Phân biệt nấm sợi tơ và nấm Candida

Phân biệt nấm sợi tơ và nấm Candida

Nấm sợi tơ và nấm men Candida đều là những thủ phạm gây nhiễm nấm da. Bài viết dưới đây của HelloBacsi sẽ giúp bạn phân biệt hai loại nấm này để điều trị chúng hiệu quả.

Bạn đang đọc: Phân biệt nấm sợi tơ và nấm Candida

Bất cứ ai cũng có thể bị nhiễm nấm ngoài da, nhưng những người chơi thể thao hoặc thường xuyên hoạt động thể chất và đổ nhiều mồ hôi sẽ có nguy cơ bị nhiễm cao hơn. Hai thủ phạm gây nhiễm nấm da thường gặp nhất là nấm sợi tơ Dermatophytes và nấm men Candida. Vậy sự khác nhau giữa hai loại nấm này là gì?

Cả hai loại nấm đều có nhiều điểm chung. Chúng ảnh hưởng đến những bộ phận cơ thể giống nhau và có xu hướng sinh sôi ở khu vực da ẩm ướt. Tuy nhiên, mỗi loại nấm có thể ảnh hưởng đến các bộ phận khác nhau của cơ thể. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng nhiễm nấm men gây ra bởi Candida có thể ảnh hưởng đến phần da bìu ở nam giới trong khi nấm sợi tơ lại hoàn toàn không. Sự xuất hiện của các bệnh nhiễm trùng cũng khác nhau.

Nấm sợi tơ

Nhiễm nấm sợi tơ gây ra bởi một nhóm các loại nấm gọi là dermatophytes. Những vùng thường nhiễm nấm loại này bao gồm: nấm chân, nấm bẹn, nấm thân, nấm da đầu và nấm móng tay móng chân.

Nhiễm nấm có thể dẫn đến phát ban viêm hoặc hình thành những mụn nước xếp thành dạng vòng, diễn tíến ly tâm với vùng da trung tâm tổn thương. Các mụn nước này thường lành, có màu đỏ hoặc màu da bình thường.

Nấm ở trên da đầu có thể gây rụng tóc. Nhiễm nấm có thể lây lan từ người này sang người khác qua các vật dụng có các tế bào nấm ở trên như khăn mặt hay thú cưng.

Nấm men Candida

Candida là một loại nấm men. Sự xuất hiện của chúng trên cơ thể người khá bình thường nhưng nếu chúng phát triển quá mức có thể gây ra triệu chứng nhiễm nấm.

Vùng nhiễm nấm Candida thường gặp bao gồm: âm đạo, âm hộ, bộ phận sinh dục nam, miệng, khu vực ấm và ẩm ướt, đặc biệt là vùng dưới nếp gấp da như nách, giữa các ngón chân, bẹn, mông, dưới vú và chân móng.

Nhiễm nấm âm đạo phụ nữ có thể dẫn đến mẩn đỏ, rát, sau đó gây tiết các chất dịch màu trắng đục và đặc. Nhiễm nấm miệng có thể dẫn đến những đốm trắng và dày trên lưỡi. Đối với da, nhiễm nấm tạo ra những vùng da màu đỏ hoặc vùng hồng ban phẳng với các bờ răng cưa mà đôi khi có thể bị nhầm lẫn với nấm sợi tơ.

Phương pháp điều trị

Phương pháp điều trị cho cả hai loại nấm sợi tơ và nấm Candida khá giống nhau. Người ta thường sử dụng các loại kem và dung dịch kháng nấm. Nếu bị nhiễm nấm da không biến chứng, bệnh nhân có thể sử dụng các loại thuốc không cần kê đơn trước với công dụng kháng nấm, bôi ngoài da giúp hỗ trợ điều trị nấm sợi tơ và  nấm men. Bệnh nhân có thể tham khảo một số loại kem không cần kê đơn như Clotrimazole (Lotrimin, Mycelex), Miconazole (Desenex, Micatin) và Terbinafine (Lamisil).

>>>>>Xem thêm: Khi trẻ bị cảm lạnh cần làm gì: Bật mí bí quyết để bé nhanh khỏe!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *