày vào buổi sáng và buổi tối trước khi đi ngủ.
  • Tránh rửa mặt quá nhiều làm mất cân bằng độ ẩm, da khô kích ứng và bùng phát mụn.

3. Chăm sóc da đúng cách

Cố gắng thực hiện các bước skincare cơ bản để dưỡng da mỗi ngày như sau:

  • Tẩy trang
  • Dùng sữa rửa mặt dịu nhẹ cho da
  • Thoa dưỡng ẩm phù hợp để cấp ẩm
  • Thoa kem chống nắng vào ban ngày, trước khi ra ngoài trời.

Ngoài ra, bạn có thể tẩy tế bào chết bằng các hoạt chất hoá học hoặc xông hơi 1 lần/tuần để giúp da luôn thông thoáng lỗ chân lông, làm sạch các loại mụn không viêm như mụn đầu đen, mụn đầu trắng, ngăn ngừa mụn viêm hiệu quả.

Đặc biệt, bạn không nên nặn mụn hay dùng tay chạm lên mụn và da mặt, nhằm hạn chế đưa vi khuẩn phát triển gây mụn.

4. Sử dụng sản phẩm chăm sóc da phù hợp

Đối với da mụn, bạn nên ưu tiên sử dụng các sản phẩm có chứa thành phần lành tính, các hoạt chất ngăn ngừa và điều trị mụn như benzoyl peroxide, salicylic acid; Các sản phẩm không sinh nhận mụn – có dòng chữ “oil-free”, “non-comedonegic” có  nguồn gốc rõ ràng.

Hơn nữa, dù là da mụn, bạn cũng cần cấp ẩm cho da, nên tìm các sản phẩm dưỡng ẩm cho da dầu mụn có chứa thành phần axit hyaluronic, glycerin, vitamin B3, vitamin B5 để hạn chế da tăng sinh thêm dầu, làm tăng nguy cơ gây mụn.

Nếu tìm sản phẩm để làm thông thoáng lỗ chân lông, bạn nên tìm các sản phẩm có thành phần là axit salicylic, retinol hoặc retinoid, tránh gây kích ứng cho da.

5. Sử dụng thuốc bôi điều trị

  • Axit Azelaic: Giúp tiêu diệt vi sinh vật trên da và giảm sưng tấy
  • Benzoyl peroxide: Có sẵn dưới dạng sản phẩm không kê đơn, thường ở dưới dạng gel
  • Axit salicylic: Có trong sữa rửa mặt hoặc kem dưỡng da, giúp loại bỏ lớp da trên cùng bị tổn thương
  • Retinoids: Phù hợp cho mụn đầu đen và mụn đầu trắng, ngăn ngừa sự hình thành mụn mới
  • Thuốc kháng sinh: Thuốc kháng sinh bôi tại chỗ như clindamycin và erythromycin kiểm soát vi khuẩn trên bề mặt da
  • Dapsone: Là loại gel bôi ngoài da, có đặc tính kháng khuẩn, dùng để điều trị mụn trứng cá viêm.

6. Uống thuốc của bác sĩ kê đơn

  • Thuốc kháng sinh: Tetracycline, minocycline và doxycycline giúp điều trị mụn trứng cá từ trung bình đến nặng
  • Isotretinoin: Là một retinoid đường uống, làm thu nhỏ kích thước tuyến dầu, hạn chế mụn trứng cá phát triển
  • Thuốc tránh thai: Cần có hướng dẫn của bác sĩ
  • Liệu pháp hormone: Liệu pháp hormone bao gồm estrogen và progesterone liều thấp ngăn chặn tác dụng của một số hormone gây tăng sinh tuyến dầu.

7. Các phương pháp điều trị mụn công nghệ cao

  • Laser: Tia laser tác động vào sâu dưới da, tạo quá trình chữa lành vết thương của cơ thể, tạo ra collagen mới tái tạo làn da.
  • Peel da hóa học: Sử dụng các hóa chất để loại bỏ lớp da cũ trên cùng, để lại lớp da mới mịn màng hơn và làm mờ sẹo mụn.

Lưu ý, mọi cách điều trị mụn có liên quan đến việc phải dùng thuốc phải được thực hiện dưới sự hướng dẫn của bác sĩ da liễu. Bạn không nên tự ý mua thuốc điều trị. Điều này nhằm tránh các rủi ro có thể xảy ra hoặc khiến mụn bùng phát nghiêm trọng hơn.

Hy vọng với những thông tin trên đã giúp bạn phân biệt các loại mụn, để xác định được nguyên nhân và cách điều trị phù hợp, giúp da luôn khỏe mạnh, mịn màng.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *