Nám da và tàn nhang là 2 bệnh lý da liễu phổ biến khiến cho làn da không đều màu và kém sắc. Biết cách phân biệt nám da tàn nhang sẽ giúp bạn đưa ra những lựa chọn phương pháp điều trị hiệu quả và tiết kiệm thời gian.
Bạn đang đọc: Phân biệt nám da tàn nhang: Đâu là đặc điểm nhận diện?
Hãy cùng Kenshin.vn tìm hiểu về điểm giống và khác biệt giữa nám da tàn nhang ngay trong bài viết sau nhé!
Nội Dung
Nám da và tàn nhang là gì?
Tàn nhang
Tàn nhang là 1 vùng da phẳng nhỏ, có màu nâu nhạt đến màu nâu sẫm, với các đường viền mờ xung quanh, nổi lốm đốm khiến da không đều màu. Sự xuất hiện của tàn nhang là do các tế bào hắc tố sản xuất quá mức melanin, từ đó phản ứng trực tiếp với việc tiếp xúc tia UV.
Tình trạng này xảy ra ở những người được quy định về biến thể của 1 gen cụ thể, được gọi là MC1R. Nhìn bề ngoài, những người có biến thể gen này thường có màu tóc đỏ, làn da trắng, và da dễ bị bỏng nếu bị tác động bởi yếu tố ánh nắng mặt trời. Do đó, bên cạnh vùng da mặt, tàn nhang còn được phát hiện qua nhiều khu vực khác trên cơ thể như: cổ, vai,ngực, cánh tay,..(những vùng da hay tiếp xúc với ánh nắng).
Tuy tàn nhang là một loại rối loạn sắc tố không gây ảnh hưởng đến sức khỏe người mắc phải nhưng nhiều chị em vẫn muốn loại bỏ chúng vì yếu tố thẩm mỹ để đem lại làn da đều màu hơn.
Nám da
Khác với tàn nhang, nám da là các mảng sắc tố sẫm màu có kích thước lớn hơn, tập trung ở 2 bên má, thái dương, môi trên, trán,.. Và đặc biệt tình trạng nám da bà bầu và tiền mãn kinh thường rất phổ biến do ảnh hưởng của rối loạn nội tiết tố.
Tìm hiểu thêm: Đoán giới tính thai nhi với 19 mẹo theo kinh nghiệm dân gian thú vị
Điểm giống nhau giữa nám da và tàn nhang
Tuy đây là 2 vấn đề da liễu hoàn toàn khác nhau, nhưng nám da và tàn nhang đều có những điểm chung như sau:
- Ảnh hưởng đến yếu tố thẩm mỹ
- Lây lan sang các vùng da khác nếu bạn không được chữa trị kịp thời
- Nám da tàn nhang đều khiến da nổi các đốm màu vàng, nâu, đen, xám,…
>>> Bạn có thể quan tâm: Cách trị nám tàn nhang: Làm sao để nhanh hết nám?
Nám da và tàn nhang khác nhau như thế nào?
Tuy tàn nhang nám da có hình thức tương tự nhau, nhưng vẫn có 1 số điểm khác biệt cụ thể. Hãy cùng tìm hiểu về cách nhận biết nám da và tàn nhang bằng cách đối chiếu qua các đặc điểm sau đây:
Tàn nhang | Nám da | |
Hình dáng | Là các nốt nhỏ, có kích thước từ 1-5 mm, nằm riêng lẻ hoặc liên kết thành từng mảng nhưng không đều nhau. Khi ra nắng, tàn nhang thường đậm màu hơn. | Tùy thuộc vào loại nám mà nám da có 2 hình dạng: nám đốm và nám mảng. Nám đốm có hình dạng to như đầu que diêm, thường nổi ở 2 bên gò má, trong khi đó nám mảng thường dàn trải rộng cả một vùng da. |
Nguyên nhân | Đa số nguyên nhân dẫn đến tàn nhang là do di truyền, hoặc tiếp xúc lâu ngày với ánh nắng mặt trời, sử dụng các biện pháp điều trị hormone. | Do nhiều nguyên nhân gây ra khác nhau như: rối loạn sắc tố, thay đổi nội tiết tố (do mang thai hoặc sử dụng thuốc), chế độ ăn uống hoặc ảnh hưởng từ môi trường. Sử dụng mỹ phẩm đôi khi cũng có thể gây ra nám da. |
Màu sắc | Các đốm màu nâu như nâu sẫm, đỏ hoặc màu đen, nâu nhạt. Tùy thuộc vào từng loại da sẽ có màu sắc khác nhau. | Thường có màu vàng, nâu nhạt hoặc đen |
Độ tuổi | Bất kỳ độ tuổi nào cũng có thể gặp phải, kể cả trong giai đoạn dậy thì. | Đa số xuất hiện ở phụ nữ sau 30 tuổi, đặc biệt là phụ nữ sau khi sinh hoặc trong giai đoạn tiền mãn kinh. Nám da ít khi xuất hiện trong độ tuổi dậy thì. |
Phân bố | Nằm ở lớp da nông trên da, xuất hiện trên mặt và các vị trí khác như: cổ, cánh tay, ngực,.. | Nằm sâu dưới lớp biểu bì da, thường tập trung trên mặt. |
Đối tượng | Những ai có làn da trắng, mỏng, đặc biệt là người Châu Âu thì dễ mắc phải. | Thường xuất hiện ở những người sở hữu làn da sẫm màu. |
Cách điều trị nám da tàn nhang theo ý kiến từ bác sĩ
Cho dù bạn gặp tình trạng nám da hay tàn nhang, thì luôn có 1 quy luật “bất thành văn” là bạn cần phải thường xuyên thoa kem chống nắng. Đây được xem là phương pháp hữu hiệu nhất giúp bảo vệ làn da khỏi tác động của ánh nắng mặt trời. Lưu ý luôn bôi kem chống nắng từ 20-30 phút trước khi ra khỏi nhà để ngăn ngừa làn da bị tổn hại do ánh nắng mặt trời.
Điều trị nám da
Dưới đây là một số phương pháp loại bỏ nám da mà bạn có thể tham khảo:
- Hydroquinone: Đây là phương pháp điều trị nám da đầu tiên phổ biến, có tác dụng làm đồng đều màu da. Do có tác dụng mạnh nên bạn cần có chỉ định của bác sĩ trước khi sử dụng hydroquinone điều trị nám da.
- Tretinoin và corticosteroid: Để tăng cường hiệu quả làm sáng da và đẩy lùi sắc tố melanin, bác sĩ da liễu có thể kê cho bạn đơn thuốc tretinoin hoặc fluocinolone acetonide với nồng độ là 0,01%. Đây là một dạng corticoid. Đôi khi một loại thuốc chứa cả 3 thành phần này (hydroquinone, tretinoin, fluocinolone acetonide 0.,01%) và thường được gọi là kem bộ ba dùng để trị nám.
- Các loại thuốc bôi ngoài da khác: Bác sĩ da liễu có thể kê đơn thuốc chứa axit azelaic hoặc axit kojic có khả năng làm giảm nám da.
- Liệu trình trị nám: Nếu bạn đã thử qua các loại kem bôi trị nám nhưng vẫn không hiệu quả, bác sĩ sẽ chuyển sang các liệu trình trị nám bao gồm: peel da, mài da vi điểm, điều trị nám bằng laser hoặc liệu pháp ánh sáng.
>>> Bạn có thể quan tâm: 7 mặt nạ trị nám tự nhiên an toàn tại nhà
Điều trị tàn nhang
>>>>>Xem thêm: Top 6 loại viên uống nội tiết tố nữ cải thiện sắc đẹp, sinh lý
Các đốm tàn nhang sẽ phai mờ đi khi bạn ít ra nắng và khi bạn ngày càng lớn tuổi. Tuy nhiên vẫn có những cách có thể giúp tàn nhang mau phai đi nếu bạn lo lắng về yếu tố thẩm mỹ. Các sản phẩm chứa axit glycolic và các loại axit alpha hydroxy (AHA) có công dụng giúp loại bỏ lớp ngoài của da và hạn chế sự đổi màu trên da.
Bạn cũng có thể tham khảo ý kiến bác sĩ da liễu về một số phương pháp như: peel da, điều trị tàn nhang bằng laser… Tuy nhiên các phương pháp này chỉ có thể làm mờ tàn nhang và không thể loại bỏ chúng một cách hoàn toàn.
Vì đa số các biện pháp điều trị nám da tàn nhang vẫn còn nhiều tốn kém, do đó bạn nên chủ động bảo vệ làn da tránh khỏi các tác hại từ môi trường như: khói bụi, ánh nắng mặt trời,.. để giữ cho làn da đều màu và luôn trẻ đẹp nhé!