Bong gân và sai khớp (hay trật khớp) là hai chấn thương vật lý phổ biến, thường dễ gây nhầm lẫn với nhau. Việc biết cách phân biệt triệu chứng bong gân và trật khớp sẽ giúp bạn “bắt” đúng bệnh và có giải pháp điều trị phù hợp, tránh để các biến chứng đáng tiếc xảy ra.
Bạn đang đọc: Phân biệt triệu chứng bong gân và trật khớp – Điều trị đúng cách
Nội Dung
1. Hiểu đúng về bong gân và trật khớp
Trước khi phân biệt triệu chứng bong gân và sai khớp, bạn cần hiểu đúng về hai tình trạng này. Cụ thể như sau:
- Bong gân là tình trạng tổn thương dây chằng (cấu trúc nối giữa 2 hoặc nhiều xương quanh 1 khớp) ở khớp. Dây chằng có thể căng quá mức hoặc rách, gây đau đớn, giảm hoặc mất vận động khớp. Bong gân có thể xảy ra ở nhiều vị trí như vai, bàn tay, cổ tay, mắt cá chân, đầu gối…
- Sai khớp (hay thường được gọi là trật khớp) là khái niệm dùng để chỉ các chấn thương xảy ra làm các mặt khớp ở đầu xương bị ép sai lệch khỏi vị trí bình thường. Một khớp bị sai sẽ khiến người bệnh rất đau nhức và ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt hằng ngày.
2. Phân biệt triệu chứng bong gân và sai khớp
Bong gân và trật khớp khác nhau như thế nào? Việc hiểu đúng và phân biệt triệu chứng bong gân và sai khớp sẽ giúp bạn có hướng điều trị phù hợp.
Triệu chứng giống nhau
Bong gân và sai khớp có thể biểu hiện nhiều triệu chứng khác nhau tùy vào chấn thương nặng hay nhẹ. Một số dấu hiệu chung giữa hai tình trạng này bao gồm:
- Đau.
- Sưng tấy, có thể thấy tình trạng viêm tiềm ẩn trong khớp hay ở các mô bao quanh khớp.
- Bầm tím.
- Mất vững khớp (khớp không ổn định), rõ nhất là ở các khớp chịu trọng lượng như đầu gối hay mắt cá chân.
- Mất một phần hoặc hoàn toàn chức năng khớp.
Cách phân biệt bong gân và trật khớp
Ở trường hợp bong gân, bạn sẽ bị giảm hoặc mất khả năng cử động hay sử dụng khớp trong khi với trật khớp khiến bạn không thể vận động ở khớp này, có thể kèm lỏng lẻo khớp.
Ngoài ra, người bị sai khớp có thể quan sát thấy rõ sự biến dạng ở khớp, xương lệch hẳn khỏi vị trí bình thường, có thể kèm bầm tím.
2. Khi nào cần đến gặp bác sĩ?
Dù là bị bong gân hay trật khớp, người bệnh cũng nên nhanh chóng đi khám bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Trong thời gian chờ gặp bác sĩ, hãy giữ cố định khớp, nghỉ ngơi tuyệt đối, chườm lạnh và kê cao vết thương nếu có thể.
Ban đầu, bác sĩ sẽ hỏi về tình huống khiến bạn bị chấn thương và các triệu chứng gặp phải. Đồng thời, họ cũng nhìn, nhấn để kiểm tra mức độ sưng và kiểm tra phạm vi cử động của khớp.
Trong trường hợp khó để phân biệt triệu chứng bong gân và sai khớp, bác sĩ cũng có thể chỉ định chụp X-quang. Mặc dù các kỹ thuật này không quan sát được các tổn thương do bong gân, nhưng chúng cho thấy vị trí chính xác và mức độ nghiêm trọng của sai khớp. Bước đánh giá tiếp, đôi khi cần chụp MRI, để đánh giá phạm vi, mức độ tổn thương.
3. Điều trị bong gân và sai khớp khác nhau như thế nào?
Tìm hiểu thêm: 5 cách giúp bạn xua tan chứng sợ giao tiếp xã hội
>>>>>Xem thêm: Giao tiếp với người khiếm thính: Cần kiên nhẫn và đúng cách
Mục đích của việc nhận biết phân biệt bong gân và trật khớp là để giúp bệnh nhân có thể xác định kế hoạch điều trị phù hợp với chấn thương. Bởi điều trị hai vấn đề này là khác nhau.
Đối với bong gân
Trường hợp bong gân nhẹ (chỉ giãn dây chằng), bạn có thể tự xử lý chấn thương tại nhà. Trước tiên cần hạn chế vận động vị trí dây chằng bị giãn và chườm đá để bớt sưng đau. Quấn băng cố định và nâng cao vùng bị thương sẽ giúp giảm sưng tấy. Dần dần, tình trạng giãn dây chằng sẽ cải thiện và phục hồi.
Nhưng nếu bong gân không cải thiện hay bong gân nặng (dây chằng có dấu hiệu đứt rách, chảy máu, tổn thương thần kinh, chèn ép khoang), bạn cần đến bác sĩ ngay, có thể lúc này cần phẫu thuật để chữa lành dây chằng bị tổn thương.
Bạn có thể xem thêm: Hướng dẫn sơ cứu và điều trị trật mắt cá chân tại nhà
Đối với sai khớp
Để điều trị sai khớp, bác sĩ cần đánh giá vị trí và mức độ sai lệch của khớp bị chấn thương. Vì thế, khi nghi ngờ sai khớp, bạn cần đến gặp bác sĩ ngay. Trong thời gian đó, đừng cố gắng ép khớp để đưa chúng về lại vị trí cũ mà thay vào đó, có thể chườm đá và nâng cao khớp để làm dịu cơn đau. Những phương pháp điều trị sai khớp thường bao gồm:
- Thuốc giảm đau
- Nắn khớp trở lại vị trí ban đầu
- Sau khi đưa khớp trở lại vị trí cũ, bác sĩ có thể chỉ định bạn đeo nai hay nẹp để cố định chúng
- Vật lý trị liệu phục hồi chức năng
- Phẫu thuật có thể được bác sĩ chỉ định trong các trường hợp: sai khớp không thể sửa chữa bằng nắn chỉnh; sai khớp ảnh hưởng đến mạch máu, thần kinh, làm hư xương hay làm rách cơ và dây chằng.
Như vậy, trật khớp là tình huống bắt buộc cần bác sĩ điều trị, đưa khớp về vị trí ban đầu của nó; trong khi bong gân nhẹ vẫn có thể xử trí tại nhà.
Hy vọng các thông tin trên đây có thể giúp bạn biết cách phân biệt triệu chứng bong gân và trật khớp. Từ đó, bạn sẽ có hướng xử lý và điều trị đúng cách khi bị chấn thương nhé!