Nấm da ở trẻ nhỏ tương tự người lớn do nhiều chủng nấm khác nhau gây nên, làm tổn thương da, tóc và móng. Điều trị sớm bệnh để không gây khó chịu cho trẻ.
Bạn đang đọc: Phòng và điều trị nấm da ở trẻ nhỏ hiệu quả
Nấm da là do một loại nấm ngoài da, thường gây ngứa, khó chịu nhưng không gây đau đớn. Các chứng bệnh nhiễm nấm này thường được đặt tên theo các bộ phận mà bệnh nấm xuất hiện như nấm da toàn thân hoặc nấm da đầu. Nấm da thường gặp ở trẻ hơn 2 tuổi, nhưng đôi lúc trẻ sơ sinh và người lớn cũng có thể bị.
Nội Dung
Các triệu chứng của nấm da
Nếu bị nấm da, bé sẽ xuất hiện một hoặc nhiều vòng màu đỏ rực. Những vòng tròn có đường kính khoảng 6mm. Vòng trung tâm thường có màu hồng, hồng nhạt hoặc đỏ, trong khi vòng ngoài nổi lên trên và có màu sắc nét. Khi nấm phát triển, các vòng tròn này trở nên lớn hơn nhưng tới khoảng 2,5cm, chúng ngừng phát triển. Vùng da này có thể xuất hiện thành từng mảng, bề mặt còn có các vảy có cạnh sắc cứng hoặc mụn nước nhỏ phồng rộp.
Nấm da cũng có thể xuất hiện trên da đầu. Tuy nhiên, lúc này chúng sẽ không có dạng hình tròn. Thay vào đó, bạn sẽ thấy các triệu chứng như nổi mẩn đỏ và sưng tấy ở da đầu. Có thể xuất hiện các mụn mủ kết thành dạng tổ ong hoặc các vùng da phồng rộp, có chứa mủ, kích thước nhỏ. Rất dễ nhầm lẫn giữa nấm da với gàu hay cứt trâu. Do vậy, nếu bạn không chắc, hãy đưa trẻ đến gặp bác sĩ nhé.
Nguyên nhân gây nấm da
Có rất nhiều nguyên nhân gây nấm da, có thể do bé tiếp xúc với người bị bệnh hoặc vật nuôi. Nấm cũng có trong khăn, bàn chải đánh răng, lược, mũ và quần áo. Nếu đi chân đất, bé cũng có thể bị nấm da.
Ngoài ra, nấm da cũng là có thể là do lây truyền. Bên cạnh đó, việc đổ mồ hôi quá nhiều cũng là một trong những nguyên nhân gây ra căn bệnh này bởi ẩm ướt là điều kiện thích hợp nhất để nấm sinh sôi.
Điều trị nấm da
Bác sĩ sẽ chẩn đoán bệnh nấm da bằng cách nhìn vào da của trẻ. Ngoài ra, bác sĩ cũng có thể lấy một số da để làm xét nghiệm dưới kính hiển vi. Nếu trên cơ thể trẻ xuất hiện những mảng đỏ, bạn hãy đưa bé đến gặp bác sĩ. Nếu bé bị nấm da toàn thân, bác sĩ sẽ cho bé dùng thuốc bôi chống nấm. Bạn phải bôi cho trẻ hai lần một ngày xung quanh khu vực bị nấm.
Phải mất từ 3 – 4 tuần, nấm da mới biến mất. Tuy nhiên, sau khi nấm biến mất, bạn vẫn tiếp tục bôi cho bé theo chỉ định của bác sĩ. Có một số bé rất nhạy cảm với thuốc này. Do đó, lúc đầu, bạn chỉ nên bôi một ít để xem da bé phản ứng thế nào. Nếu bé có những triệu chứng không bình thường sau khi bôi, hãy báo với bác sĩ để được tư vấn hoặc đổi thuốc. Trước khi bôi kem cho bé, bạn nhớ rửa tay cẩn thận nhé.
Nếu bé bị nặng, bác sĩ sẽ kê những loại thuốc mạnh hơn. Đôi lúc, bác sĩ cũng có thể cho bé uống thuốc.
Việc điều trị nấm da đầu thường khó khăn hơn. Bác sĩ sẽ kê toa thuốc bôi chống nấm và dầu gội có chứa thuốc. Phải mất ít nhất là 6 – 8 tuần, nấm da mới biến mất.
Hãy giặt chăn, drap giường và quần áo bé một cách kỹ lưỡng khi điều trị nấm da.
Nấm da có biến chứng không?
Bé có thể bị nhiễm trùng nếu gãi đến mức chảy máu ở khu vực bị ngứa. Vì vậy, bạn hãy cắt móng tay cho bé và quan sát bé cẩn thận. Nếu bé hay gãi, bạn hãy mang bao tay cho bé khi ngủ. Nếu sau một tuần điều trị, tình trạng nấm da của bé không cải thiện, hãy đưa bé tái khám.
Có nên cho bé đi nhà trẻ không?
Bạn hãy hỏi xem trường học có biện pháp chăm sóc đặc biệt đối với các bé bị nấm da không. Nêu bé đã bôi thuốc, bé vẫn có thể đi học bình thường.
Phòng ngừa bệnh nấm da
Bạn có thể thực hiện một số cách sau để giảm nguy cơ mắc bệnh nấm da:
Hạn chế cho bé đổ mồ hôi quá nhiều (ví dụ như không mặc quá nhiều quần áo cho bé).
- Cho bé mang dép khi đi ra ngoài.
- Đừng để bé dùng chung những vật dụng cá nhân như khăn tắm, lược, gối, quần áo với người khác.
- Kiểm tra vật nuôi thường xuyên để xem chúng có bị nấm da hay không. Nếu có, hãy đưa chúng đến bác sĩ thú y khám. Thậm chí, nếu vật nuôi của bạn không bị nấm nhưng bé lại bị, bạn vẫn nên đưa vật nuôi đến bác sĩ thú ý để kiểm tra.
- Nếu các thành viên trong gia đình bị nấm, hãy điều trị ngay lập tức.
Qua những chia sẻ trên, hy vọng bạn đã có thêm một số thông tin hữu ích về bệnh nấm da. Mặc dù bệnh này gây khó chịu cho trẻ nhỏ nhưng không quá nguy hiểm, nên bạn không cần lo lắng.
>>>>>Xem thêm: Tăng tiết nước bọt khi mang thai có sao không? Mẹ nên làm thế nào?