Rối loạn nhân cách chống xã hội (ASPD) là một dạng rối loạn nhân cách liên quan đến sự thiếu đồng cảm và có hành vi bốc đồng, thao túng. Ở từng độ tuổi, bệnh sẽ có những biểu hiện khác nhau.
Bạn đang đọc: Phân biệt rối loạn nhân cách chống xã hội ở người lớn và trẻ em
Người mắc chứng rối loạn nhân cách chống xã hội thường sẽ có những biểu hiện khá rõ ràng, nhưng bệnh lại dễ bị nhầm lẫn với tự kỷ. Do đó, các chuyên gia cho rằng việc chẩn đoán căn bệnh này khá phức tạp so với các chứng rối loạn về nhân cách khác. Bệnh còn liên quan đến các yếu tố sinh học và môi trường sống.
Thuật ngữ “chống đối xã hội” hay “phản xã hội” thường mang nghĩa tiêu cực. Đôi khi, nó liên quan đến các chuẩn mực đạo đức. Chính vì vậy, chúng ta cần tránh gán cho ai đó chứng bệnh này nếu chưa có sự xác minh của bác sĩ tâm thần.
Trong trường hợp một người thân thiết của bạn được chẩn đoán mắc bệnh, hãy cân nhắc về việc tạm rời xa họ. Điều này sẽ có thể giúp các chuyên gia trị liệu dễ dàng hơn trong việc điều trị bệnh. Thông thường, người bị rối loạn nhân cách phản xã hội sẽ không nhận ra căn bệnh của mình. Chính vì vậy, họ cũng sẽ tránh né các phương pháp điều trị.
Nội Dung
Dấu hiệu của bệnh rối loạn nhân cách chống xã hội ở người lớn
Ở người trưởng thành, bệnh sẽ có các dấu hiệu khác nhau giữa từng người. Song song đó, các triệu chứng bệnh có khả năng thay đổi theo thời gian.
Các dấu hiệu cơ bản dưới đây sẽ giúp bạn có cái nhìn rõ nét hơn về người bệnh ở tuổi trưởng thành. Tuy nhiên, người bình thường cũng thỉnh thoảng có các loại hành vi này. Điều khác biệt là những người mắc bệnh rối loạn nhân cách chống xã hội sẽ không bao giờ cảm thấy hối hận vì những gì mà họ đã nói hoặc đã làm. Ngay khi điều đó gây ra tổn hại lớn cho người khác.
Thiếu sự đồng cảm
Một trong những dấu hiệu đáng chú ý nhất của chứng rối loạn nhân cách chống đối xã hội là thiếu sự đồng cảm. Theo đó, người bệnh thường sẽ đáp lại tình cảm của người khác với thái độ lạnh lùng, xem thường hoặc thậm chí là nói những lời nặng nề.
Tuy nhiên, người bệnh lại không bao giờ nhận ra hành vi của họ sai trái như thế nào. Trong một số trường hợp, họ đơn giản chỉ không quan tâm đến hành vi của bản thân và người khác.
Xem thường các quy chuẩn (đạo đức và luật pháp)
Theo WebMD, bệnh rối loạn nhân cách chống xã hội được biểu hiện rõ rệt nhất ở người trưởng thành thông qua thái độ xem thường. Họ không chấp nhận việc phải sống và làm việc theo các quy chuẩn về đạo đức cũng như pháp luật.
Người bệnh cho rằng họ không liên quan đến các ranh giới, các quy tắc đã được ấn định trong xã hội. Đó cũng chính là nguyên nhân khiến họ thường nói dối, lừa đảo, trộm cắp và thực hiện các hành vi phạm pháp, phản đạo đức khác.
Dĩ nhiên, người bị rối loạn nhân cách chống đối xã hội không bao giờ nghĩ tới hậu quả trước mắt hoặc sau này. Với họ, xã hội đã sai khi đặt ra quá nhiều nguyên tắc trái với suy nghĩ của họ.
Tỏ ra dí dỏm và quyến rũ
Bên cạnh những hành vi và suy nghĩ tiêu cực, những bệnh nhân của hội chứng này thường cố tỏ ra lôi cuốn, quyến rũ người khác. Họ tận dụng sự hài hước, trí thông minh và thậm chí là nịnh hót nhằm trục lợi cá nhân.
Trong một số trường hợp, người bệnh có thể dùng lời nói hoặc hành động để khiến người khác tự làm hại bản thân. Điều này thật sự nguy hiểm.
Bốc đồng
Như đã nói ở trên, người bệnh có xu hướng hành động mà không xem xét hậu quả. Họ có thể thường xuyên tham gia vào các hoạt động nguy hiểm mà không cần biết đến sự an toàn của chính họ hoặc của bất kỳ ai khác có liên quan.
Sự bốc đồng và coi thường hậu quả này khiến những người mắc bệnh rối loạn nhân cách chống đối xã hội có nguy cơ cao nghiện một thứ gì đó. Chẳng hạn như đánh bạc, chất kích thích v.v…
Kiêu ngạo
Bệnh nhân thường hành động như thể họ có vị trí cao hơn những người xung quanh. Họ là những người rất tự tin vào vai trò của bản thân trong xã hội. Họ cũng tin là bản thân có quyền xem thường người khác. Bên cạnh đó, người bệnh cũng rất dễ nổi cáu nếu có ai đó không công nhận điều đó hoặc góp ý với họ.
Có các hành vi xâm phạm
Người mắc bệnh rối loạn nhân cách chống xã hội có thể cố tình gây ra những tổn thương về thể chất và tinh thần cho những người xung quanh. Các hành vi xâm phạm thường là lăng mạ, hạ thấp nhân phẩm, nói xấu, bạo lực, sỉ nhục công khai và thậm chí là cưỡng bức.
Dấu hiệu của bệnh rối loạn nhân cách chống xã hội ở trẻ em
Tìm hiểu thêm: Bé bú một bên phải làm sao? Mách bạn cách xử lý nhanh, gọn
>>>>>Xem thêm: Nhuộm tóc khi mang thai có được không? Làm sao để đảm bảo an toàn?
Chuyện gì sẽ xảy ra nếu bệnh nhân rối loạn nhân cách chống xã hội là những đứa trẻ, khi chúng vẫn đang trong quá trình tìm hiểu và thích nghi với các ranh giới trong xã hội? Trong trường hợp này, các bác sĩ thường sẽ dùng thuật ngữ “rối loạn hành vi” để nói về bệnh nhi thường xuyên có các hành vi chống đối xã hội.
Theo Học viện Tâm thần trẻ em và thiếu niên Hoa Kỳ, trẻ em khi mắc phải căn bệnh này sẽ gần như cùng lúc thực hiện các hành vi sau đây:
Vi phạm các quy tắc
Không như những bệnh nhân trưởng thành, các bệnh nhi sẽ thường tự phá vỡ các quy tắc được gia đình và nhà trường đặt ra như: bỏ học, không về nhà đúng giờ, bỏ nhà đi v.v…
Những đứa trẻ khác cũng đôi khi làm điều tương tự, nhưng chúng sẽ ngừng làm khi chúng nhận ra điều đó khiến bản thân gặp rắc rối. Trẻ mắc bệnh không như vậy, chúng không lo sợ. Thậm chí, sự cấm đoán và trách phạt của người lớn càng khiến chúng thích thú hơn trong việc phá vỡ các quy tắc. Chính vì vậy, những người trưởng thành mắc căn bệnh này khi còn nhỏ sẽ có các hành vi cực đoan hơn các bệnh nhân khác.
Phá hoại
Trẻ bị rối loạn hành vi phản xã hội thường có biểu hiện phá hoại liên tục với mức độ tăng dần, bao gồm: làm bẩn các bức tường công cộng, trộm cắp, đột nhập vào nhà người khác, thích thú với các chất gây cháy nổ… Ngay khi phải chịu hậu quả vì những hành động sai trái của mình, chúng vẫn sẽ tiếp tục thực hiện.
Xâm phạm
Cũng như người lớn, trẻ mắc chững rối loạn nhân cách chống đối xã hội thích các hoạt động bạo lực. Chúng cũng thường liên quan đến các hành vi xâm phạm người khác bằng lời nói hoặc thể chất, từ nhẹ đến nghiêm trọng. Những hành vi đó có thể bao gồm:
– Liên tục đấm đá vào người khác, kể cả người thân.
– Sử dụng vũ khí.
– Xúc phạm người khác qua lời nói và hành động.
– Tra tấn động vật.
Các hành vi này đặc biệt nguy hiểm vì có thể khiến bệnh nhi trở thành tội phạm khi chúng đến tuổi trưởng thành.
Sự gian dối
Trong khi hầu hết trẻ em vòi bằng được thứ chúng muốn, những đứa trẻ mắc chứng rối loạn hành vi chống xã hội sẽ nói dối và đánh cắp. Chúng cũng có thể giả vờ ngọt ngào hoặc quyến rũ khác thường để có được thứ chúng muốn.
Dĩ nhiên, tỏ ra dễ thương để có được thứ mình muốn không phải là một hành vi hiếm ở trẻ nhỏ. Điều khác biệt ở đây là những đứa trẻ khác sẽ nhanh chóng biết rằng việc làm của chúng làm tổn thương người khác và dẫn đến hình phạt. Chúng sẽ không làm vậy nữa.
Dấu hiệu của chứng rối loạn nhân cách chống đối xã hội ở người lớn và trẻ em khá khác biệt. Cần lưu ý là tất cả các hành vi hoàn toàn có thể xảy ra ở người bình thường. Một người chỉ được chẩn đoán bị bệnh nếu họ liên tục có tất cả các dấu hiệu trên.
Nếu bạn nghi ngờ ai đó bị rối loạn nhân cách chống xã hội, hãy cân nhắc đến việc đưa họ đến gặp bác sĩ tâm thần. Bác sĩ là người duy nhất có thể cho bạn lời khuyên trong việc tương tác an toàn với người bệnh.
Nguyễn Anh Thư / Kenshin.vn