Huyết khối tĩnh mạch cửa (PVT) có thể gặp trong nhiều tình trạng khác nhau, khá hiếm nhưng lại đang có xu hướng tăng lên. Nhiều trường hợp PVT cấp tính có thể đe dọa đến tính mạng. Việc tầm soát và điều trị sớm giúp bệnh nhân bảo toàn chức năng của gan và đường tiêu hóa, tránh những rủi ro trước khi ghép gan.
Bạn đang đọc: Phát hiện sớm huyết khối tĩnh mạch cửa giúp hạn chế biến chứng
Cùng tìm hiểu thông tin về huyết khối tĩnh mạch cửa và cách điều trị qua bài viết dưới đây!
Tìm hiểu chung
Huyết khối tĩnh mạch cửa là gì?
Tĩnh mạch cửa bắt đầu từ sau cổ tụy (nơi gặp nhau của tĩnh mạch mạc treo tràng trên và tĩnh mạch lách) tới gan. Nó cung cấp khoảng 75% lượng máu giàu dinh dưỡng từ đường tiêu hóa đến gan. Đặc biệt, tĩnh mạch cửa không có van như các tĩnh mạch khác.
Huyết khối tĩnh mạch cửa là tình trạng một cục máu đông (huyết khối) phát triển trong nhánh chính của tĩnh mạch cửa hoặc trong gan, đôi khi nó mở rộng tới tĩnh mạch mạc treo tràng trên hoặc tĩnh mạch lách. Nó cản trở dòng máu nuôi gan và về lâu dài sẽ ảnh hưởng xấu tới chức năng gan cũng như những bộ phận mà nó tiến triển đến.
Triệu chứng
Dấu hiệu của huyết khối tĩnh mạch cửa là gì?
Biểu hiện của PVT ở các trường hợp cấp tính và mạn tính là khác nhau.
Cấp tính
Bệnh nhân có thể bị đau bụng dữ dội hoặc từng cơn do huyết khối cản trở đột ngột dòng máu đến ruột, gây thiếu máu cục bộ tĩnh mạch ruột, tiêu chảy, chảy máu trực tràng, buồn nôn, nôn, chán ăn, sốt, nhiễm trùng máu, nhiễm toan lactic, lách to. Tuy nhiên, do sự gia tăng bù trừ của lưu lượng máu động mạch gan, chức năng gan thường vẫn được giữ nguyên. Nếu không xử lý ngay, tình trạng nặng có thể đe dọa tính mạng.
Mạn tính
Huyết khối tĩnh mạch cửa trong xơ gan là phổ biến nhất, gặp ở 10 – 15% bệnh nhân mỗi năm. Bình thường, PVT mạn tính không gây ra triệu chứng, kể cả trên siêu âm, chỉ khi mất bù mới khởi phát hoặc tiến triển nặng hơn. Dấu hiệu có thể nhận thấy là đau đại tràng không khu trú, buồn nôn, nôn, chán ăn do thiếu máu đường tiêu hóa; chảy máu tiêu hóa; giảm tiểu cầu; lách to không giải thích được; hiếm khi gặp bụng to cổ trướng.
Trong trường hợp không có xơ gan, tình trạng này đôi khi gây nhiễm trùng huyết ở rốn của trẻ sơ sinh với biểu hiện chảy máu.
Nguyên nhân
Nguyên nhân gây huyết khối tĩnh mạch cửa
PVT có thể xuất hiện tương tự như sự hình thành huyết khối ở bất kỳ mạch máu nào khác. Đó là sự kết hợp của 3 yếu tố: tổn thương nội mô, ứ máu và tăng đông máu.
- Tổn thương nội mô thường gặp ở bệnh nhân có bệnh về gan, điển hình là xơ gan, hoặc tổn thương mạch máu do phẫu thuật (cắt lách, cắt gan, TIPS…)
- Ứ máu có thể là hậu quả của khối u chèn ép tĩnh mạch cửa và một vài nguyên nhân khác khiến cho dòng máu chảy chậm lại (nhiễm trùng ổ bụng như viêm tụy, viêm túi mật, viêm ruột thừa…)
- Tăng đông máu xảy ra do một số tình trạng huyết học, gồm có tiểu huyết sắc tố kịch phát về đêm; các rối loạn di truyền như đột biến yếu tố đông máu V, đột biến gen prothrombin, tăng yếu tố đông máu VIII và giảm lượng yếu tố chống đông máu tự nhiên như protein C, protein S hoặc antithrombin III.
Ở trẻ em, 3 yếu tố tăng đáng kể nguy cơ PVT là viêm túi tinh, nhiễm trùng huyết ở rốn và viêm tĩnh mạch rốn.
Biến chứng
PVT có nguy hiểm không?
Việc huyết khối xuất hiện sẽ làm tăng áp lực tĩnh mạch cửa gan. Hậu quả cuối cùng là làm giãn vỡ tĩnh mạch, gây xuất huyết. Vì vậy, bắt buộc phải kiểm tra huyết khối tĩnh mạch cửa nếu có dấu hiệu tăng áp lực tĩnh mạch cửa, đặc biệt ở bệnh nhân xơ gan. Chẩn đoán và xử lý phù hợp có thể cứu sống bệnh nhân trong nhiều trường hợp.
Chẩn đoán và điều trị
Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.
Chẩn đoán huyết khối tĩnh mạch cửa bằng cách nào?
Xét nghiệm đầu tay là siêu âm Doppler ổ bụng cho thấy hình ảnh của huyết khối, tuy nhiên hình ảnh có thể bị hạn chế ở bệnh nhân béo phì hoặc có nhiều khí trong đường ruột.
Các kỹ thuật hiện đại hơn như CT cản quang nhiều pha, chụp MRI đường mật có thể xác định được mức độ huyết khối, tìm kiếm dấu hiệu thiếu máu cục bộ hoặc nhồi máu ruột, tìm nguyên nhân. MRI rất hữu ích đối với bệnh nhân suy nhược nặng, bệnh nhân suy thận và những người khó tiếp cận tĩnh mạch cửa.
Sau khi đã chẩn đoán PVT, bệnh nhân cũng được nội soi đường ruột tìm huyết khối ở thực quản hoặc niêm mạc dạ dày, xét nghiệm máu đánh giá biến chứng của huyết khối đối với chức năng gan hay tìm yếu tố di truyền trong bệnh.
Tìm hiểu thêm: Hiểu về huyết khối xoang tĩnh mạch màng cứng và đột quỵ
>>>>>Xem thêm: Sau sinh mổ có được ăn thịt gà? Sau sinh mổ bao lâu thì ăn được thịt gà?
Điều trị như thế nào?
Cách điều trị dựa trên nguyên tắc chống đông máu, quản lý các yếu tố nguy cơ và kiểm soát biến chứng.
Thuốc chống đông máu
Thuốc chống đông máu thường dùng là heparin, kháng vitamin K.. Mặc dù có nguy cơ gây giãn vỡ tĩnh mạch, dẫn tới xuất huyết nhưng không thể phủ nhận vai trò ngăn ngừa huyết khối tiến triển, giảm biến chứng của chúng.
Đây là điều trị bắt buộc ở bệnh nhân đã được chẩn đoán huyết khối tĩnh mạch cửa hoặc có yếu tố nguy cơ tăng đông máu. Thời gian dùng thuốc thường là 6 tháng nếu xác định được nguyên nhân tại chỗ thoáng qua; nhưng phải cần kéo dài hơn nếu không tìm thấy nguyên nhân tại chỗ, và/hoặc có nguyên nhân toàn thân dai dẳng.
Riêng với bệnh nhân xơ gan, thuốc chống đông máu được cân nhắc dùng cho bệnh nhân có dấu hiệu cục máu đông tiến triển đến tĩnh mạch mạc treo tràng trên hoặc có tìm thấy yếu tố nguy cơ gây đông máu. Một số chuyên gia châu Âu còn sử dụng hỗ trợ bệnh nhân xơ gan có huyết khối tĩnh mạch cửa trong thời gian chờ ghép tạng.
Bên cạnh đó, bệnh nhân PVT mạn tính đều được khuyến cáo nên đánh giá và điều trị dự phòng giãn tĩnh mạch dạ dày thực quản trước khi sử dụng thuốc kháng đông máu.
Tan huyết khối
Phương pháp này được xem xét ở bệnh nhân cấp tính; người đã sử dụng thuốc chống đông nhưng tình trạng vẫn xấu đi, đặc biệt khi huyết khối tiến triển vào tĩnh mạch mạc treo hay có biểu hiện thiếu máu cục bộ. Thuốc làm tan huyết khối được truyền vào trong động mạch mạc treo tràng trên hoặc tĩnh mạch cửa bằng một ống nội soi xuyên thấu.
Trường hợp bệnh nhân đã hoại tử ruột cần phải phẫu thuật thăm dò trước khi bơm thuốc.
Tạo đường thông cửa chủ trong gan qua tĩnh mạch cảnh trong (TIPS)
Là kỹ thuật tái tạo lại tĩnh mạch cửa và ngăn ngừa sự phát triển của huyết khối. Tuy nhiên, phương pháp này rất khó, đòi hỏi cơ sở y tế có kinh nghiệm. Một số biến chứng phải kể đến của TIPS như bệnh não gan, rối loạn chức năng hay thất lạc ống nối. Do đó, phẫu thuật chỉ được xem xét khi bệnh nhân không thể sử dụng thuốc chống đông hoặc đã dùng nhưng bệnh ngày càng trầm trọng.
Nhìn chung rất khó để bệnh nhân tự phát hiện huyết khối tĩnh mạch cửa. Điều duy nhất có thể làm là đi khám nếu thấy bất kỳ dấu hiệu cảnh báo nào được đề cập ở trên, tuân thủ điều trị để giảm rủi ro biến chứng do tăng áp lực tĩnh mạch cửa kéo dài, bảo toàn chức năng gan.