Phẫu thuật cắt bàng quang là một phương pháp thường dùng trong điều trị ung thư bàng quang hoặc các khối u vùng chậu khác. Vậy phẫu thuật cắt bỏ bàng quang có nguy hiểm không? Tất cả sẽ được giải đáp qua bài viết sau.
Bạn đang đọc: Phẫu thuật cắt bàng quang
Tìm hiểu chung
Phẫu thuật cắt bàng quang là gì?
Cắt bàng quang (Cystectomy) là một phẫu thuật để loại bỏ bàng quang tiết niệu.
Ở nam giới, việc cắt bàng quang toàn bộ (cắt bàng quang triệt để) thường bao gồm cắt bỏ tuyến tiền liệt và túi tinh. Ở phụ nữ, cắt bàng quang toàn bộ gồm cắt bỏ tử cung, buồng trứng và một phần của âm đạo. Sau khi cắt bỏ bàng quang, bác sĩ phẫu thuật cũng cần tạo ra một kênh dẫn mới để lưu trữ và thải nước tiểu khỏi cơ thể.
Thông thường, cắt bàng quang được thực hiện để điều trị ung thư bàng quang không xâm lấn hoặc tái phát. Ngoài ra còn nhằm điều trị các khối u vùng chậu khác như ung thư đại tràng tiến triển, tuyến tiền liệt hoặc lạc nội mạc tử cung. Một số tình trạng không ung thư (lành tính) – như viêm bàng quang kẽ hoặc bất thường bẩm sinh.
Khi nào bạn nên mổ bàng quang?
Bác sĩ có thể đề nghị cắt bàng quang toàn bộ để điều trị:
- Ung thư bắt đầu ở bàng quang hoặc bắt đầu ở gần và phát triển di căn từ bàng quang
- Dị tật bẩm sinh ảnh hưởng đến hệ thống tiết niệu
- Rối loạn thần kinh hoặc viêm ảnh hưởng đến hệ thống tiết niệu
Loại phẫu thuật cắt bỏ và tái cấu trúc phụ thuộc vào một số yếu tố như lý do phẫu thuật, sức khỏe tổng thể và lựa chọn của người bệnh. Hãy lưu ý thảo luận những thông tin này cùng bác sĩ.
Quy trình thực hiện
Trước khi phẫu thuật
Trước khi cắt bàng quang, bạn hãy thông báo cho bác sĩ về các loại thuốc đang dùng cũng như thói quen sử dụng caffeine hay rượu. Người bệnh có thể cần phải thay đổi thuốc uống hoặc tránh một số chất nhất định để hỗ trợ thời gian phục hồi sau phẫu thuật.
Nếu hút thuốc, hãy bỏ hút trước khi quyết định phẫu thuật. Hút thuốc không chỉ là một yếu tố nguy cơ gây tiến triển ung thư bàng quang, mà còn làm tăng khả năng biến chứng sau phẫu thuật.
Trong khi phẫu thuật
Có hai lựa chọn phẫu thuật cắt bàng quang khác nhau, đó là:
- Phẫu thuật cắt bàng quang một phần, được thực hiện khi ung thư chỉ nằm ở một vị trí trên thành bàng quang và nó không lan đến lỗ tiểu.
- Phẫu thuật cắt bàng quang triệt để, bao gồm việc loại bỏ toàn bộ bàng quang, các hạch bạch huyết xung quanh và có thể có các cơ quan khác. Ở nam giới là niệu đạo, tuyến tiền liệt và túi tinh. Ở nữ giới là niệu đạo, tử cung, buồng trứng và một phần của âm đạo.
Người bệnh sẽ được gây mê toàn thân. Bác sĩ phẫu thuật có thể đề nghị một trong những phương pháp phẫu thuật sau đây:
- Phẫu thuật mở ổ bụng. Cách tiếp cận này đòi hỏi một vết mổ duy nhất trên bụng của người bệnh để tiếp cận khung chậu và bàng quang.
- Phẫu thuật xâm lấn tối thiểu. Bác sĩ phẫu thuật thực hiện một số vết mổ nhỏ trên bụng của người bệnh, nơi các dụng cụ phẫu thuật đặc biệt được đưa vào để tiếp cận khoang bụng.
- Phẫu thuật robot. Trong loại phẫu thuật xâm lấn tối thiểu này, bác sĩ phẫu thuật ngồi tại bàn điều khiển và điều khiển các công cụ phẫu thuật từ xa.
Sau khi bàng quang được loại bỏ, bác sĩ phẫu thuật sẽ tái cấu trúc đường tiết niệu để nước tiểu có lối thải khỏi cơ thể. Sau đây là một số phương pháp:
- Dùng ống hồi tràng. Trong thủ thuật này, bác sĩ phẫu thuật sử dụng một đoạn ruột non của người bệnh để tạo một ống gắn vào niệu quản. Ống này kết nối với một lỗ tiểu nhân tạo (stoma) ở bên ngoài cơ thể. Người bệnh đeo một chiếc túi dính vào da trên bụng và trữ nước tiểu tại đây đến khi cần thải đi.
- Bàng quang nhân tạo. Bác sĩ sử dụng một đoạn ruột nhỏ hơn một chút so với trong thủ thuật tạo ống hồi tràng để tạo hình bàng quang. Người bệnh có thể phải cấy 1 ống thông mỏng nếu nước tiểu không chảy qua bàng quang nhân tạo này. Với bàng quang mới, nhu cầu đi tiểu sẽ không còn nên người bệnh phải có giờ đi tiểu cố định.
- Bể chứa nước tiểu. Trong thủ thuật này, bác sĩ sử dụng một đoạn ruột của người bệnh để tạo ra một bể chứa nhỏ bên trong thành bụng. Khi bể chứa đầy, người bệnh cần sử dụng ống thông để thoát nước tiểu nhiều lần trong ngày. Với phương pháp này, người bệnh không phải đeo túi đựng nước tiểu ở bên ngoài cơ thể. Tuy nhiên, người bệnh cần sử dụng một ống thông dài và mỏng để thoát nước bên trong bể chứa. Rò rỉ nước tiểu từ vị trí ống thông có thể gây ra một số vấn đề sức khỏe, cần phải quay lại phòng phẫu thuật để chỉnh sửa.
Mục tiêu của phẫu thuật chuyển hướng dòng tiểu là để tạo điều kiện cho việc lưu trữ an toàn và loại bỏ nước tiểu kịp thời sau khi cắt bàng quang. Từ đó vẫn đảm bảo chất lượng cuộc sống cho người bệnh.
Sau khi phẫu thuật
Sau khi trải qua phẫu thuật cần gây mê toàn thân, người bệnh có thể gặp các tác dụng phụ như đau họng, run rẩy, buồn ngủ, khô miệng, buồn nôn và nôn. Các triệu chứng này có thể kéo dài trong một vài ngày sau đó có cải thiện. Người bệnh có thể có cảm giác đau hoặc khó chịu xung quanh hoặc bên trong vết mổ. Khi hồi phục dần thì hiện tượng này cũng sẽ hết.
Buổi sáng sau khi phẫu thuật, người bệnh nên đi bộ nhẹ nhàng. Đi bộ thúc đẩy phục hồi chức năng ruột, cải thiện lưu thông, giúp ngăn ngừa cứng khớp và đông máu. Người bệnh có thể cần phải ở lại bệnh viện tối đa 5 hoặc 6 ngày sau khi phẫu thuật. Thời gian này giúp ruột phục hồi để hấp thụ chất lỏng và chất dinh dưỡng.
Tìm hiểu thêm: 9 dấu hiệu chuyển dạ con so mà mẹ bầu cần biết để sinh con khỏe mạnh, an toàn
>>>>>Xem thêm: Cách phòng tránh hiện tượng chảy máu mũi có cục máu đông
Nguy hiểm và biến chứng
Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.
Phẫu thuật cắt bàng quang có nguy hiểm không?
Cắt bàng quang là một phẫu thuật phức tạp, liên quan đến hoạt động vận hành của nhiều cơ quan nội tạng khác trong ổ bụng. Chính vì điều này, mổ bàng quang cũng mang một số rủi ro nhất định, bao gồm:
- Chảy nhiều máu
- Hình thành cục máu đông (huyết khối)
- Nhiễm trùng
- Tổn thương các cơ quan hoặc mô khác
- Phản ứng với thuốc gây mê
Vì cắt bàng quang là một phẫu thuật không chỉ để loại bỏ bàng quang mà còn để tạo ra một đường tiết niệu khác nên sẽ kéo theo những rủi ro bổ sung như:
- Mất nước
- Bất thường điện giải
- Nhiễm trùng đường tiết niệu
- Tắc ruột
- Tắc niệu quản
Nếu phẫu thuật tạo ống hồi tràng, người bệnh có thể bị chảy dịch từ niệu đạo trong sáu đến tám tuần sau phẫu thuật. Thông thường, nước tiểu thải sẽ từ từ thay đổi màu sắc từ đỏ tươi sang hồng, nâu và vàng. Nếu tạo bàng quang nhân tạo, người bệnh có thể có nước tiểu có máu sau phẫu thuật. Trong một vài tuần, nước tiểu sẽ trở lại màu sắc bình thường.
Ngoài ra, người bệnh có thể thấy chất nhầy trong nước tiểu của mình. Vì phần ruột được sử dụng trong thủ thuật vẫn sẽ tạo ra chất nhầy như ruột thường làm. Theo thời gian, chất nhầy trong nước tiểu sẽ ít đi, nhưng không bao giờ hết hoàn toàn. Nếu có bàng quang nhân tạo, người bệnh cần phải rửa ống thông để ngăn tình trạng tắc nghẽn.
Một số biến chứng có thể đe dọa tính mạng. Hãy tham khảo thêm thông tin từ bác sĩ và theo dõi tình trạng sức khỏe để kịp thời ngăn chặn những rủi ro này.
Một số lưu ý hậu phẫu
Người bệnh cần tái khám đúng hẹn để đảm bảo đường tiết niệu thoát nước đầy đủ và không gặp phải tình trạng mất cân bằng điện giải. Nếu phẫu thuật cắt bàng quang được thực hiện để điều trị ung thư bàng quang, bác sĩ sẽ đề nghị tái khám thường xuyên để kiểm tra tái phát ung thư.
Trong sáu đến tám tuần đầu tiên sau phẫu thuật, người bệnh có thể cần hạn chế các hoạt động như nâng, lái xe, tắm rửa và quay trở lại làm việc hoặc đi học. Hỏi ý kiến bác sĩ về vấn đề hoạt động tình dục. Thông thường, người bệnh nên đợi khoảng sáu tuần sau phẫu thuật.
Kết quả của phẫu thuật
Thay đổi đường tiểu
Với người bệnh được tạo lỗ tiểu nhân tạo stoma, hãy trao đổi với các chuyên viên y tế cách thức chăm sóc cơ thể. Theo thời gian, người bệnh có thể cảm thấy thoải mái, tự tin hơn để tận hưởng cuộc sống.
Với người bệnh được tạo bàng quang nhân tạo, mới đầu bàng quang sẽ có kích thước nhỏ và dần dần lớn hơn trong vài tháng. Thời gian đầu, người bệnh cần đi tiểu mỗi vài giờ trong ngày hoặc theo như bác sĩ khuyến cáo. Sau đó, người bệnh có thể đi tiểu mỗi bốn giờ. Điều quan trọng là phải tuân theo thời gian mà bác sĩ khuyến nghị để bàng quang mới không căng ra và trở nên quá to, vì điều này có thể gây khó khăn cho việc làm trống bàng quang hoàn toàn.
Thay đổi về tình dục
Sau khi cắt bàng quang, người bệnh có thể trải qua những thay đổi tình dục.
Đối với nam giới, tổn thương thần kinh trong quá trình phẫu thuật có thể ảnh hưởng đến khả năng cương cứng. Đối với phụ nữ, thay đổi một phần âm đạo có thể làm cho tình dục không thoải mái. Tổn thương thần kinh cũng có thể tác động đến cảm giác kích thích và khả năng đạt cực khoái.
Trong các trường hợp này, hãy thảo luận với bác sĩ về kỹ thuật bảo tồn bó mạch thần kinh. Nếu người bệnh gặp khó khăn về tình dục sau phẫu thuật, đừng nản lòng. Hãy dành thời gian, kiên nhẫn và thảo luận với bác sĩ nếu đây là một phần quan trọng trong quá trình phục hồi của người bệnh.
Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.
Kenshin.vn không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.