Phẫu thuật tạo hình bàng quang

Phẫu thuật tạo hình bàng quang

Phẫu thuật tạo hình bàng quang

Tìm hiểu chung

Phẫu thuật tạo hình bàng quang là gì?

Phẫu thuật tạo hình bàng quang là một thủ thuật dùng để tái tạo cấu trúc bàng quang cho người đã trải qua phẫu thuật cắt bàng quang, thường là vì lý do ung thư bàng quang. Tạo hình bàng quang là lựa chọn để tái thiết lập niệu đạo, đem lại cân bằng cho cuộc sống của người bệnh. Trong thủ thuật này, bác sĩ phẫu thuật sẽ sử dụng một đoạn ruột để tạo hình bàng quang mới cho phép người bệnh đi tiểu tự chủ và giữ được khả năng nhịn tiểu.

Bạn đang đọc: Phẫu thuật tạo hình bàng quang

Khi nào bạn cần thực hiện phẫu thuật tạo hình bàng quang?

Phẫu thuật tạo hình bàng quang có thể được chỉ định cho những trường hợp đã cắt bỏ bàng quang hoặc bàng quang không còn hoạt động bình thường, chẳng hạn như:

  • Ung thư bàng quang

  • Bàng quang thần kinh

  • Bàng quang mất chức năng do xạ trị hoặc bệnh viêm mạn tính

  • Tiểu không tự chủ và không đáp ứng với các phương pháp điều trị không xâm lấn

  • Dị tật bẩm sinh

  • Chấn thương bàng quang

Điều cần thận trọng

Phẫu thuật tạo hình bàng quang có nguy hiểm không?

Một số biến chứng mà người bệnh có thể gặp phải khi thực hiện phẫu thuật tạo hình bàng quang là:

  • Xuất huyết

  • Hình thành cục máu đông

  • Nhiễm trùng
  • Rò rỉ nước tiểu
  • Bí tiểu
  • Mất cân bằng điện giải
  • Thiếu vitamin B12
  • Tiểu không tự chủ
  • Ung thư ruột
Phẫu thuật tạo hình bàng quang

Quy trình thực hiện

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.

Trước khi thực hiện

Bác sĩ có thể yêu cầu người bệnh lựa chọn thức ăn lỏng từ 1-2 ngày trước khi tiến hành phẫu thuật. Thông thường, người bệnh sẽ cần ngừng ăn uống sau nửa đêm vào đêm trước, tức cần giữ dạ dày rỗng trong ít nhất 6 giờ. Người bệnh cần liệt kê cho bác sĩ về các loại thuốc, vitamin và chất bổ sung mà mình đang sử dụng. Trong một số trường hợp, người bệnh có thể cần phải dừng uống các loại thuốc này trước khi phẫu thuật.

Người bệnh sẽ được thực hiện các xét nghiệm để kiểm tra chức năng thận và các dấu hiệu của nhiễm trùng đường tiết niệu. Ngoài ra, một số xét nghiệm hình ảnh cũng có thể được tiến hành, chẳng hạn như chụp CT đường tiết niệu để kiểm tra niệu quản (ống dẫn nước tiểu từ thận đến bàng quang) để đảm bảo bộ phận này đang ở trong tình trạng tốt.

Trong khi thực hiện

Để thực hiện, trước tiên bác sĩ phẫu thuật sẽ loại bỏ bàng quang thật (bàng quang có khối u ung thư hay mất chức năng). Sau đó, bác sĩ tiến hành định hình lại một phần của ruột non, ruột già hoặc kết hợp cả hai để tạo thành bàng quang mới, cắm lại 2 niệu quản rồi nối trực tiếp bàng quang này với niệu đạo. Bàng quang mới sẽ được đặt cùng vị trí với bàng quang thật ban đầu, cho phép người bệnh duy trì khả năng kiểm soát, trữ nước tiểu mà không cần túi hoặc dụng cụ bên ngoài.

Sau khi thực hiện

Thời gian nằm viện sau khi tái tạo lại bàng quang mới thường là khoảng 3-5 ngày. Ngay sau khi phẫu thuật, nhiều người bệnh vẫn có thể gặp khó khăn khi đi tiểu. Người bệnh có thể gặp biến chứng bí tiểu nên cần nắm được cách tự thông tiểu để thoát nước tiểu và giảm áp lực lên bàng quang nếu cần. Người bệnh sẽ được hướng dẫn kỹ thuật này bởi các nhân viên y tế hoặc y tá.

Kết quả của phẫu

Kết quả của phẫu thuật tạo hình bàng quang là gì?

Có thể phải mất một khoảng thời gian để bàng quang mới thực hiện đầy đủ chức năng và hoạt động tốt nhất. Việc chủ động nhịn tiểu (ban ngày) với bàng quang mới thường cải thiện trong vòng 3-6 tháng đầu sau phẫu thuật, đôi khi kéo dài trong 12 tháng. Khả năng nhịn tiểu ban đêm có thể cần thời gian lâu hơn một chút để cải thiện, có trường hợp mất hơn 1 năm.

Tạo hình bàng quang toàn bộ là một loại phẫu thuật lớn, khó, đòi hỏi kỹ thuật cao. Bàng quang sau khi được tạo mới giúp đảm bảo tốt chức năng của bàng quang trong suốt quá trình sống của người bệnh. Tuy nhiên, người làm phẫu thuật tạo hình bàng quang cần theo dõi suốt đời, tức là phải tái khám định kỳ để kiểm soát chức năng bàng quang mới.

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.

Kenshin.vn không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *