Bạn đang đọc: Phòng ngừa ngộ độc thức ăn ở trẻ nhỏ
Ngộ độc thức ăn xảy ra khi bạn ăn hay uống phải thực phẩm hay nước bị nhiễm các vi khuẩn gây hại (mầm bệnh), độc tố hay hoá chất. Khi nhắc đến ngộ độc thức ăn, chúng ta thường nghĩ đến viêm dạ dày hay ruột thông thường: căn bệnh viêm nhiễm ở ruột thường gây ra tiêu chảy hoặc nôn mửa. Tuy nhiên, đôi khi các triệu chứng hay các bệnh khác như buồn nôn và chuột rút vùng bụng cũng có thể xuất hiện khi bạn ăn phải các thức ăn bị nhiễm độc.
Nội Dung
Dấu hiệu và triệu chứng của ngộ độc thức ăn ở trẻ là gì?
Nếu ăn phải thức ăn nhiễm độc, bé có thể bị các triệu chứng sau:
Làm thế nào để điều trị ngộ độc thức ăn ở trẻ?
Bác sĩ sẽ hỏi bạn là bé đã ăn gì gần đây khi các triệu chứng bắt đầu xuất hiện. Bác sĩ sẽ làm xét nghiệm và có thể lấy mẫu máu, phân, nước tiểu và gửi đến phòng phân tích để tìm ra các vi sinh vật gây bệnh.
Thông thường, thức ăn có độc sẽ được đào thải ra và bé sẽ cảm thấy khoẻ hơn. Bác sĩ có thể kê thuốc kháng sinh để chữa trị các dạng ngộ độc thức ăn nghiêm trọng do vi khuẩn. Bé có thể cần ở lại bệnh viện để truyền dịch nếu bị mất nước trầm trọng.
Bạn cần làm gì khi chăm sóc trẻ bị ngộ độc thức ăn ở nhà?
Ngộ độc thức ăn thường tự khỏi trong vài ngày. Để giúp trẻ cảm thấy khoẻ hơn trong thời gian điều trị, hãy bảo đảm rằng:
- Bé được nghỉ ngơi nhiều;
- Bé được uống nhiều nước để đề phòng mất nước. Phương pháp cho bé uống nước phân giải cũng có hiệu quả. Bạn cần tránh cho bé uống sữa hay các loại đồ uống có caffeine;
- Cho bé nhấp ngụm nhỏ để nước xuống dễ dàng hơn;
- Tránh cho bé ăn thức ăn rắn và các sản phẩm làm từ bơ sữa cho đến khi tiêu chảy chấm dứt.
Bạn không nên tự ý cho bé uống thuốc điều trị tiêu chảy. Khi tiêu chảy và nôn mửa chấm dứt, bạn cần cho trẻ ăn các bữa ăn nhỏ, nhẹ và ít chất béo trong vài ngày để ngăn chặn chứng rối loạn dạ dày.
Nếu các triệu chứng trở nên nghiêm trọng hay bạn thấy bé có dấu hiệu mất nước, hãy gọi ngay cho bác sĩ.
Bạn nên phòng ngừa ngộ độc thức ăn cho gia đình như thế nào?
Các bí quyết sau đây sẽ giúp làm giảm các rủi ro liên quan đến ngộ độc thức ăn:
- Hướng dẫn các thành viên trong gia đình rửa tay sạch sẽ và thường xuyên, đặc biệt là sau khi sử dụng nhà vệ sinh, trước khi ăn và sau khi chạm tay vào đồ ăn sống. Dùng xà phòng và nước ấm rửa tay trong ít nhất 15 giây;
- Rửa sạch tất cả các đồ dùng nấu ăn, thớt và các bề mặt mà bạn dùng để chế biến thức ăn bằng nước xà phòng;
- Không uống sữa hay ăn thức ăn chưa tiệt trùng;
- Rửa sạch rau và trái cây sống nếu không thể bóc vỏ khi ăn;
- Để thức ăn sống (đặc biệt là thịt, gia cầm và đồ biển) tránh xa các thức ăn khác cho đến khi chúng được nấu chín;
- Không dùng thực phẩm đã hết hạn;
- Nấu chín tất cả loại thức ăn có nguồn gốc động vật trong nhiệt độ an toàn. Đối với thịt bò và thịt heo nghiền, nhiệt độ ít nhất là 71 độ C. Đối với thịt đã cắt, nhiệt độ an toàn khi nấu là 63 độ C. Đối với thịt gà và gà tây nghiền hay để nguyên con thì nhiệt độ ít nhất phải là 74 độ C. Hãy nấu trứng gà cho đến khi chín luôn lòng đỏ. Các loại cá sẽ an toàn khi chúng được nấu chín ở nhiệt độ ít nhất là 63 độ C;
- Hãy trữ các thức ăn thừa vào các hộp đậy nắp kĩ và cất vào tủ lạnh;
- Hâm lại các thức ăn trong tủ lạnh, lò vi sóng, không bao giờ rã đông chúng trong nhiệt độ phòng;
- Nếu thức ăn có vị hay mùi lạ thì nên bỏ ngay;
- Nếu bạn đang mang thai, hãy tránh ăn các món thịt hay đồ hải sản sống hay chưa chế biến, đồ biển xông khói, trứng sống và các sản phẩm có thể bao gồm phô mai mềm, sữa và nước trái cây chưa tiệt trùng, patê, xà lách, thịt tái và bánh kẹp xúc xích;
- Không uống nước từ suối hay nguồn nước chưa được tiệt trùng.
Nếu có ai đó trong gia đình bạn bị ngộ độc thức ăn, hãy đưa nạn nhân tới trung tâm y tế ngay lập tức. Các nhân viên ở đây có thể xác định nguyên nhân gây bệnh và ngăn chăn những cơn bộc phát tiềm tàng có thể ảnh hưởng đến người khác.
>>>>>Xem thêm: Lỡ quan hệ ngày rụng trứng có mang thai không?